Cứđến ngày này, ngày Nhà giáo Việt Nam thiêng liêng 20/11, lòng tôi lại đau đớn nhớđến cái ngày đó..., cũng là ngày Nhà giáo Việt Nam nhưng là ngày tôi nhận được tin cô giáo chủnhiệm kính yêu của tôi, người cô mà tôi chưa kịp xin lỗi, đã ra đi mãi mãi.Năm ấy tôi học lớp 7, cô giáo chủnhiệm của tôi, người cô mà tôi hằng kính trọng bằng cảtrái tim, cô chỉcó bốn mươi mấy tuổi. Bốn mươi mấy ấy nhỉ? Tôi cũng không nhớnữa, chỉnhớcô có một khuôn mặt hiền hậu và sựdịu dàng cùng tấm lòng bao dung rất lớn. Cô luôn luôn truyền cho chúng tôi những tình cảm tốt đẹp nhất, khai sáng tâm hồn chúng tôi. Cô còn rất tận tình giúp đỡnhững bạn học kém và luôn động viên tất cảhọc sinh phải nỗlực hơn nữa. Có lẽvì vậy mà trong cảhọc kỳmột, tôi luôn là một học sinh xuất sắc của lớp. Đó là vì, như bao bạn học sinh khác, tôi luôn có cô ởbên, cô giáo Hoài Thương của chúng tôi.Nhưng mọi chuyện đều có thểxảy ra. Bước qua học kỳhai, cô thường xuyên nghỉdạy vì bịbệnh tim. Tôi không còn được nhận những sựchỉdạy của cô nên càng ngày tôi càng sút kém trong học tập. Cứtừtừ, từtừ, tôi mất dần đi những kiến thức căn bản nhất. Tôi cảm thấy chán nản, không còn coi trọng việc học nữa. Và rồi, cái ngày ấy đã đến, cái ngày tôi trượt vào lỗi lầm không thểquên.Hôm ấy, tôi bình thản bước vào trường thì gặp mấy cậu bạn học cũ. (Chúng tôi cùnghọc một lớp tiểu học với nhau, giờcùng học một trường cấp hai, nhưng chúng học khác lớp tôi). Vừa thấy tôi, chúng liền hỏi:_ Minh, đi chơi không? Tụi này bao cho!Tôi ngỡngàng:_ Đi chơi ởđâu? Thôi, đi thì phải cúp học ởtrường mất. Nghỉhọc, tớsợlắm!_ Chơi điện tửchứđâu! Lâu lâu cúp học một buổi có sao đâu nào!Mấy đứa bạn xúm vào thuyết phục. Lúc này trong đầu tôi bao nhiêu suy nghĩ đối chọi nhau: “Thôi, lâu lâu đi có sao đâu!”, “Đi mà ba biết thếnào cũng no đòn cho xem!” Hai ý nghĩ ấy cứcấu xé nhau làm đầu tôi như muốn vỡtung ra. Nhưng rồi cuối cùng tôi cũng nghe theo lời thuyết phục hấp dẫn của mấy đứa bạn. Cảngày hôm đó, tôi đi chơi rất vui vẻ. Hình ảnh của cô, của ba, của lớp học,... tất cảđều tan biến hết. Tôi không còn thời gian đểnghĩ đến hậu quảcủa sựviệc. Nhưng niềm vui không kéo dài được bao lâu. Ngày hôm sau, vừa vào lớp, cô đã gọi tôi lên đểhỏi tại sao nghỉhọc ngày hôm qua. Lúc đó tôi rất sợhãi, tim đập thình thịch, tưởng chừng như muốn vỡtung trong lồng ngực. Dù rất sợ, tôi vẫn cốbình thản trảlời cô là nhà có việc bận nên nghỉ. Lúc đó, đôi mắt nhỏbé của tôi nhìn vào mắt cô, tôi có thểcảm nhận được điều gì đó rất lạtrong mắt cô. Linh cảm cho tôi biết là cô đã biết rằng tôi nói dối. Và rồi cảngày hôm sau, tôi cứbịám ảnhmãi vềnhững điều cô nói. Tôi tựhỏi mình trảlời cô thếcó đúng không và có ổn không. Nhưng rồi tôi tặc lưỡi: “Mọi việc đã qua rồi, hãy cứđểnó qua đi, đằng nào cô cũng đâu có truy cứu.” Những ý nghĩ ấy đã giúp tôi cảm thấy bình tĩnh hơn. Rồi chuyện gì đến thì nó phải đến. Cuối giờ, cô yêu cầu tôi viết một bản tường trình vềviệc nghỉhọc của mình và đưa cho phụhuynh ký. Tôi lạnh hết cảxương sống khi nghĩ đến trận đòn nhừtửcủa ba mẹnếu biết mình trốn học. Biết làm sao bây giờ? Một ý nghĩ đen tối và liều lĩnh lóe lên trong đầu tôi: “Phải giảchữký thôi, chỉcó giảchữký mới may ra thoát được nạn này.” Đâm lao thì phải theo lao! Nghĩ sao làm vậy, ngay tối hôm đó, tôi chẳng còn tâm trí đâu mà học. Gài thật chặt cửa phòng, tôi loay hoay ngồi tập chữký của ba. Cuối cùng thì tôi cũng thành công, nói đúng hơn là chỉthành công dưới con mắt nhỏbé của tôi. Điều đó được chứng minh khi tôi đưa bản tường trình cho cô. Lúc nhìn thấy bản tường trình, đôi mày cô cau lại, những vết hằng trên trán cũng sâu hơn. Cô từtừđặt bản tường trình xuống và nhìn tôi:_ Minh, đây có phải là chữký của ba em không?Câu hỏi của cô khiến hơi thởcủa tôi nóng lên, sống mũi của tôi cay cay, nước mắt tôi chỉchực ùa ra. Tôi chỉmuốn nói thật to với cô rằng: “Cô ơi, em biết lỗi của em rồi!” Nhưng tôi đã kịp nén lại. Nếu tôi khóc tức là tôi đã nhận mình có lỗi. Tôi mà nhậnlỗi với cô thì sau đó chắc chắn sẽlà một trận đòn của ba. Lấy hết can đảm, tôi từtừngước nhìn cô. Khuôn mặt của cô khi ấy ánh lên một niềm hy vọng nào đó, chắc là cô đang rất hy vọng tôi sẽtrảlời thành thật._ Thưa cô, đây... đây chính là chữký của baem!Khuôn mặt đầy hy vọng, chờđợi của cô như tan biến, nhường chỗcho sựthất vọng đang lộrõ trong đôi mắt cô. Càng nhìn đôi mắt ấy, tôi lại càng đau đớn, nhưng tôi vẫn không đủcan đảm đểnói ra sựthật.Cô nhẹnhàng:_ Thôi được rồi, em vềchỗđi!Vừanghe câu đó, tôi cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều. Nhưng sựyên tâm đó chẳng kéo dài được lâu. Chiều đó, cô nói tôi mời phụhuynh vào cho cô gặp. Bấy giờ, tôi mới “hồn lìa khỏi xác”. Chân tay tôi như rời ra từng mảnh, tôi không còn đủsức lực đểbước ra khỏi cánh cửa kia, đểmời ba tôi vào. Nhưng tôi thật sựkhông còn lựa chọn nào khác.Ba và cô đã nói chuyện gần mười lăm phút rồi. Chỉcó gần mười lăm phút nhưng tôi cảm tưởng như đã vài tiếng trôi qua vậy. Tôi đứng ngồi không yên, thấp thỏm, sợhãi đến khôn cùng. Cuối cùng, ba tôi cũng bước ra. Ba không nói gì cả, không la cũng chẳng mắng. Khuôn mặt ba trông rất buồn. Ba lặng đi, nhìn tôi một lát rồi nói:_ Con hãy suy nghĩ vềnhững việc làm của mình đi. Ba bất ngờvà buồn vềcon quá!Suốt đêm hôm ấy, tôi không tài nào chợp mắt được. Việc tôi gây ra làm không khí cảnhà buồn bã, trầm lặng hẳn. Tôi cứsuy nghĩ, suy nghĩ mãi. Càng nghĩ tôi càng thấy ăn năn, hối hận. Ba ơi, giá mà ba đánh con thật đau! Cô ơi, giá mà cô mắng con thật nhiều! Nếu được như thếthì con không phải day dứt, ân hận thếnày. Ba mẹvà cô đã tin con nhiều đến thế, vậy mà con lại... Ngày mai, ngày 20/11, tôi sẽnói với cô rằng: “Cô ơi, em xin lỗi cô nhiều lắm!”Rồi một đêm dài đầy mệt mỏi và dằn dặt cũng qua đi. Ánh bình minh đã ló dạng, tôi bước vào trường nhưng trong lòng vẫn cảm thấy nặng nềvì chưa nói được lời xin lỗi cô. Thếrồi, tôi đâu có ngờchính sáng hôm ấy, buổi sáng mà người học trò đầy mặc cảm tội lỗi như tôi mong chờđược gặp cô đểnói lời xin lỗi bằng cảtấm lòng, thì một tin sétđánh đã xé nát lòng tôi. Đêm hôm qua, cô tôi đã ra đi. Một cơn đau tim đột ngột đã cướp đi mạng sống của cô tôi, khiến cô vĩnh viễn không bao giờcó thểnghe tôi nói lời xin lỗi được nữa.