I. AXIT - BAZƠ

II. MUỐI

1. Định nghĩa

- Muối là hợp chất khi tan trong nước điện li ra các cation kim loại hoặc cation $NH_{4}^{+}$ và anion gốc axit.

Ví dụ: $KN{{O}_{3}}\,\,\xrightarrow[{}]{}\,{{K}^{+}}+\,\,N{{O}_{3}}^{-}$

$N{{H}_{4}}Cl\xrightarrow[{}]{}N{{H}_{4}}^{+}+N{{O}_{3}}^{-}$

2. Phân loại

Muối trung hòa là muối có anion gốc axit không còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+.

Ví dụ:  NaCl, CaSO4, K2CO3, NH4NO3

- Muối axit là muối có anion gốc axit còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+.

Ví dụ:  NaHSO3, Ca(HSO4)2, KH2PO4,…

Chú ý: Trong gốc axit của một số muối Na2HPO3, NaH2PO3 vẫn còn hiđro, nhưng là muối trung hòa vì các hiđro đó không có tính axit (không phân li ra H+)

III. CHẤT LƯỠNG TÍNH

- Chất lưỡng tính là chất vừa có tính axit, vừa có tính bazơ

Hiđroxit lưỡng tính: Zn(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3,…

+ Oxit lưỡng tính: Al2O3, ZnO, Cr2O3,…

+ Muối axit của gốc axit yếu: NaHCO3, NaHS, NaHSO3, Na2HPO4, NaH2PO4

+ Muối của axit yếu và bazơ yếu: (NH4)2CO3, CH3COONH4,…

Chú ý: Chất lưỡng tính khi phản ứng với axit, bazơ không thay đổi số oxi hóa (chỉ là quá trình nhường nhận proton, không có sự trao đổi electron). Do đó, Zn, Al phản ứng với axit, bazơ nhưng không phải chất lưỡng tính vì Al, Zn thay đổi số oxi hóa trong phản ứng

IV. SỰ THỦY PHÂN MUỐI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA MUỐI

Do một số anion của axit yếu có khả năng thủy phân trong nước tạo muối trường bazơ, cation của bazơ yếu có khả năng thủy phân trong nước  tạo muối trường axit => thay đổi tính chất của môi trường.

- Dung dịch muối tạo từ bazơ mạnh và axit mạnh => chất trung tính  => môi trường trung tính.

- Dung dịch muối tạo từ bazơ mạnh và axit yếu => chất có tính bazơ  => môi trường bazơ.

- Dung dịch muối tạo từ bazơ yếu và axit mạnh => môi trường axit.

- Dung dịch muối tạo từ bazơ yếu và axit yếu => một số không tồn tại trong dung dịch như (Al2S3, Fe2(CO3)3…)  số còn lại (chất lưỡng tính) => tùy thuộc vào bản chất các ion mà có thể tạo môi trường khác nhau.

Bài viết gợi ý: