@HỌC TỐT
Câu 1:
- Đoạn thơ trên trích trong bài thơ "Quê hương".
- Tác giả: Tế Hanh.
- Đôi nét về tác giả:
+ Tế Hanh (1921-2009). Tên khai sinh: Trần Tế Hanh.
+ Quê: Quảng Ngãi - nơi có con sông Trà Bồng uốn lượn quanh.
+ Xuất hiện trong phong trào "thơ mới" ở chặng cuối với những bài thơ mang nỗi buồn da diết, đặc biệt là tình yêu quê hương tha thiết.
+ Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (1996).
- Đôi nét về tác phẩm:
+ Viết 1939 khi tác giả xa quê học tập ở Huế.
+ In trong tập "Nghẹn ngào" (1939) sau in lại trong tập "Hoa Nến" (1945).
Câu 2:
- Thể thơ: 8 chữ - gồm nhiều khổ, gieo vần liền, âm điệu đều đặn nhịp nhàng.
- PTBĐ: biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả.
Câu 3:
- Bài thơ có chung chủ đề với bài thơ mang đoạn trích trên: "Quê hương" - Đỗ Trung Quân.
Câu 4:
"Chiếc thuyền im bến mỏi về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ"
- BPNT được sử dụng: nhân hoá, ẩn dụ.
- Tác dụng:
+ Tạo ra cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn, gợi cảm, độc đáo, mới lạ.
+ Nghệ thuật nhân hoá "im, mỏi, nằm" giúp cho con thuyền vô tri vô giác hiện ra như một con người. Giống như thành viên của làng chài sau chuyến ra khơi vất vả, nó được nghỉ ngơi, thư giãn, lắng nghe: chất muối thầm dần trong thớ vỏ.
+ Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, nhân hoá "nghe" giúp người đọc cảm nhận cũng giống như người dân chài, con thuyền cũng thấm đẫm hương vị mặn mòi của biển khơi, cũng có linh hồn, trở thành một vật thể sống có những cảm nhận thật tinh tế.
+ Thể hiện tài quan sát, trí tưởng tượng phong phú, tình yêu quê hương tha thiết của nhà văn Tế Hanh.