XÂY DỰNG BÀI HỌC MÔN NGỮ VĂN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
BÀI HỌC THEO CHỦ ĐỀ : KỊCH ( LỚP 11)
( 05 TIẾT )
Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết
Kĩ năng đọc hiểu kịch ( chương trình văn 11)
Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề bài học
Gồm các văn bản kịch: Tình yêu và thù hận ( Trích Rô-mê-ô và Giu- li-ét – U. Sếch xpia); Vĩnh biệt Cửu trùng đài ( Trích Vũ Như Tô – Nguyễn Huy Tưởng
Tích hợp các bài: Một số thể loại văn học : Kịch, nghị luận.
Bước 3: Xác định mục tiêu bài học
Kiến thức
Kĩ năng
+ Nhận diện, phân tích và đánh giá xung đột kịch, cách giải quyết xung đột kịch
+ Nhận diện, phân tích và đánh giá đặc sắc của ngôn ngữ kịch và hành động kịch
+ Nhận diện và phân tích đánh giá nhân vật kịch
Thái độ
Bước 4 Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/bài tập/ có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học.
Mức độ nhận biết | Mức độ thông hiểu | Mức độ vận dụng và vận dụng cao |
Nêu những nét chính về tác giả. | Chỉ ra biểu hiện về con người tác giả được thể hiện trong văn bản ? | Tác phẩm giúp em hiểu thêm gì về tác giả ? |
Tác phẩm được sáng tác trong hoàn cảnh nào? | Tác động của hoàn cảnh ra đời đến việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm là gì ? | Nếu ở vào hoàn cảnh tương tự của tác giả, em sẽ làm gì ? |
Tác phẩm được viết theo thể loại nào ? | Chỉ ra những đặc điểm về thể loại, bố cục của văn bản kịch. | Em thấy bố cục của văn bản có hợp lí không ? Vì sao ? |
Xác định vị trí của đoạn trích trong trong tác phẩm. | Chỉ ra tầm quan trọng của vị trí đoạn trích trong tác phẩm. | Em thấy lựa chọn đoạn trích này để học có xác đáng không ? Nếu được lựa chọn 01 đoạn trích thì em lựa chọn đoạn nào ? Vì sao ? |
Xác định mâu thuẫn, xung đột chính trong trong văn bản kịch ? | Chỉ ra diễn biến xung đột kịch thông qua lời thoại, hành động, đặc điểm , tính cách và mối quan hệ tác động lẫn nhau của các nhân vật. | Nhận xét về lời thoại, hành động kịch, diễn tiến và kết quả của từng xung đột kịch. |
Nhân vật chính trong văn bản là ai ? | – Nêu cảm xúc, tâm trạng, tính cách nhân vật bộc lộ trong các bước của xung đột kịch. – Khái quát chung về tính cách của nhân vật kịch. | Em có nhận xét gì về tính cách của các nhân vật kịch trong văn bản ? |
Đoạn trích xây dựng những hình tượng nghệ thuật nào? | Phân tích những đặc điểm của hình tượng nghệ thuật đó. Hình tượng nghệ thuật giúp nhà viết kịch thể hiện cái nhìn về cuộc sống và con người như thế nào? | Theo em, sức hấp dẫn của hình tượng nghệ thuật đó là gì? |
Tư tưởng của tác giả được thể hiện như thế nào trong đoạn trích? | Lí giải tư tưởng của tác giả trong đoạn trích này. | Em có nhận xét gì về tư tưởng/quan điểm của tác giả trong đoạn trích |
- Bước 5: Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả.
