Thiết kế bài giảng theo chủ đề dạy học, soạn giáo án bài Các thao tác lập luận Ngữ văn lớp 11. Trọn bộ giáo án Ngữ văn lớp 11 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

CHỦ ĐỀ: THAO TÁC LẬP LUẬN LỚP 11

6 BƯỚC XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC
Bước 1 CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11.
Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề bài học(8 tiết)
Gồm các thao tác:
– Thao tác lập luận phân tích.
– Thao tác lập luận so sánh
– Thao tác lập luận bác bỏ
– Thao tác lập luận bình luận
– Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận.
Bước 3: Xác định mục tiêu bài học
*Kiến thức:
– Nắm được khái niệm, mục đích, yêu cầu và cách sử dụng của các thao tác lập luận.
– Sự cần thiết và cách thức kết hợp các thao tác lập luận trong làm văn nghị luận.
*Kĩ năng:
– Nhận diện và chỉ ra sự hợp lý, hấp dẫn, thuyết phục của các thao tác phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận trong các văn bản.
– Viết các đoạn văn phân tích, so sánh, phát triển một ý cho trước.
– Viết bài văn bàn về một vấn đề xã hội hoặc văn học có sử dụng thao tác chính là phân tích, so sánh.
– Viết đoạn văn, bài văn bác bỏ môt ý kiến (về vấn đề xã hội hoăc văn học) phù hợp.
– Vận dụng thao tác lập luận bình luận để viết đoạn văn, bài văn nghị luận xã hội hoặc văn học.
– Nhận diện và phân tích sự phù hợp, hiệu quả của việc kết hợp các thao tác lập luận trong các đoạn văn, bài văn cụ thể.
– Vận dụng kết hợp một số thao tác lập luận đã học để viết đoạn văn, bài văn nghị luận.
* Thái độ:
– Có tinh thần ham học và yêu thích bộ môn.
– Có thái độ đúng đắn, khách quan khi sử dụng các thao tác lập luận
– Ý thức tích lũy những kinh nghiệm về cách tiến hành các thao tác lập luận.
Định hướng góp phần hình thành các năng lực:
+ Năng lực nhận diện vấn đề.
+ Năng lực thu thập thông tin.
+ Năng lực hợp tác và giải quyết vấn đề.
+ Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
+ Năng lực tư duy để giải quyết vấn đề trong đời sống thực tiễn.
* Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học:

Mức độ nhận biếtMức độ thông hiểuMức độ vận dụng và vận dụng cao
Nêu được khái niệm của các thao tác lập luậnNhận diện được các thao tác lập luận trong đoạn văn, bài vănPhân tích cụ thể, rõ ràng những thao tác lập luận sử dụng trong các đoạn văn, bài văn
Nêu mục đích của các thao tác lập luậnChỉ ra được vai trò, tác dụng của từng thao tác lập luậnPhân tích, bàn bạc, đánh giá các vấn đề liên quan đến văn bản
Nêu yêu cầu của các thao tác lập luậnNắm rõ kĩ năng của các thao tác lập luậnCó khả năng viết đoạn văn, bài văn sử dụng các thao tác lập luận một cách cụ thể, sinh động và thuyết phục; đưa ra quan điểm của người nói (viết)
Chỉ ra được cách thức sử dụng các thao tác lập luậnNhận diệnđối tượng cần nghị luận trong các thao tác lập luậnĐánh giá vai trò, tác dụng của các thao tác lập luận trong bài văn, đoạn văn
Nhận diện cách thức kết hợp các thao tác lập luận trong tạo lập văn bản.Hiểu được sự cần thiết và cách thức kết hợp các thao tác lập luận trong làm văn nghị luận.
Vận dụng kết hợp một số thao tác lập luận đã học để viết đoạn văn, bài văn nghị luận.


*Bước 5: Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả
Với bài Thao tác lập luận so sánh có thể sử dụng các câu hỏi sau:

Mức độ nhận biếtMức độ thông hiểuMức độ vận dụng và vận dụng cao
Nêu được khái niệm về so sánh và lập luận so sánhChỉ ra được căn cứ để xác định được thao tác lập so sánh. Vận dụng thao tác lập luận so sánh trong các trường hợp cụ thể.
Mục đích của thao tác lập luận so sánh là gì?Xác định chính xác đối tượng được đề cậpCó khả năng vận dụng hiệu quả thao tác so sánh phù hợp với đối tượng được đề cập
Yêu cầu của thao tác lập luận so sánh là gì?Phân biệt được đặc điểm giống và khác nhau trong thao tác lập luận so sánhThể hiện sự rõ ràng, hấp dẫn và thuyết phục của quá trình lập luận
Biết cách sử dụng thao tác lập luận so sánhXác định được đối tượng được so sánh, đối tượng so sánh, những căn cứ để so sánhKhả năng vận dụng giải quyết bài tập trong phần luyện tập có sử dụng thao tác lập luận so sánh

Với các văn bản còn lại, GV dựa vào hệ thống câu hỏi cốt lõi để biên soạn các câu hỏi cụ thể phù hợp với từng văn bản.
*Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học
– Xác định các bài làm văn về thao tác lập luận:
+ Thao tác lập luận phân tích.
+ Thao tác lập luận so sánh
+ Thao tác lập luận bác bỏ
+ Thao tác lập luận bình luận
+ Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận.
– Xác định các ngữ liệu được sử dụng trong bài dạy để làm rõ mục đích, yêu cầu của các thao tác lập luận: phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận.
– Từ việc tìm hiểu ngữ liệu, HS luyện tập để nắm được đối tượng, căn cứ của thao tác lập luận so sánh và đi đến kết luận về vấn đề đang được đề cập.
HĐ Khởi động
GV chiếu văn bản
“Con bỗng ghét, thù đồng tiền. Con bỗng nhớ hồi trước, khi mẹ vẫn nằm trong viện. Ba người bệnh chen chúc chung nhau một chiếc giường nhỏ trong căn phòng bệnh ngột ngạt và quá tải của bệnh viện Bạch Mai. Con đã ngây thơ hỏi mẹ “Sao mẹ không vào phòng bên kia, ở đấy mỗi người một giường thoải mái lại có quạt chạy vù vù, có tivi nữa ?”. Mẹ chỉ nói khẽ “cha tổ anh. Đấy là phòng dịch vụ con ạ”. Con lúc ấy chẳng hiểu gì. Nhưng rồi con cũng vỡ lẽ ra rằng đó là phòng mà chỉ những ai rủng rỉnh tiền thì mới được vào mà thôi. Còn như mẹ thì không được. Con căm ghét đồng tiền vì thế.
Con còn sợ đồng tiền nữa. Mẹ hiểu con không ? Con sợ nó vì sợ mất mẹ. Mẹ đã phải bốn lần đi cấp cứu rồi. Những người suy thận lâu có nguy cơ tử vong cao vì huyết áp dễ tăng, máu dồn vào dễ làm tắc ống khí quản và gây tắc thở. Mẹ thừa biết điều này. Nhiều người bạn mẹ quen trong “xóm chạy thận” đã phải chịu những cái kết bi thảm như thế. Nhiều đêm con bỗng choàng tỉnh dậy, mồ hôi đầm đìa mà lạnh toát sống lưng bởi vừa trải qua một cơn ác mộng tồi tệ…
…Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền nữa mẹ ạ. Con quý tiền và tôn trọng tiền bởi con luôn biết ơn những người hảo tâm đã giúp nhà mình. Từ những nhà sư tốt bụng mời mẹ đến chùa vào cuối tuần, những cô bác ở Hội chữ thập đỏ quyên góp tiền giúp mẹ và gia đình mình. Và cả những người bạn xung quanh con, dù chưa giúp gì được về vật chất, tiền bạc nhưng luôn quan tâm hỏi thăm sức khỏe của mẹ… Nhờ họ mà con cảm thấy ấm lòng hơn, vững tin hơn” (Trích bài văn của Nguyễn Trung Hiếu – HS trường Amsterdam)
GV hỏi: – Theo em, vấn đề nghị luận của đoạn văn trên là gì? (Quan niệm về vai trò của đồng tiền)
– E thấy người viết có làm nổi bật được quan niệm đó không?
– Người viết đã dùng cách nào để thể hiện được suy nghĩ của mình? (Phân tích và bác bỏ)
GV dẫn vào bài: Đó là những thao tác. Trong bài văn nghị luận cần sử dụng các TTLL để làm sáng tỏ, vững chắc lập luận của mình.
HĐ Hình thành kiến thức mới
HD HS tìm hiểu Thao tác lập luận so sánh
HĐ1: HD HS tìm hiểu mục đích, yêu cầu của thao tác Lập luận so sánh
* Mục tiêu: HS hiểu được mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh
* Phươngthức thực hiện: làm việc cá nhân, vấn đáp
* Sản phẩm: Các HS đều tự giác làm việc và trả lời câu hỏi
* Dự kiến sản phẩm:
1.Đối tượng được so sánh: Văn chiêu hồn.
Đối tượng so sánh: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều
2. Điểm giống nhau: Đều bàn về con người.
Điểm khác nhau: Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều đều bàn về con người ở cõi sống.Văn chiêu hồn bàn về con người ở cõi chết.
Mục đích so sánh:
+ Làm sáng tỏ luận điểm về sự đặc sắc của Văn chiêu hồn trong sự so sánh với các kiệt tác có cùng nội dung nói về niềm thương xót cho những kiếp người.
+ Các lí lẽ, nhất là về sự khác nhau được tổ chức rõ ràng, hợp lí (Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc bàn đến một hạng người, Truyện Kiều nói đến xã hội người, Văn chiêu hồn thì xót xa cho cả loài người; các tác phẩm nói đến con người trong cõi sống, Văn chiêu hồn nói đến con người trong cõi chết )
-> Luận điểm trở nên sáng tỏ, mới mẻ, lí thú ->thao tác lập luận điển hình.
* Tiến trình thực hiện: GV nêu nhiệm vụ:
– HS đọc ví dụ trong SGK và trả lời các câu hỏi 1,2,3 vào nháp.
– Từ đó rút ra kết luận về mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh
*Phươngpháp kiểm tra, đánh giá: HS đánh giá kết quả làm việc của nhau.
Mục đích và yêu cầu của thao tác lậpluận so sánh: là làm sáng tỏ, làm vững chắc hơn luận điểm của người viết.(Khác với so sánh đơn thuần là đối chiếu để phát hiện ra những nét giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng)
HĐ 2: Tìm hiểu cách so sánh
* Mục tiêu: HS nắm được cách thức tiến hành thao tác lập luận so sánh trong bài văn nghị luận.
* Phương thức thực hiện: làm việc cá nhân, vấn đáp
* Sản phẩm: Các HS đều tự giác làm việc và trả lời câu hỏi vào vở.
* Dự kiến sản phẩm:
1.Nguyễn Tuân đã so sánh quan niệm soi đường của Ngô Tất Tố với những quan niệm sau:
+ Quan niệm của những người chủ trương “cải lương hương ẩm” cho rằng chỉ cần bài trừ hủ tục là đời sống của nhân dân sẻ được nâng cao.
+ Quan niệm của những người hoài cổ cho rằng chỉ cần trở về với cuộc sống thuần phác, trong sạch như ngày xưa thì đời sống của người nông dân sẽ được cải thiện.

  1. Căn cứ để so sánh: dựa vào sự phát triển tính cách của nhân vật chị Dậu
  2. Mục đích của so sánh là chỉ ra ảo tưởng của hai quan niệm trên để làm nổi bật quan niệm của Ngô Tất Tố-> Theo Nguyễn Tuân giá trị soi sáng con đường nông dân phải đi của Tắt đèn cao hơn các tác phẩm cùng thời.

– Đối tượng ss được lựa chọn phải có mối liên quan đến đối tượng ss (đều là những người nói về làng xóm dân cày vào thời điểm đó)
– Tiêu chí so sánh rõ ràng(nội dung bàn luận về nông thôn và người nông dân)
– Sự so sánh phải hướng tới mục đích cụ thể: làm nổi bạt sự đặc sắc, thành công kì lạ của NTT, ông đã “xui người nông dân nổi loạn”, trong khi các người khác chỉ bàn đến sựthoát li hoặc hoài cổ. Mục đích ấy quyết định sự lựa chọn kiểu so sánh (so sánh để làm rõ sự khác nhau)
* Tiến trình thực hiện: GV nêu nhiệm vụ:
– HS đọc ví dụ trong SGK và trả lời các câu hỏi 1,2,3 vào vở.
– GV gọi một số hs trình bày.
– Từ đó rút ra kết luận về cách thức sử dụng thao tác so sánh
*PP kiểm tra, đánh giá: GV đánh giá.
3: Luyện tập
* Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức trên vào việc phân tích ví dụ cụ thể
* Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm
* Tiến trình thực hiện: GV chia 4 nhóm yêu cầu hs hoàn thành bài tập
* Sản phẩm: HS có ý thức hoạt động cá nhân đóng góp vào phiếu học tập của nhóm
* Dự kiến sản phẩm
– Nguyễn Trãi đã khẳng định nước Đại Việt có văn hoá, lãnh thổ, phong tục, chính quyền, hào kiệt… như nước Trung Quốc.
– Nguyễn Trãi đã nhấn mạnh sự khác nhau giữa Đại Việt và Trung Quốc.
Văn hoá từ lâu đời, lãnh thổ riêng, phong tục khác….-> Chứng tỏ Đại Việt là một nước độc lập tự chủ. Ý đồ xâm lược hoàn toàn trái đạo lí. Đây là đoạn văn so sánh mẫu mực, có sức thuyết phục.
*Phương pháp kiểm tra, đánh giá: HS đánh giá kết quả làm việc của nhau. GV nhận xét, cho điểm nhóm làm tốt.
HD HS tìm hiểu Thao tác lập luận phân tích
Tương tự bài Thao tác lập luận so sánh
III. HD HS tìm hiểu Thao tác lập luận bác bỏ
Tương tự bài Thao tác lập luận so sánh
HD HS tìm hiểu Thao tác lập luận bình luận
Tương tự bài Thao tác lập luận so sánh
*CHỐT CHỦ ĐỀ: Lập bản thống kê các thao tác lập luận đã học (Khái niệm, mục đích, yêu cầu, cách thức thực hiện)
HĐ Luyện tập
– Viết các đoạn văn với chủ đê tự chọn trong đó sử dụng kết hợp ít nhất 2 thao tác lập luận.
HĐ vận dụng(làm trên lớp):
ĐỀ KIỂM TRA
Thời gian làm bài: 10 phút
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:
“ Đối với thơ văn, cổ nhận ví như khoái chá, ví như gấm vóc; khoái chá là vị rất ngon trên đời, gấm vóc màu rất đẹp trên đời, phàm người có miệng, có mắt ai cũng quý trọng mà không vứt bỏ khinh thường. Đến như văn thơ, thì lại là sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon, không thể đem mắt tầm thường mà nếm được. Chỉ thi nhân là có thể xem mà biết được sắc đẹp, ăn mà biết được vị ngon ấy thôi.”
(Hoàng Đức Lương, Tựa “Trích diễm thi tập”)
Câu 1: Đối tượng được so sánh trong đoạn văn tên là:

  1. Văn chương B. Gấm vóc
  2. C. Vị ngon D. Sắc đẹp

Câu 2: Điểm giống nhau giữa đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh ở đây là:

  1. Đều là những thứ rất ngon, ai cũng có thể thưởng thức và đánh giá đúng vị ngon của chúng.
  2. Đều là những thứ rất quý, rất tinh tế, không phải ai cũng có thể nhận biết hết vẻ đẹp sâu xa của nó.
  3. Đều là những thứ rất đẹp do nghệ sĩ tạo ra.
  4. D. Tất cả A, B, C.

Câu 3: Mục đích của so sánh của đoạn văn trên là gì? Viết lại bằng một câu văn.
HĐ mở rộng, sáng tạo (Có thể làm ở nhà)
Bài tập 1: Sưu tầm những đoạn văn sử dụng các thao tác lập luận trên trong các văn bản nghị luận đã học.
Bài tập 2: Viết bài văn nghị luận vận dụng kết hợp các thao tác lập luận.
Giáo án sưu tầm
Xem thêm : Trọn bộ giáo án và chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Giáo án ngữ văn 10
Giáo án ngữ văn 11
Giáo án ngữ văn 12
Xem thêm : , thao tác lập luận

Bài viết gợi ý: