Câu hỏi:
Câu 1: Tại sao quân Nam Hán lại xâm lược nước ta lần thứ hai ?
Câu 2: Trình bày diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng ?
Câu 3: Nhà sử học Lê Văn Lưu đã đánh giá công lao của Ngô Quyền như thế nào ? Trả lời: Câu 1: Sau lần thất bại đầu tiên này Nha Nam Hán vẫn chưa muốn bỏ mục đích xâm lược nước ta. Sau khi đánh bại Nam Hán xâm lược Dương Đình Nghệ ra sức củng cố và xây dựng đất nước nhưng ông lại bị một nha tướng của mình là KIều Công Tiễn giết hại đẻ đoạt quyên bính. Trước hành động giết chủ của Kiều Công Tiễn nhân dân ta vô cùng căm phẫn trong đó có Ngô Quyền. Ngô Quyền đã thay mặt dân tộc trưng trị KIều Công Tiễn ông đã dẫn quân từ Châu Hoan, Châu Ái ( vùng Ngệ An-Thanh Hoá) ra Giao châu trị tội Kiều Công Tiễn. Trước tình hình này vì sợ không phải là đối thủ của Ngô Quyền, Kiều Công Tiễn đã đem vàng bạc châu báu cầu viện nhà Nam Hán. Nhân cơ hội này Nam Hán đã mượn cớ xâm lươc nước ta lần thứ hai. Như vậy nhà Nam Hán thực hiện xâm lược nước ta lần hai với nguyên cớ là giúp Kiều công Tiễn đối phó với Ngô Quyền nhưng mục đích của nhà Nam Hán xâm lựoc nước ta lần này là muốn biên nước ta thành một bộ phận đất đai của chúng và trả thù cho thất bại trong lần xâm lược lần thứ nhất.
Câu 2: -Cuối năm 938,đoàn thuyền do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta theo cửa sông Bạch Đằng -Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử địch lúc thủy triều lên -Quân Nam Hán không hề hay biết nên dốc sức đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm -Lúc thủy triều xuống,bãi cọc ngầm dần nhô lên,thuyền địch vướng vào bãi cọc -Quân ta dốc toàn lực đánh quật trở lại,quân mai phục 2 bên bờ cũng xông ra đánh trả địch -Quân Nam Hán sợ hãi định rút chạy nhưng vướng bãi cọc,nhiều cái bị vỡ và đắm\(\rightarrow\)thiệt hại đến quá nửa,Hoằng Tháo tử trận -Quân ta hoàn toàn thắng lợi -Vua Nam Hán nghe tin con bại trận vội vàng rút quân về nước
Câu 3: Nhà sử học Lê Văn Hưu đánh giá công lao của Ngô Quyền như sau:
- Quân của Ngô Quyền nhỏ mà đánh lại được trăm vạn quân lớn của Lưu Hoằng Tháo.
- Một cơn giận làm yên được dân.
- Mưu giỏi mà đánh cũng giỏi.
- Nối lại được chính thống của nước Việt ngõ hầu.
- Tận dụng được vị trí của sông Bạch Đằng.
- Huy động được dân
“Tiền Ngô vương có thể lấy quân mới nhóm hợp của đất Việt ta mà phá được trăm vạn quân Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương làm cho người phương Bắc không dám sang nữa. Có thể bảo là một cơn giận mà yên được dân, mưu cũng giỏi mà đánh cũng giỏi vậy. Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi hoàng đế và đổi niên hiệu nhưng mà chính thống của nước Việt ngõ hầu đã nối lại được.” |