- a) Tình yêu và thù hận ( Trích Rô- mê-ô và Giu –li-ét của Sêch- xpia)
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng |
Nêu những nét chính về tác giả Sếch-xpia. Văn bản viết trong hoàn cảnh nào ? Văn bản được viết theo thể loại nào ? Văn bản có vị trí nào trong tác phẩm ? Xung đột chính của đoạn trích là gì ? Nhân vật chính trong đoạn trích là ai ? Những hình tượng nghệ thuật nào được thể hiện trong đoạn trích ? Tư tưởng tác giả thể hiện như thế nào trong đoạn trích ? | – Sếch-xpia là người như thế nào ? – Em hiểu thời đại Phục hưng như thế nào ? Điều đó được thể hiện như thế nào trong văn bản ? – Chỉ ra được những đặc điểm của bố cục. – Đoạn trích có tầm quan trọng như thế nào trong tác phẩm ? – Diễn biến của xung đột ra sao qua lời thoại, hành động,… – Cảm xúc, tâm trạng tính cách nhân vật được thể hiện như thế nào qua diễn biến xung đột ? – Hình tượng nghệ thuật đó được biểu hiện ra sao ? – Qua hình tượng nghệ thuật đó, nhà văn thể hiện cái nhìn như thế nào về cuộc sống và con người ? – Em hãy lí giải tư tưởng tác giả ? | – Văn bản giúp em hiểu thêm điều gì về tác giả ? – Nếu ở vào hoàn cảnh như tác giả, em sẽ làm gì ? – Nhận xét về sự hợp lí của bố cục trong việc thể hiện tư tưởng của tác giả. – Ngoài đoạn trích em yêu thích đoạn trích nào khác ? tại sao ? – Xung đột có ý nghĩa như thế nào ? – Em hiểu gì về nhân vật ? – Hình tượng nghệ thuật đó có sức hấp dẫn với em không ? Vì sao ? – Tư tưởng, quan điểm tác giả giúp em hiểu gì về cuộc sống, con người ? |
Văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng |
– Trình bày những nét chính về tác giả Nguyễn Huy Tưởng | – Em hiểu như thế nào về quan niệm của Nguyễn Huy Tưởng: Người không biết lịch sử nước nhà là một con trâu đi cày ruộng. Cày với ai cũng được mà cày ruộng nào cũng được.? | – Em có đồng tình với quan niệm sáng tác của tác giả không? Quan niệm đó đến nay còn đúng không? – Nhận xét về Nguyễn Huy Tưởng, Nguyên An đã từng viết: “Nếu không có Nguyễn Huy Tưởng, văn đàn Việt Nam hiện đại, nhất là ở mảng lịch sử – truyền thống sẽ vơi đi sự bề thế, vẻ kì vĩ, tráng lệ và chất bi thương hào hùng… Ông đã gánh việc mở đầu một cách đích đáng cho dòng văn chương viết về truyền thống…”. Em hãy sáng tỏ ý kiến trên. |
Văn bản được sáng tác trong hoàn cảnh nào? | Văn bản nhắc đến thời gian lịch sử nào? Em hiểu gì về giai đoạn lịch sử đó? | Viết một đoạn văn thuyết minh về văn hóa lịch sử thế kỉ |
Xác định thể loại của văn bản | Nêu một số đặc trưng của kịch | Có ý kiến cho rằng: văn bản thuộc thể bi kịch. Ý kiến khác lại khẳng định: văn bản là kịch lịch sử. Ý kiến của em? |
Tóm tắt tác phẩm theo từng chặng | Văn bản có những mâu thuẫn cơ bản nào? Mối quan hệ giữa những mâu thuẫn đó. | – Nhận xét về ý nghĩa của mâu thuẫn? Nếu là tác giả, em có khai thác những mâu thuẫn đó không? Vì sao? – Viết một đoạn văn phân tích sự phát triển của mâu thuẫn trong vở kịch |
– Chỉ ra những tuyến nhân vật chính trong văn bản? | – Mối quan hệ giữa các nhân vật đó | – Vẽ sơ đồ tư duy tái hiện hệ thống nhân vật và mối quan hệ giữa các nhân vật trong văn bản |
– Tìm những chi tiết miêu tả nhân vật Vũ Như Tô? | – Nhận xét về đặc điểm nhân vật? | – Bi kịch của Vũ Như Tô là bi kịch gì? – So sánh bi kịch của Vũ Như Tô với bi kịch của nhân vật Hộ? |
– Tìm những chit tiết miêu tả nhân vật Đan Thiềm? | – Đan Thiềm có tâm trạng như thế nào? | – Vẻ đẹp tâm hồn của Đan Thiềm? – So sánh nhân vật Đan Thiềm với các cung nữ khác? |
– Vở kịch kết thúc như thế nào? | – Thông điệp của văn bản là gì? | – Suy nghĩ của em về lời đề từ của tác phẩm? – Thông điệp được gửi gắm trong văn bản còn phù hợp với hiện tại không? Quan điểm của riêng em? |
Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
CHUYÊN ĐỀ VĂN HỌC : KỊCH TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11
Kết quả cần đạt
Kiến thức
Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm kịch trong chương trình Ngữ văn lớp 11
Đặc điểm cơ bản của kịch
Kĩ năng
+ Nhận diện, phân tích và đánh giá xung đột kịch, cách giải quyết xung đột kịch
+ Nhận diện, phân tích và đánh giá đặc sắc của ngôn ngữ kịch và hành động kịch
+ Nhận diện và phân tích đánh giá nhân vật kịch
Thái độ
Các năng lực cần hướng tới hình thành cho học sinh:
– Năng lực thu thập, xử lí thông tin liên quan đến văn bản (lịch sử – xã hội văn hóa; về tác giả và văn bản).
– Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản
– Năng lực đọc hiểu văn bản kịch hiện đại theo đặc trưng thể loại.
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.
– Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Chuẩn bị của giáo viên
Giáo án/ thiết kế bài học cho 5 tiết học.
Các Slides trình chiếu ( nếu có)
Các phiếu học tập, bao gồm: các bài tập dùng để kiểm tra đánh giá học sinh trong quá trình đọc hiểu.
Dự kiến : tiết 1: Tìm hiểu chung về thể loại kịch; tiết 2+3: đọc hiểu Tình yêu và thù hận; tiết 4+5: Đọc hiểu Vĩnh biệt Cửu trùng đài.
Chuẩn bị của học sinh.
Đọc trước bài học ở nhà.
Ghi tên các tác phẩm kịch đã học ở THCS, phân loại các tác phẩm đó theo giai đoạn sáng tác, đề tài, thể loại, khuynh hướng sáng tác.
Chia lớp làm 4 nhóm học tập, phân công nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình…
Tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung cần đạt |
I.Hoạt động 1- Khởi động – GV chia lớp học thành 4 nhóm tham gia trò chơi: Tìm hiểu về các tác phẩm kịch trong chương trình THCS và THPT mà em biết Nội dung: Kể tên các tác phẩm kịch đã được đọc trong chương trình Ngữ văn THCS và THPT Cách chơi: Trong vòng 5 phút, mỗi nhóm kể tên các tác phẩm kịch đã học trong chương trình THCS và THPT? Cho học sinh xem trích đoạn kịch Rô mê ô và Giu li ét. | HS nêu đúng tên các tác phẩm kịch. Ở lớp 8 trích: “Ông Giuốc đanh mặc lễ phục”-trong vở hài kịch của Môlie “Trưởng giả học làm sang”; Ở lớp 9 là 2 đoạn trích của hai vở kịch nói hiện đại “Bắc Sơn” của Nguyễn Huy Tưởng, “Tôi và chúng ta” của Lưu Quang Vũ. |
II. II. Hoạt động 2- Hình thành kiến thức (GV hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản “Tình yêu và thù hận” – Trích “Rô mê ô và Giu li ét” U. Sechxpia , Vĩnh biệt Cửu trùng đài – Nguyễn Huy Tưởng, Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận. | |
1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về văn bản “Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận” GV yêu cầu học sinh đọc phần I của văn bản trang 109,110 SGK Ngữ văn 11 tập 2 để thực hiện các yêu cầu sau: V. Nội dung của phần I. VI. Nêu khái niệm về thể loại kịch và đặc điểm của thể loại kịch. VII. Yêu cầu của việc đọc kịch bản văn học. | 1.Tìm hiểu chung về thể loại kịch. a. Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, có sự tham gia của nhiều người: đạo diễn, diễn viên, hoạ sĩ, nhạc công, vũ đạo, ca sĩ, kĩ thuật âm thanh, ánh sáng, ghi hình…(trong đó 3 đối tượng quan trọng nhất là kịch bản, đạo diễn và diễn viên). b. Đặc trưng – Đối tượng phản ánh của kịch là những mâu thuẫn xung đột trong đời sống xã hội và con người – xung đột kịch. – Xung đột kịch có vai trò quan nhất, tạo tính kịch, hấp dẫn, lôi cuốn. – Hành động kịch do nhân vật kịch thể hiện góp phần thể hiện xung đột kịch. – Nhân vật kịch: (chính, phụ; phản diện, chính diện…) bằng lời thoại và hành động thể hiện tính cách, xung đột kịch, qua đó thể hiện chủ đề vở kịch. – Cốt truyện kịch: phát triển theo xung đột kịch, qua các giai đoạn: mở đầu – thắt nút – phát triển – điểm đỉnh – giải quyết – Thời gian, không gian kịch: có thể một địa điểm, nhiều địa điểm; một ngày, nhiều ngày, hàng năm, nhiều năm, nhiều thế hệ… – Ngôn ngữ kịch: Thể hiện trong lời thoại, mang tính hành động và khẩu ngữ: đối thoại và độc thoại, làm nổi bật tính cách nhân vật. – Bố cục kịch: Một vở kịch được chia thành nhiều màn (hồi) khác nhau. Mỗi màn(hồi) lại được chia thành nhiều lớp (cảnh ) khác nhau. – Phân loại kịch + Căn cứ vào tính truyền thống hay hiện đại: Kịch dân gian (chèo, tuồng, cải lương…), kịch cổ điển (trước XX), kịch hiện đại (từ XX) +Căn cứ vào tính chất : bi kịch, hài kịch, chính kịch (xung đột trong cuộc sống), kịch lịch sử + Căn cứ vào ngôn ngữ diễn đạt: Kịch nói, kịch hát múa, kịch thơ, kịch rối, kịch câm… c. Yêu cầu đọc kịch bản văn học. – Đọc kĩ phần giới thiệu, tiểu dẫn – Tập trung vào lời thoại của nhân vật – Phân tích hành động kịch – Khái quát chủ đề tư tưởng, đánh giá giá trị của đoạn trích và toàn vở kịch |
GV xác định trọng tâm để tìm hiểu đoạn trich này là các đặc điểm về vai trò của vị trí doạn trích, bố cục, hình thức các lời thoại… GV yêu cầu HS làm việc cá nhân đọc tiểu dẫn để nắm bắt thông tin và trả lời câu hỏi. – Nêu những nét chính về tác giả Sếch-xpia. – Sếch-xpia là người như thế nào ? – Văn bản giúp em hiểu thêm điều gì về tác giả ? – Văn bản viết trong hoàn cảnh nào ? – Em hiểu thời đại Phục hưng như thế nào ? Điều đó được thể hiện như thế nào trong văn bản ? – Nếu ở vào hoàn cảnh như tác giả, em sẽ làm gì ? – Xác định vị trí của đoạn trích trong trong tác phẩm. – Chỉ ra tầm quan trọng của vị trí đoạn trích trong tác phẩm. – Em thấy lựa chọn đoạn trích này để học có xác đáng không ? Nếu được lựa chọn 01 đoạn trích thì em lựa chọn đoạn nào ? Vì sao ? – Văn bản được viết theo thể loại nào ? – Chỉ ra được những đặc điểm của bố cục ( theo lời thoại) Em thấy bố cục của văn bản có hợp lí không ? Vì sao ? GV hướng dẫn học sinh tự học theo hê thống câu hỏi. -Xung đột chính của đoạn trích là gì ? – Diễn biến của xung đột ra sao qua lời thoại, hành động,… – Xung đột có ý nghĩa như thế nào ? – Nhân vật chính trong đoạn trích là ai ? – Cảm xúc, tâm trạng tính cách nhân vật được thể hiện như thế nào qua diễn biến xung đột ? – Em có suy nghĩ gì về các nhân vật qua lời thoại. – GV yêu cầu nhóm 1 trình chiếu phần chuẩn bị ở nhà về tác giả Nguyễn Huy Tưởng – Hs trình bày, trao đổi, bổ sung – Câu hỏi gợi mở: Em hiểu như thế nào về quan niệm của Nguyễn Huy Tưởng: Người không biết lịch sử nước nhà là một con trâu đi cày ruộng. Cày với ai cũng được mà cày ruộng nào cũng được.? – GV yêu cầu nhóm 2 trình chiếu và thuyết trình phần chuẩn bị ở nhà về hoàn cảnh sáng tác và bối cảnh lịch sử của văn bản – Hs trình bày, trao đổi, thảo luận – GV chốt kiến thức – Có ý kiến cho rằng: văn bản thuộc thể bi kịch. Ý kiến khác lại khẳng định: văn bản là kịch lịch sử. Ý kiến của em? Tóm tắt: GV yêu cầu nhóm 3 trình bày phần chuẩn bị ở nhà : sơ đồ tư duy tóm tắt tác phẩm Vị trí đoạn trích: – Văn bản thuộc phần nào của vở kịch? * GV hướng dẫn HS đọc phân vai bằng việc cho xem một trích đoạn ngắn của vở kịch * GV hướng dẫn HS xác định mâu thuẫn, xung đột trong văn bản: GV đưa câu hỏi yêu cầu HS trao đổi, trả lời: Dựa vào sơ đồ tư duy (nhóm 3) em hãy chỉ ra các tuyến nhân vật trong văn bản? – GV chia lớp thành 3 nhóm (nhóm 1: vua chúa, nhóm 2: Vũ Như Tô, nhóm 3: dân chúng) yêu cầu thay lời nhân vật để trình bày quan điểm về vấn đề: nên hay không nên xây dựng Cửu Trùng Đài? Qua đó nêu những mâu thuẫn, xung đột trong văn bản? Mối quan hệ giữa các mâu thuẫn đó? Nếu là tác giả, em có khai thác những mâu thuẫn đó không? Vì sao? – Chỉ ra sự phát triển mâu thuẫn trong văn bản? * GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhân vật Vũ Như Tô và nhân vật Đan Thiềm qua việc phân tích ngôn ngữ và hành động kịch GV phát vấn đàm thoại với HS qua hệ thống câu hỏi gợi mở: – Tìm những chi tiết miêu tả nhân vật Vũ Như Tô? Thông qua ngôn ngữ và hành động của Vũ Như Tô, em hãy nhận xét đặc điểm nhân vật? – So sánh bi kịch của Vũ Như Tô với bi kịch của nhân vật Hộ? – Tìm những chi tiết miêu tả nhân vật Đan Thiềm? Phân tích chi tiết? So sánh nhân vật Đan Thiềm với những cung nữ khác? – Vở kịch kết thúc như thế nào? – Thông điệp của văn bản là gì? Thông điệp được gửi gắm trong văn bản còn phù hợp với hiện tại không? Quan điểm của riêng em? * GV hướng dẫn HS tổng kết GV phát phiếu bài tập yêu cầu HS hoàn thành tại lớp | 2.Đọc hiểu văn bản: Tình yêu và thù hận ( Trích Rô-mê-ô và Giu- li-ét – U. Sếch xpia); Vĩnh biệt Cửu trùng đài ( Trích Vũ Như Tô – Nguyễn Huy Tưởng 2.1. Tình yêu và thù hận ( Trích Rô-mê-ô và Giu- li-ét – U. Sếch xpia) a. Tác giả: Sếch-xpia (1564-1616) – Nhà thơ, nhà viết kịch thiên tài của nước Anh và của nhân loại thời Phục hưng. – Tp của ông là tiếng nói của lương tri tiến bộ, của khát vọng tự do, của lòng nhân ái bao la và của niềm tin bất diệt vào khả năng hướng thiện và khả năng vươn dậy để khẳng định cuộc sống của con người. b. Tác phẩm Rô-mê-ô và Giu-li-ét – Thời đại Phục Hưng * Tóm tắt(sgk) * Mâu thuẫn cơ bản của vở kịch: khát vọng yêu thương và hoàn cảnh thù địch vây hãm – Chủ đề: tình yêu và lòng chung thuỷ chiến thắng oán thù. c. Đoạn trích: * Vị trí của đoạn trích: thuộc cảnh 2 hồi 2. Trong đêm hội hoá trang, Rô-mê-ô gặp Giu-li-ét và hai người đã yêu nhau say đắm * Bố cục (hình thức các lời thoại) * 6 lời thoại đầu, về hình thức là những lời thoại của từng người. Họ nói về nhau chứ không nói với nhau-> lời độc thoại nội tâm bày tỏ nỗi lòng suy nghĩ của nhân vật. – Lời độc thoại nội tâm: bày tỏ thành thật, không cần giấu diếm, chứa đựng cảm xúc chân thành, đằm thắm. – Độc thoại có hàm chứa đối thoại: làm cho lời độc thoại thêm sinh động, nhiều màu sắc. – 10 lời thoại sau là lời đối thoại thông thường. * Tình yêu trên nền thù hận 2.2 .Đoạn trích Vĩnh biệt Cửu trùng đài ( Vũ Như Tô) A a. Tác giả – Xuất thân trong một gia đình nhà nho – Quê quán: Dục Tú – Từ Sơn – Bắc Ninh – Ông sớm tham gia hoạt động cách mạng. – Ông có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử và có đóng góp nổi bật ở thể loại tiểu thuyết và kịch – Văn phong của ông giản dị, trong sáng, đôn hậu, thâm trầm sâu sắc. -Ông được nhận giải thưởng HCM 1996 b. Tác phẩm * Hoàn cảnh sáng tác: – Ra đời 1941 – Vở kịch lấy đề tài từ một sự kiện lịch sử có thật xảy ra ở kinh thành Thăng Long 1516 – 1517 dưới đời vua Lê Tương Dực * Thể loại: – Bi kịch lịch sử – Lịch sử là điểm tựa để khai thác bi kịch của người nghệ sĩ tài hoa * Tóm tắt: SGK * Vị trí đoạn trích: – Phần kết, hồi 5, gồm 9 lớp kịch c. Đọc hiểu văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài * Mâu thuẫn: – Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và nhân dân – Mâu thuẫn giữa lí tưởng nghệ thuật của người nghệ sĩ với lợi ích thiết thực của nhân dân. * Nhân vật Vũ Như Tô: – Một kiến trúc sư tài năng, nhân cách, có hoài bão khát vọng cao đẹp – Một người nghệ sĩ mang bi kịch * Nhân vật Đan Thiềm: – Nhân vật tri kỉ với Vũ Như Tô: trân trọng cái đẹp, cái tài, hi sinh tất cả để phụng sự cái đẹp, cái tài – Nhân vật mang bi kịch * Kết thúc: Cửu Trùng Đài bi đốt, Vũ Như Tô bị giải ra pháp trường. à Nỗi đau của người nghệ sĩ có tài năng và khát vọng; Mâu thuẫn giữa lí tưởng nghệ thuật và thực tế đời sống * Tổng kết: – Nghệ thuật – Nội dung * |
III.Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập GV Phát phiếu học tập cho học sinh nhóm 1 và 2 yêu cầu : – Những hình tượng nghệ thuật nào được thể hiện trong đoạn trích ? – Hình tượng nghệ thuật đó được biểu hiện ra sao ? – Qua hình tượng nghệ thuật đó, nhà văn thể hiện cái nhìn như thế nào về cuộc sống và con người ? – Những hình tượng nghệ thuật đó có sức hấp dẫn với em không ? Vì sao ? GV phát phiếu học tập cho nhóm 3 và 4 – Chỉ ra những tuyến nhân vật chính trong văn bản? – Mối quan hệ giữa các nhân vật đó – Vẽ sơ đồ tư duy tái hiện hệ thống nhân vật và mối quan hệ giữa các nhân vật trong văn bản | |
IV.Hoạt động 4: Hoạt động ứng dụng/vận dụng GV hướng dẫn HS sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế. · Đoạn trích Tình yêu và thù hận. – Tư tưởng tác giả thể hiện như thế nào trong đoạn trích ? – Em hãy lí giải tư tưởng tác giả ? – Tư tưởng, quan điểm tác giả giúp em hiểu gì về cuộc sống, con người ? * Đoạn trích Vĩnh biệt Cửu trùng đài – Vở kịch kết thúc như thế nào? – Thông điệp của văn bản là gì? – Suy nghĩ của em về lời đề từ của tác phẩm? – Thông điệp được gửi gắm trong văn bản còn phù hợp với | Các nhóm chuẩn bị bài tập rồi bắt thăm để trình bày. |
VIII. Hoạt động 5: Hoạt độngmở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo, – Giúp học sinh tiếp tục mở rộng kiến thức, kĩ năng, đáp ứng nhu cầu tiếp tục học tập rèn luyện sau mỗi bài học cụ thể – GV yêu cầu học tìm đọc/ xem toàn bộ tác phẩm Rô mê ô và Giu li ét và Vũ Như Tô – HS viết bài thu hoạch ngắn khoảng 400 dến 600 bàn về một trong các vấn đề sau: + Bạn đã từng có những cảm xúc như Rô me ô/ Giu li ét chưa? Nếu ở trong cảnh ngộ như họ thì em sẽ làm gì? + Vì sao câu chuyện tình yêu của Rô mê ô và Giu li ét đã xảy ra cách chúng ta nhiều thế kỉ mà vẫn còn làm rung động trái tim các thế hệ bạn đọc? – Sự gặp gỡ và những khám phá riêng về người nghệ sĩ của Nam Cao và Nguyễn Huy Tưởng qua nhân vật Hộ trong Đời thừa và nhân vật Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt cửu trùng đài – trích Vũ Như Tô. | Học sinh hoàn thành bài tập ở nhà |
Giáo án sưu tầm
Xem thêm : Trọn bộ giáo án ngữ văn theo chủ đề dạy học
Giáo án ngữ văn 10
Giáo án ngữ văn 11
Giáo án ngữ văn 12