Cái này cô giáo dạy mình ghi trong vở ạ :)
Tình hình kinh tế nước ta thế kỉ XVI-XVIII:
*Nông nghiệp:
+Đàng Trong:
-Chính quyền họ Nguyễn biết quan tâm đến kinh tế nông nghiệp của nhân dân: Biết đắp đê ngăn lũ, thường xuyên làm thủy lợi, ra sức khai hoang.
-Cung cấp nông cụ, lương ăn, thành lập làng ấp.
↔Nông nghiệp phát triển rất cao, đời sống nhân dân ổn định.
+Đàng Ngoài:
-Chính quyền họ Trịnh thì lại không quan tâm đến kinh tế nông nghiệp của nhân dân.
-Không hề quan tâm đến thủy lợi và tổ chức khai hoang.
-Vua và quan ăn chơi sa đọa, hà hiếp bóc lột nhân dân.Nhân dân không có ruộng đất phải đi làm thuê; cuộc sống khổ cực.
↔Nông nghiệp ngưng trệ
*Thủ công nghiệp:
-Tk XVII xuất hiện thêm nhiều làng thủ công mới nổi tiếng như:gốm Thổ Hà(Bắc Giang), La Khê(Hà Tây),.....
-Dệt:La Khê(Hà Tây)
-Rèn sắt:Nho Lâm(Nghệ An), Hiền Lương, Phú Bài(Huế),...
-Các làng đường mía ở Quảng Nam, Quảng Ngãi,....
*Thương nghiệp:
-Buôn bán phát triển, các vùng đồng bằng ven biển đều có chợ và phố, xã.
-Xuất hiện thêm một số đô thị:
+Ở Đàng Ngoài:bên cạnh Thăng Long còn có Phố Hiến(Hưng Yên).
+Ở Đàng Trong: Thanh Hà(Huế), Hội an(Quảng Nam), Gia Định(Tp. HCM)
-Trong tk XVII các thương nhân châu Á, châu Âu thường đến Phố Hiến, Hội an buôn bán tấp nập.
-Đến tk XVII, thi hành chính sách hạn chế ngoại thương↔các đô thị xuy tàn dần.
Tình hình văn hoá nước ta thế kỉ XVI-XVIII
*Tôn giáo
-Nho giáo vẫn là nội dung thi cử, học tập nhưng sút kém hơn.
-Phật giáo và đạo giáo phục hồi và phát triển.
-Thiên Chúa: Năm 1533 bắt đầu xuất hiện ở nước ta do các giáo sĩ ở phương Tây truyền vào.
*Sự ra đời của chữ Quốc ngữ
-Thế kỉ XVII, một số giáo sĩ phương Tây dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt
→Chữ Quốc ngữ ra đời
Đây là chữ viết khoa học, tiện lợi, sáng tạo, dễ phổ biến.
*Văn học
-Văn học chữ Hán chiếm ưu thế.
- Văn học chữ Nôm phát triển mạnh
-Tiêu biểu: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Khoan…..
Nội dung: Ca ngợi hạnh phúc con người, tố cáo những sự bất công, tội ác trong xã hội.
-Văn học dân gian rất phát triển với nhiều thể loại phong phú.
*Nghệ thuật
-Điêu khắc: nét chạm trổ uyển truyển, đơn giản, dứt khoát.
-Nghệ thuật sân khẩu: hát chèo, tuồng, ả đào,...
-Múa đèn, múa trên dây phát triển.