Bài 23. Ôn tập phần Di truyền học

Câu 1.    Bảng 23.1 – Những diễn biến cơ bản của các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử


 

Câu 2.    Giải thích sơ đồ phân loại biến dị

 

-   Thường biến: là những biến đổi xảy ra thường xuyên, đồng loạt và theo một hướng xác định của các cá thể trong quần thể. Nguyên nhân của thường biến là do sự thay đổi của các điều kiện môi trường làm cho cá thể có những thay đổi để kịp thời thích nghi. Thường biến chỉ là sự biến đổi về mặt kiểu hình, không liên quan đến kiểu gen do đó không thể di truyền cho thế hệ sau.

-   Biến dị tổ hợp: là những sai khác giữa các cá thể trong quần thể do sự tổ hợp lại các đặc điểm vốn có ở bố mẹ. Biến dị tổ hợp sinh ra do quá trình tổ hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử (các alen) của bố mẹ trong quá trình sinh sản hữu tính. Trong quần thể sinh sản hữu tính biến dị tổ hợp rất đa dạng và là nguyên liệu thứ cấp cung cấp cho quá trình tiến hoá và chọn giống.

-   Đột biến gen: là những thay đổi đột ngột trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc vài cặp nuclêôtit trên gen. Đột biến gen có thể phát sinh do sự kết cặp không đúng trong quá trình tự nhân đôi hoặc do những tác động của các tác nhân đột biến (lí, hoá, sinh) từ bên ngoài môi trường. Đột biến gen trội sẽ biểu hiện ngay thành kiểu hình, đột biến gen lặn chỉ biểu hiện khi có sự tái tổ hợp ở trạng thái đồng hợp tử (aa). Đột biến gen rất đa dạng và là nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá và chọn giống.

-   Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST, dạng đột biến này làm sắp xếp lại trình tự các gen và thay đổi hình dạng, cấu trúc của NST. Do các tác nhân vật lí như tia phóng xạ, hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, diệt cỏ, do virus... hoặc do sự biến đổi sinh lí nội bào. Đột biến cấu trúc có 4 dạng cơ bản là: mất, lặp, đảo và chuyển đoạn NST.

-   Đột biến lệch bội: là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở 1 hay vài cặp NST. Nguyên nhân do các tác nhân lí hóa của môi trường trong hoặc bên ngoài cơ thể làm rối loạn sự phân li bình thường của một hoặc 1 số cặp NST trong quá trình giảm phân tạo thành giao tử bất thường, giao tử này kết hợp với các giao tử bình thường hoặc không bình thường khác trong thụ tinh tạo thành đột biến dị bội.

-   Đột biến đa bội: là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở toàn bộ các cặp NST của cá thể, làm cho bộ NST của cá thể tăng lên nhiều hơn 2n (3n, 4n, 5n…). Có 2 dạng đột biến đa bội là đa bội chẵn và đa bội lẻ . Thể đa bội có số lượng NST tăng gấp nhiều lần nên quá trình sinh tổng hợp các chất diễn ra mạnh mẽ  tế bào to, sinh trưởng tốt. Thể đa bội thường được ứng dụng trong trồng trọt để thu sản phẩm từ cơ quan sinh dưỡng. ví dụ: nho tứ bội, dâu, táo...

Câu 3.    Bảng 23.2 – Cơ chế của các dạng đột biến

 

Câu 4.    Bảng 23.3 – Tóm tắt các quy luật di truyền

 

Câu 5.    Bảng 23.4 – So sánh đột biến và thường biến

 

Câu 6.    Bảng 23.5 – So sánh quần thể tự phối và ngẫu phối

 

Câu 7.    Bảng 23.6 – Nguồn vật liệu và phương pháp chọn giống

 

Bài 1: Hãy điền các chú thích thích hợp vào bên cạnh các mũi tên nêu trong sơ đồ dưới đây để minh hoạ quá trình di truyền ở mức độ phân tử:

 

Bài 2: Tại sao mỗi mạch của phân tử ADN lại được tổng hợp theo một cách khác nhau?

Sao chép ADN kiểu nửa gián đoạn là kiểu sao chép mà một mạch đơn mới được tổng hợp liên tục khi nó dựa vào mạch khuôn cũ có chiều 3′-> 5′. Còn mạch đơn thứ 2 được tổng hợp theo từng đoạn (gián đoạn) khi mạch khuôn cũ của nó có chiều 5’—> 3′.

Từng đoạn nuclêôtit ngắn gọi là đoạn Okazaki. Mỗi đoạn Okazaki đều được tổng hợp theo hướng 5’—> 3′.

Bài 3: Hãy giải thích cách thức phân loại biến dị được nêu trong bài và cho biết đặc điểm của từng loại?

Cách phân chia biến dị theo khả năng có thể di truyền hay không?

Đột biến: những biến đổi trong vật chất di truyển.

  • Đột biến gen: những biến đổi trong cấu trúc của gen.
  • Đột biến NST: những biến đổi trong cấu trúc NST.

Thường biến: những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen do sự thay đổi của môi trường sống.

Bài 4: Cho một cây đậu Hà Lan có kiểu gen dị hợp tử quy định với kiểu hình hoa đỏ tự thụ phấn. Ở đời sau người ta lấy ngẫu nhiên 5 hạt đem gieo. Xác suất để cả 5 hại cho ra cả 5 cây đều có hoa trắng là bao nhiêu? Xác suất để trong số 5 cây con có ít nhất có một cây hoa đỏ là bao nhiêu?

Xác suất để 5 hạt đều cho cây hoa trắng là (0,25)5. Để tìm xác suất trong số 5 cây ít nhất có một cây hoa đỏ ta chỉ cần lấy 1 — (xác xuất để 5 cây đều cho hoa trắng) = 1 – (0,25)s.

Bài 5: Một số cặp vợ chồng bình thường sinh ra người con bị bệnh bạch tạng. Tỉ lệ người con bị bệnh bạch tạng thường chiếm khoảng 25% tổng số con của các cặp vợ chồng này. Những người bị bệnh bạch tạng lấy nhau thường sinh ra 100% số con bị bệnh bạch tạng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hai vợ chồng cùng bị bệnh bạch tạng lấy nhau lại sinh ra người con bình thường. Hãy giải thích cơ sở di truyền học có thể có của hiện tượng này?

Hai vợ chồng cùng bị bệnh bạch tạng mà lại sinh ra người con bình thường thì ta có thế kết luận alen gây bệnh bạch tạng ở mẹ thuộc một gen khác với gen gây bệnh bạch tạng ở bố. Do có sự tương tác gen nên ở người con đã có màu da bình thường.

Bài 6: Tại sao bệnh di truyền do gen lặn liên kết với giới tính X ở người lại dễ được phát hiện hơn so với bệnh do gen lặn nằm trên NST thường?

Gen lặn trên NST thường khó phát hiện hơn so với gen lặn trên NST X ở người là vì gen lặn trên NST thường chỉ được biểu hiện ra kiểu hình khi có cả hai alen lặn còn gen lặn trên NST X chỉ cần một alen lặn cũng đã biểu hiện ra kiểu hình ở nam giới.

Bài 7: Một quần thể khi nào thì được gọi là cân bằng di truyền (cân bằng Hacđi – Vanbec)?

Một quần thể được gọi là cân bằng di truyền khi thỏa mãn công thức: p2 AA + 1pq Aa + q2 aa =1.

Bài 8: Để tạo giống vi sinh vật, người ta hay dùng biện pháp gì? Giải thích?

Phương pháp thích hợp là gây đột biến gen.

Bài 9: Những người có bộ NST: 44 NST thường + XXY hoặc 44 NST thường + XXXY đều là nam giới. Những người có bộ NST với 44 NST thường + X hoặc 44 NST thường + XXX đều là nữ giới. Từ thực tế này chúng ta có thể rút ra được kết luận gì?

Từ những người có bộ NST bất thường này ta có thể rút ra kết luận là nhiễm sắc thể Y ở người có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quy định nam tính. Nếu có nhiễm sắc thể Y thì hợp tử sẽ phát triển thành con trai còn không có Y thì hợp tử phát triển thành con gái.

 

Bài viết gợi ý: