BÀI 16: CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ

I. CÁC ĐẶC TRƯNG DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ

1. Khái niệm

- Quần thể là 1 tổ chức của các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, ở vào một thời điểm xác định và có khả năng sinh sản ra thế hệ sau.

- Quần thể được đặc trưng bởi vốn gen, tần số tương đối của các kiểu gen, kiểu hình và các alen.

2. Tần số tương đối của các alen và tỉ lệ kiểu gen

Xét một gen có 2 alen: A,a trong một quần thể

- Tần số của một kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỉ số giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể.

- Tần số alen của locut gen A được tính bằng tỉ số giữa các giao tử mang alen đó trên tổng số giao tử mà quần thể đó tạo ra tại một thời điểm xác định.

Ví dụ: một quần thể có tỉ lệ các kiểu gen như sau

0.6AA: 0.2Aa: 0.2aa (1)

- (1) được gọi là cấu trúc di truyền của quần thể đó

+ Gọi p là tần số tương đối của alen A

+ Gọi q là tần số tương đối của alen a

- Khi đó: pA = (0.6 + 0.2/2) = 0.7

qa = (0.2 + 0.2/2) = 0.3

BÀI TẬP TỰ LUẬN

Bài 1: Quần thể là gì? Các quần thể cùng loài thường khác biệt nhau về những đặc điểm di truyền nào?

Lời giải:

Quần thể là một tập hợp cá thể cùng loài, chung sống trong một khoảng không gian xác định, ở một thời điểm xác định.

Quần thể không phải là một tập hợp cá thể ngẫu nhiên, nhất thời. Mỗi quần thể là một cộng đồng có một lịch sử phát triển chung, có thành phần kiểu gen đặc trưng và tương đối ổn định, về mặt di truyền học, người ta phân biệt quần thể tự phối và quần thể giao phối.

  • Mỗi quần thể có một vốn gen đặc trưng, vốn gen là tập hợp tất cả các alen của mọi lôcut có trong quần thể ở một thời điểm xác định. Các đặc điểm của vốn gen thể hiện qua các thông số là tần số alen và tần số kiểu gen của quần thế.
  • Mỗi quần thể còn được đặc trưng bởi tần số tương đối của các alen, các kiểu gen, các kiểu hình.

Câu 2.    Nêu những đặc điểm của quần thể tự phối.

Lời giải

Đặc điểm di truyền của các quần thể tự thụ phấn hoặc giao phối gần

-        Xu hướng thay đổi về thành phần kiểu gen trong quần thể tự thụ phấn hoặc giao phối gần là tăng kiểu gen đồng hợp tự và giảm dần tỉ lệ dị hợp tử và dần phân hóa thành các dòng thuần chủng khác nhau (AA và aa). Những quần thể này thường giảm mức độ đa dạng về mặt di truyền và có thể xuất hiện nhiều đặc điểm xấu.

-        Luật hôn nhân gia đình cấm kết hôn đối với những người có họ hàng gần nhau trong 3đời nhằm tránh sự tác động của các gen lặn có hại. Vì khi giao phối gần thì các gen lặn gây hại có nhiều cơ hội trở về trạng thái đồng hợp tử (aa) nên đặc điểm có hại sẽ được biểu hiện ra thành kiểu hình. Con cháu của họ sẽ có sức sống kém, dễ mắc nhiều bệnh tật, thậm chí có thể bị chết non.

Câu 3.    Tại sao các nhà chọn giống thường gặp rất nhiều trở ngại trong việc duy trì các dòng thuần?

Lời giải

-        Vì khi duy trì dòng thuần bằng cách cho tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết nhiều lần thì các gen lặn có hại có điều kiện gặp nhau tạo thành trạng thái đồng hợp tử lặn (aa) và biểu hiện ra thành kiểu hình làm cho các cá thể sinh vật giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản và có thể bị chết.

Bài 4: Tần số alen và tần số của các kiểu gen của quần thể cây tự thụ phấn và quần thể động vật giao phối cận huyết sẽ thay đổi như thế nào qua các thế hệ?

Lời giải

Tần số tương đối của gen (tần số alen) được tính bằng tỉ lệ giữa số alen được xét đến trên tổng số alen thuộc một lôcut trong quần thể, hay bằng tỉ lệ phần trăm số giao tử mang alen đó trong quần-thể.

Tần số tương đối của một kiểu gen được xác định bằng tỉ số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể trong quần thể.

Bài 5: Tại sao các nhà chọn giống thường gặp rất nhiều trở ngại trong việc duy trì các dòng thuần chủng?

Lời giải

Các nhà chọn giống thường gặp rất nhiều trở ngại trong việc duy trì các dòng thuần chủng vì khi duy trì giống thuần nhiều gen lặn có hại có điều kiện ở vào trạng thái đồng hợp tử biểu hiện ra kiểu hình làm cho các cá thể sinh vật bị giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản thậm chí chết

Bài 6: Hãy chọn phương án trả lời đúng.

Một quần thể khởi đầu có tần số kiểu gen dị hợp tử Aa là 0.40. Sau 2 thế hệ tự thụ phấn thì tần số kiểu gen dị hợp tử trong quần-thể sẽ là bao nhiêu? Chọn đáp án đúng trong các phương án nêu dưới đây.

A. 0,10                               

B. 0,20                    

C. 0,30              

D. 0,40

 

BÀI TẬP TỰ LUẬN :

 

Câu 1: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?

A. Tần số tương đối của 1 alen được tính bằng tỉ lệ phần trăm các kiểu hình của alen đó trong quần thể.

B. Vốn gen của quần thể là tập hợp tất cả các alen có trong quầ thể tại một thời điểm xác định.

C. Tần số alen của các gen giống nhau ở các quần thể.

D. Cấu trúc di truyền của quần thể thể hiện thông qua tần số alen và tần số kiểu gen.

Câu 2: Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối có những đặc điểm nào sau đây?

(1) Đa dạng và phong phú về kiểu gen.

(2) Quần thể bị phân hóa dần thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau.

(3) Tần số thể dị hợp giảm và tần số thể đồng hợp tăng qua các thế hệ.

(4) Tần số alen thường không thay đổi qua các thế hệ.

Phương án đúng là:

A. (1), (2) và (3)

B. (2), (3) và (4)

C. (2) và (3)

D. (1), (2) và (4)

Câu 3: Trong 1 quần thể giao phối, nhận định nào dưới đây là đúng?

A. Tần số tương đối của các alen trong 1gen nào đó là không đặc trưng cho từng quần thể.

B. Tần số tương đối của các alen trong 1 kiểu gen nào đó trong quần thể thay đổi qua các thế hệ.

C. Tần số tương đối của các alen trong 1gen nào đó là đặc trưng cho từng quần thể.

D. Tần số tương đối của các kiểu gen có tính đặc trưng cho từng quần thể.

Câu 4: Khi nói về quần thể giao phối ngẫu nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng?

(1) Có sự giao phối ngẫu nhiên và tự do giữa các cá thể trong quần thể.

(2) Có sự đa hình về kiểu gen tạo nên sự đa hình về kiểu hình.

(3) Các cá thể thuộc các quần thể khác nhau trong cùng 1 loài khong thể có sự giao phối với nhau.

(4) Tần số alen thuộc 1 gen nào đó thường ổn định và đặc trưng cho từng quần thể.

A. 1        B. 2

C. 3        D. 4

Câu 5: Ở quần thể của 1 loài lưỡng bội, xét 1 gen nằm trên NST thường có 9 alen. Trong điều kiện không có đột biến, trong quần thể sẽ có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen đồng hợp và gen nói trên?

A. 9 kiểu gen

B. 18 kiểu gen

C. 45 kiểu gen

D. 36 kiểu gen

Câu 6: Ở quần thể của 1 loài lưỡng bội, xét gen I nằm trên cặp NST thường số 1 có 3 alen, gen II nằm trên cặp NST thường số 2 có 6 alen. Trong điều kiện không có đột biến, trong quần thể sẽ có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen dị hợp về cả 2 gen nói

A. 30        B. 60

C. 45        D. 32

Câu 8: Một quần thể chuột khởi đầu có số lượng 3000 con, trong đó chuột lông xám đồng hợp là 2100 con, chuột lông xám dị hợp là 300 con, chuột lông trắng là 600 con. Biết màu lông do 1 gen gồm 2 alen (A và a) quy định. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể trên là:

A. A = 0,7 ; a = 0,3

B. A = 0,6 ; a = 0,4

C. A = 0,75 ; a = 0,25

D. A = 0,8 ; a = 0,2

Câu 9: Một quần thể ban đầu có tỉ lệ kiểu gen aa chiếm 0,1, còn lại kiểu gen AA và Aa. Sau 5 thế hệ tự phối bắt buộc, tỉ lệ của thể dị hợp trong quần thể còn lại là 0,01875. Tỉ lệ các kiểu gen trong quần thể ban đầu là

A. 0,3 AA : 0,6 Aa : 0,1 aa

B. 0,6 AA : 0,3 Aa : 0,1 aa

C. 0,0375 AA : 0,8625 Aa : 0,1 aa

D. 0,8625 AA : 0,0375 Aa : 0,1 aa

Câu 10: Quần thể cây đậu Hà Lan tự thụ phấn có cấu trúc di truyền ở thế hệ xuất phát là: P0 : 0,4 AA : 0,4 Aa : 0,2 aa. Biết rằng, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng.

(1) Sau 1 thế hệ tự thụ phấn, quần thể có cấu trúc di truyền là 0,5AA : 0,2Aa : 0,3aa.

(2) Tần số các alen trong quần thể sau 4 thế hệ tự thụ phấn là pA = 0,6 ; qa = 0,4.

(3) Sau 3 thế hệ tự thụ phấn, tần số kiểu hình của quần thể là 62,5% đỏ : 37,5% trắng.

(4) Sau 2 thế hệ tự thụ phấn, tần số kiểu gen đồng hợp chiếm 90%.

Có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định trên?

A. 4        B. 3

C. 2        D. 1

Câu 11: Ở 1 loài thực vật lưỡng bội sinh sản bằng tự thụ phấn, alen A quy định quả tròn, a quy định quả bầu dục. Thế hệ xuất phát của 1 quần thể có 100% cây quả tròn. Ở thế hệ F3 tỉ lệ kiểu hình là 13 tròn : 7 bầu dục. Ở thế hệ xuất phát, trong số các cây quả tròn thì cây thuần chủng chiếm tỉ lệ là

A. 20%        B. 10%

C. 25%        D. 35%

Câu 12: Cho biết, ở 1 loài thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt, alen A quy định hoa đỏ, alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) toàn cây hoa đỏ, thế hệ F1 có tỉ lệ 96% số cây hoa đỏ : 4% số cây hoa trắng. Tỉ lệ kiểu gen của P và F1 lần lượt là

A. P: 0,84 AA : 0,16 Aa và F1: 0,88 AA : 0,08 Aa : 0,04 aa.

B. P: 0,8 AA : 0,2 Aa và F1: 0,88 AA : 0,08 Aa : 0,04 aa.

C. P: 0,64 AA : 0,36 Aa và F1: 0,78 AA : 0,18 Aa : 0,04 aa.

D. P: 0,74 AA : 0,26 Aa và F1: 0,68 AA : 0,08 Aa : 0,24 aa.

Câu 13: Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối có F0 : 0,4Aa : 0,6aa. Dự đoán nào sau đây đúng?

A. Ở F1 tỉ lệ kiểu gen dị hợp chiếm 0,64.

B. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp ngày càng giảm.

C. Ở F2, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp ít hơn tỉ lệ kiểu gen dị hợp.

D. Ở F3, tần số alen trội chiếm 0,4.

Câu 14: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp. Cho 2 cây thân cao giao phấn với nhau được F1 có tỉ lệ kiểu hình gồm 84% cây thân cao: 16% cây thân thấp. Nếu cho các cây thân cao F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình ở F2sẽ là

A. 18 cây thân cao : 7 cây thân thấp

B. 6 cây thân cao : 1 cây thân thấp

C. 3 cây thân cao : 1 cây thân thấp

D. 5 cây thân cao : 3 cây thân thấp

Câu 15: Ở 1 quần thể động vật, xét 1 gen gồm 2 alen A và a nằm trên NST thường. Ở thế hệ xuất phát (P), khi chưa xảy ra ngẫu phối có tần số alen A ở giới đực trong quần thể là 0,8 ; tần số alen A ở giới cái là 0,4. Nếu quần thể này thực hiện ngẫu phối, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?

(1) Sau 1 thế hệ ngẫu phối, quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền.

(2) Cấu trúc di truyền của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng di truyền sẽ là 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1.

(3) Tần số kiểu gen đồng hợp là 32% sau 1 thế hệ ngẫu phối.

(4) Tần số alen A = 0,6 ; a = 0,4 duy trì không đổi từ P đến F2

A. 1        B. 2

C. 3        D. 4

Câu 16: Cho biết ơ 1 loài thực vật tự thụ phấn, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, Thế hệ xuất phát (F0) gồm 90% số cây hoa đỏ và 10% số cây hoa trắng. Thế hệ F1 gồm 84% số cây hoa đỏ và 16% số cây hoa trắng. Theo lí thuyết, dự đoán nào sau đây đúng?

A. Cấu trúc di truyền ở thế hệ F0 là: 0,24AA : 0,66Aa : 0,1aa.

B. Tỉ lệ cá thể đồng hợp ở F1 chiếm 88%.

C. Tỉ lệ cá thể dị hợp ở F2 chiếm 33%.

D. Tỉ lệ cá thể đồng hợp trội ở F2 ít hơn tỉ lệ cá thể đồng hợp trội ở F1.

Câu 17: Cho các nội dung sau:

(1) Phản ánh trạng thái động của quần thể.

(2) Từ tỉ lệ kiểu hình suy ta tỉ lệ các kiểu gen và tần số tương đối của các alen.

(3) Từ tần số tương đối của các alen đã biết có thể dự đoán tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình trong quần thể.

(4) Giải thích được tại sao trong thiên nhiên có những quần thể đã duy trì ổn định trong thời gian dài.

Những nội dung nào ở trên là ý nghĩa của định luật Hacđi – Vanbec?

A. (1), (2), (3) và (4)

B. (1), (2) và (4)

C. (2), (3) và (1)

D. (2), (3) và (4)

Câu 18: Khi nói về di truyền quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Quần thể ngẫu phối có tần số các kiểu gen và tần số các alen luông được duy trì không đổi qua các thế hệ.

B. Quần thể ngẫu phối thường kém thích nghi hơn quần thể tự phối.

C. Trong quần thể tự phối, tần số các alen thường không thay đổi qua các thế hệ.

D. Tần số các alen trong quần thể ngẫu phối thường ổn định dưới tác dụng của CLTN và đột biến.

Câu 19: Trong các phát biểu dưới đây về di truyền quần thể, có bao nhiêu phát biểu không đúng?

(1) Quá trình giao phối gần ở động vật hay tự thụ phấn ở thực vật thường là tăng tần số alen trội, làm giảm tần số alen lặn.

(2) Quá trình giao phối thường là cho quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền.

(3) Nếu quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền thì có thể dựa vào kiểu hình để suy ra tần số của các alen trong quần thể.

(4) Tự thụ phấn luôn dẫn đến thoái hóa giống.

(5) Quá trình tự thụ phấn qua nhiều thế hệ làm phong phú vốn gen của quần thể.

(6) Quần thể ngẫu phối hay nội phối thường có tần số alen ổn định qua các thế hệ trong những điều kiện nhất định.

A. 2        B. 4

C. 1        D. 3

Câu 20: Cho các quần thể giao phối ngẫu nhiên với thành phần kiểu gen như sau:

(1) 0,6AA : 0,4aa        (2) 0,36AA : 0,5Aa : 0,14aa.

(3) 0,3AA : 0,6Aa : 0,1aa        (4) 0,75Aa : 0,25aa.

Sau một thế hệ ngẫu phối thì những quần thể nào ở trên sẽ có cấu trúc di truyền giống nhau?

A. (1) và (3)

B. (2) và (4)

C. (1) và (4)

D. (3) và (4)

Câu 21: Trong 1 quần thể thực vật, tính trạng chiều cao thân do một gen quy định, thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp. Trong những quần thể sau đây, có bao nhiêu quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền?

(1) 25% cây cao dị hợp : 50% câu cao đồng hợp : 25% cây thấp.

(2) 75% cây cao : 25% cây thấp.

(3) 100% cây cao.

(4) 100% cây thấp.

A. 1        B. 2

C. 3        D. 4

Câu 22: Quần thể có thành phần kiểu gen nào sau đây đang có cấu trúc di truyền theo định luật Hacđi – Vanbec?

A. Quần thể có tỉ lệ kiểu gen 0,48AA : 0,64Aa : 0,04aa.

B. Quần thể có tỉ lệ kiểu gen 100% Aa.

C. Quần thể có tỉ lệ kiểu gen 100% AA.

D. Quần thể có tỉ lệ kiểu gen 0,36AA : 0,28Aa : 0,36aa.

Câu 23: Trong một quần thể cây trồng đạt trạng thái cân bằng di truyền có số cây hoa vàng chiếm 36%. Biết rằng, tính trạng màu sắc hoa do 1 gen quy định, trong đó A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa vàng. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể là:

A. A = 0,6 ; a = 0,4

B. A = 0,4 ; a = 0,6

C. A = 0,8 ; a = 0,2

D. A = 0,2 ; a = 0,8

Câu 24: Trong 1 quần thể ngẫu phối, xét 1 gen có 2 alen, trội – lặn hoàn toàn và tần số alen pA – 0,4 và qa = 0,6. Khi quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền thì dự đoán nào sau đây đúng?

A. Tỉ lệ cá thể mang alen lặn trong quần thế chiếm 36%

B. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp trong số cá thể mang kiểu hình trội chiếm 36%

C. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể trội trong quần thể thì xác suất gặp cá thể mang alen lặn chiếm 3/4

D. Nếu cho các cá thể trội trong quần thể giao phối ngẫu nhiên thì phải sau 2 thế hệ mới cân bằng di truyền.

Câu 25: Tính trạng nhóm máu ở người do 3 alen quy định là IA, IB, IO. Ở một quần thể đang cân bằng về mặt di truyền, trong đó IA= 0,5; IB = 0,2; IO = 0,3. Có bao nhiêu kết luận sau đây là chính xác?

(1) Người có nhóm máu AB chiếm tỉ lệ 20%.

(2) Người không có nhóm máu O chiếm tỉ lệ 91%.

(3) Có 3 kiểu gen đồng hợp về tính trạng nhóm máu.

(4) Người nhóm máu A chiếm tỉ lệ 35%.

(5) Trong số những người có nhóm máu B, người đồng hợp chiếm 25%.

A. 3        B. 4

C. 2        D. 5

Câu 26: Ở 1 quần thể ngẫu phối cân bằng di truyền, xét 1 gen có 3 alen, trội – lặn hoàn toàn: A : quy định lông xám > a : quy định lông đen > a1 : quy định lông trắng. Trong quần thể, số con lông xám chiếm 64%, số con lông đen chiếm 35%, số con lông trắng chiếm 1%. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?

(1) Tần số alen A = 0,4 ; a = 0,5 ; a1 = 0,1.

(2) Nếu lấy ngẫu nhiên 2 con lông xám của quần thể thì xác suất gặp 1 cá thể đồng hợp là 37,5%.

(3) Số con xám dị hợp chiếm 48%.

(4) Số con dị hợp trong quần thể chiếm 58%.

A. 1        B. 2

C. 3        D. 4

Câu 27: Trong 1 quần thể ngẫu phối, xét 3 gen: gen thứ nhất có 2 alen và gen thứ 2 có 3 alen nằm trên 2 cặp NST thường khác nhau, gen thứ 3 có 4 alen nằm trên NST X vùng không tương đồng trên Y. Có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?

(1) Số loại kiểu gen tối đa liên quan đến các locut trên là 252.

(2) Số loại kiểu gen dị hợp về tất cả các gen trên ở giới đồng giao tử là 18.

(3) Số loại kiểu gen tối đa ở giới XY là 72.

(4) Số loại kiểu gen đồng hợp ở giới đồng giao tử là 36.

A. 4       

B. 3

C. 2       

 D. 1

 Đáp án - Hướng dẫn giải

1 - B

2 - B

3 - D

4 - A

5 - A

6 - C

7 - A

8 - C

9 - A

10 - A

11 - A

12 - A

13 - B

14 - B

15 - B

16 - B

17 - D

18 - C

19 - B

20 - A

21 - A

22 - C

23 - B

24 - C

25 - A

26 - D

27 - B

                                       

Câu 6:

Số loại kiểu gen dị hợp = C32 x C62 = 45.

Câu 8:

pA = (2100 x 2 + 300)/3000 x 2 = 0,75 → qa = 0,25.

Câu 9:

P0 = (0,9 – x)AA : x Aa : 0,1aa = 1

Sau 5 thế hệ tự phối, tần số kiểu gen dị hợp Aa = x x 1/(2)5 = 0,01875 →x = 0,6

→ P0 = 0,3

AA : 0,6Aa : 0,1aa

Câu 10:

Tần số các alen trong quần thể tự phối giữ nguyên qua các thế hệ → pA = 0,5 + 0,2/2 = 0,6; qa = 0,4 → (2) đúng.

Cấu trúc di truyền của quần thể sau n thế hệ tự phối:

Fn: 0,4 + 0,4(1 – 1/2n)/2AA : 0,4 x 1/2n Aa : 0,2 + 0,4(1 – 1/2n)/2aa

→ F1 : 0,5AA : 0,2Aa : 0,3aa → (1) đúng.

F3 : 0,575AA : 0,05Aa : 0,375aa → Tỉ lệ kiểu hình ở F3: 0,625 đỏ : 0,375 trắng → (2) đúng.

F2 : 0,55AA : 0,1Aa : 0,35aa → tần số kiểu gen đồng hợp ở F2 = 0,55 + 0,35 = 0,9 → (4) đúng.

Câu 11:

Thế hệ xuất phát (1 – x) AA : x Aa

Ở F3: Tỉ lệ cây có quả bầu dục aa = x x (1 – 1/23)/2 = 7/20 → x = 0,8

→ Tỉ lệ cây quả tròn đồng hợp ở thế hệ xuất phát là 0,2 = 20%.

 

Câu 15:

Cấu trúc di truyền của F1: 0,32AA : 0,56Aa : 0,12aa → chưa thỏa mã công thức Hacđi – Vanbec → chưa cân bằng di truyền → (1) sai,(3) sai.

Tần số các alen tính chung cho cả 2 giới ở thế hệ xuất phát là pA = (0,8 + 0,4) : 2 = 0,6 ; qa = 0,4 và tần số này được suy trì qua các thế hệ tự thụ phấn → (4) đúng.

Cấu trúc di truyền quần thể khi đạt trạng thái cân bằng di truyền là: (0,6)2 AA : (2 x 0,6 x 0,4) Aa : (0,4)2 aa = 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa → (2) đúng.

Câu 16:

Do quần thể tự thụ phấn nên F0: x AA : y Aa : 0,1 aa → F1 : aa = 0,25y + 0,1 = 0,16 → y = 0,24

F0 có tỉ lệ kiểu gen: 0,66AA : 0,24Aa : 0,1aa

F1 : 0,72AA : 0,12Aa : 0,16aa

F2: 0,75AA : 0,06Aa : 0,19aa

Câu 24:

Cấu trúc di truyền của quần thể = 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa

- Tỉ lệ cá thể mang alen lặn trong quần thể chiếm (0,48+0,36) = 0,84aa → A sai.

- Tỉ lệ kiểu gen dị hợp trong số cá thể mang kiểu hình trội = 0,48/0,64 = 0,75 → B sai.

- Lấy ngẫu nhiên một cá thể trội trong quần thể thì xác suất gặp cá thể mang gen lặn = 0,48/0,64 = 0,75 = 3/4 → C đúng.

- Các cá thể trội trong quần thể có tỉ lệ kiểu gen: 0,16/0,64 AA : 0,48/0,64 Aa = 0,25 AA : 0,75 Aa → pA = 0,625; qa = 0,375 ở cả 2 giới như nhau → Sau 1 thế hệ ngẫu phối đã đạt trạng thái cân bằng di truyền → D sai.

Câu 25:

Cấu trúc di truyền của quần thể: (0,5IA : 0,2IB : 0,3IO)2 → (1), (2), (3) đúng; (4), (5) sai.

Câu 26:

Gọi: A = p, a = q, a1 = r.

Ta có: Số con xám: AA + Aa + Aa1 = p2 + 2pq + 2pr = 0,64.

Số con đen: q2aa + 2qraa1 = 0,35.

Số con trắng: r2aa = 0,01.

→ pA = 0,4 ; qa = 0,5; ra1 = 0,1 → (1) đúng

Nếu lấy ngẫu nhiên 2 con xám của quần thể, thì xác suất gặp 1 cá thể đồng hợp là

2 x 0,16/0,64 x 0,48/0,64 = 37,5% → (2) đúng

Tỉ lệ cá thể xám dị hợp = 0,64 – 0,16 = 48% → (3) đúng

Số con dị hợp trong quần thể = 100% - 42% (AA + aa + a1a1 = 0,16 + 0,25 + 0,01) = 58% → (4) đúng.

Câu 27:

Gen thứ nhất có tối đa: (2 x 3)/2 = 3 (kiểu gen).

Gen thứ hai có tối đa: (3 x 4)/2 = 6 (kiểu gen).

Gen thứ ba có tối đa: (4 x 5)/2 + 4 = 14 (kiểu gen).

Số loại kiểu gen tối đa liên quan đến các locut trên là: = 3x6x14 = 252 → (1) đúng

Số loại kiểu gen dị hợp về tất cả các gen trên ở giới đồng giao tử là = 1x3x6 = 18 → (2) đúng

Số loại kiểu gen tối đa ở giới XY = 3 x 6 x 4 = 72 → (3) đúng

Số loại kiểu gen đồng hợp ở giới đồng giao tử = 2 x 3 x 4 = 24 → (4) sai

 

Bài viết gợi ý: