Bài lm nek
Nhớ vote cho mk 5 sao nhá 😉 và cho mk ctlhn nữa nha!
Câu 5.
a. Thế nào là dùng cụm C - V để mở rộng câu?
-Dùng cụm C - V để mở rộng câu là khi nói hoặc viết, có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu.
b. Các trường hợp dùng cụm C - V để mở rộng câu.
-Cụm C - V làm thành phần chủ ngữ
-Cụm C - V làm thành phần vị ngữ
-Cụm C - V làm phụ ngữ trong cụm danh từ
-Cụm C - V làm phụ ngữ trong cụm động từ
-Cụm C - V làm phụ ngữ trong cụm tính từ.
Câu 6.
(Phần phân tích cấu tạo ngữ pháp:
-Chủ ngữ: in đậm
-Vị ngữ: gạch chân)
a.
-Phân tích cấu tạo ngữ pháp:
Chiếc cặp sách của bạn Nam quai đã sờn.
-Cụm C - V: "quai đã sờn"
-> Vai trò: làm thành phần vị ngữ trong câu.
b.
-Phân tích cấu tạo ngữ pháp:
Cả lớp đã làm xong bài tập thầy giáo vừa ra.
-Cụm C - V: "thầy giáo vừa ra"
-> Vai trò: làm phụ ngữ cho cụm danh từ "bài tập"
c.
-Phân tích cấu tạo ngữ pháp:
Bạn ấy tiến bộ làm cả nhà đều vui.
-Có hai cụm C - V:
+Cụm thứ nhất: "bạn ấy tiến bộ"
-> Vai trò: làm chủ ngữ trong câu
+Cụm thứ hai: "cả nhà đều vui"
-> Vai trò: làm phụ ngữ cho động từ "làm"
d.
-Phân tích cấu tạo ngữ pháp:
Những đám mây trắng nhỏ sà xuống ô tô tạo nên một cảm giác bồng bềnh, huyền ảo.
-Có hai cụm C - V:
+Cụm thứ nhất: "những đám mây trắng nhỏ sà xuống ô tô"
-> Vai trò: làm chủ ngữ trong câu
+Cụm thứ hai: "một cảm giác bồng bềnh, huyền ảo"
-> Vai trò: làm phụ nữ cho cụm động từ "tạo nên"
e.
-Phân tích cấu tạo ngữ pháp:
Khi các cô gái Vòng đỗ gánh, giở từng lớp lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm sạch sẽ và tinh khiết.
-Có 3 cụm C - V:
+Cụm thứ nhất: "các cô gái Vòng đỗ gánh, giở từng lớp lá sen"
-> Vai trò: làm phụ ngữ cho cụm danh từ "khi"
+Cụm thứ hai: "chúng ta thấy"
-> Vai trò: làm chủ ngữ trong câu
+Cụm thứ ba: "từng lá cốm sạch sẽ và tinh khiết"
-> Vai trò: làm phụ ngữ cho cụm động từ "hiện ra"
h.
-Phân tích cấu tạo ngữ pháp:
Em nào đạt thành tích cao trong đợt này sẽ được nhà trường khen thưởng.
-Có hai cụm C - V:
+Cụm thứ nhất: "em nào đạt thành tích cao trong đợt này"
-> Vai trò: làm chủ ngữ trong câu
+Cụm thứ hai: "nhà trường khen thưởng"
-> Vai trò: làm phụ ngữ cho động từ "được"
Câu 7.
a. Khái niệm, ví dụ
-Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động)
VD: Nhà trường khen thưởng em.
-Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động)
VD: Em được nhà trường khen thưởng.
b. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ví dụ minh họa.
-Lấy ví dụ minh họa với câu chủ động:
Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào.
-Có hai cách chuyển đổi:
+Cách thứ nhất: Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ "bị" hay "được" và sau từ (cụm từ) ấy
-> VD: Con ngựa bạch được chàng kị sĩ buộc bên gốc đào.
+Cách thứ hai: Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
-> VD: Con ngựa bạch được buộc bên gốc đào.
Câu 8.
-Các câu chủ động: b, e, i
-Các câu bị động: a, d, g
-Các câu bình thường: c, h
Câu 9.
a. (2 cách)
-Cái áo được may xong rồi.
-Cái áo được công nhân may xong rồi.
b. (2 cách)
-Con dao được buộc vào lưng con búp bê lớn rồi đặt ở đầu giường tôi.
-Con dao được em buộc vào lưng con búp bê lớn rồi đặt ở đầu giường tôi.
c. (2 cách)
-Tất cả hàng này được sản xuất vào năm 2000.
-Tất cả hàng này được người ta sản xuất vào năm 2000.
d. (2 cách)
-Khu vườn bị phá nát.
-Khu vườn bị bão phá nát.
Câu 10.
-Công dụng của dấu chấm lửng:
+Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
+Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
+Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
-Công dụng của dấu chấm phẩy:
+Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
+Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
-Công dụng của dấu gạch ngang:
+Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
+Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
+Nối các từ nằm trong một liên danh.
Câu 11.
a.
-Dấu gạch ngang đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
-Dấu chấm lửng dùng để thể hiện chỗ lời nói ngập ngừng, ngắt quãng.
b. Dấu chấm phẩy dùng để đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
c.
-Dấu gạch ngang thứ nhất dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
-Dấu gạch ngang thứ hai dùng để đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
d. Dấu gạch ngang dùng để nối các từ nằm trong một liên danh.
e. Tất cả các dấu chấm phẩy đều dùng để đánh dấu ranh giới giữa các vế của câu ghép có cấu tạo phức tạp.