BÀI 30. SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ
Virut không có cấu tạo tế bào nên người ta thường dùng thuật ngữ nhân lên thay cho thuật ngữ sinh sản.
I. CHU TRÌNH NHÂN LÊN CỦA VIRUT
Chu trình nhân lên của virut động vật
1. Sự hấp phụ
- Gai glicôprôtêin của virut đặc hiệu với thụ thể bề mặt tế bào à virut bám vào tế bào.
2. Xâm nhập
- Đối với virut động vật: virut đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chất sau đó “cởi vỏ” để giải phóng axit nuclêic.
- Đối với phagơ: enzim lizôzim phá huỷ thành tế bào để bơm axit nuclêic vào, vỏ nằm bên ngoài.
3. Sinh tổng hợp
- Virut sử dụng nguyên liệu và enzim của tế bào chủ để tổng hợp axit nuclêic và các loại prôtêin cho mình.
4. Lắp ráp
- Lắp ráp axit nuclêic vào prôtêin vỏ để tạo thành virut hoàn chỉnh.
5. Giải phóng
- Virut phá vỡ tế bào vật chủ để ồ ạt chui ra ngoài.
- Khi virut nhân lên nhưng không làm tan tế bào gọi là chu trình tiềm tan
- Khi virut nhân lên làm tan tế bào gọi là chu trình sinh tan.
II. HIV/AIDS
1. Khái niệm về HIV
- HIV (Human Immunodeficiency Virus) là virut gây suy giảm miễn dịch ở người. HIV do Robert Gallo và Luc Montagnie phân lập ở Pháp năm 1983.
- HIV gây nhiễm và phá hủy 1 số tế bào của hệ thống miễn dịch cơ thể (Limphô T- CD4) à cơ thể mất khả năng miễn dịch à vi sinh vật cơ hội tấn công à gây bệnh cơ hội.
2. Ba con đường lây truyền HIV
- Qua đường máu.
- Qua đường tình dục.
- Từ mẹ sang con.
3. Ba giai đoạn phát triển của bệnh
- Giai đoạn sơ nhiễm hay giai đoạn cửa sổ: 2 tuần - 3 tháng, không có triệu chứng.
- Giai đoạn không triệu chứng: 1-10 năm. Số lượng tế bào T - CD4 giảm dần.
- Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS: Xuất hiện các bệnh cơ hội: sốt, tiêu chảy, viêm da, ung thư… chết.
4. Biện pháp phòng ngừa
Cho đến nay chưa có thuốc phòng và chữa HIV. Hiện nay có nhiều thuốc như AZT, DDC, DDI... có tác dụng làm chậm sự phát triển của HIV nhưng chưa hữu hiệu và có nhiều phản ứng phụ. Phương pháp điều trị kết hợp các loại thuốc tuy có hiệu quả bước đầu nhưng rất tốn kém.
- Hiểu biết về HIV/AIDS.
- Sống lành mạnh.
- Vệ sinh y tế.
- Loại trừ tệ nạn xã hội.
BÀI TẬP :
Nêu 5 giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào?
Lời giải:
Năm giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào gồm:
Giai đoạn hấp phụ: Gai glycôprôtêin hoặc prôtêin đặc hiệu của virut bám lên thụ thể bề mặt của tế bào.
Giai đoạn xâm nhập:
- Phagơ: enzim lizôzim phá hủy thành tế bào để bơm axit nuclêic vào tế bào chất, vỏ nằm bên ngoài.
- Virut động vật: nuclêôcapsit vào tế bào chất sau đó "cởi vỏ" để giải phóng axit nuclêic.
Giai đoạn sinh tổng hợp: Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin vỏ cho riêng mình.
Giai đoạn lắp ráp: lắp axit nuclêic vào prôtêin vỏ để tạo virut hoàn chỉnh.
Giai đoạn phóng thích:
- Virut phá vỡ tế bào ồ ạt chui ra ngoài.
- Khi virut nhân lên làm tan tế bào thì gọi là chu trình tan.
HIV có thể lây nhiễm theo những con đường nào?
Lời giải:
Trong máu người nhiễm HIV có virut HIV. Virut HIV có thể lây nhiễm theo 3 con đường:
- Qua đường máu: truyền máu, tiêm chích, xăm mình, ghép tạng...
- Qua đường tình dục: khi quan hệ tình dục không an toàn.
- Từ mẹ sang con: khi thai càng lớn thì khả năng truyền HIV từ mẹ sang con ngày càng cao; trong sữa mẹ có HIV, khi trẻ bú sữa mẹ, virut sẽ thâm nhập vào cơ thể trẻ thông qua những vết thương hở ở đường tiêu hóa.
Thế nào là bệnh cơ hội và vi sinh vật gây bệnh cơ hội?
Lời giải:
Ở điều kiện bình thường, một số vi sinh vật thường không thể gây bệnh.
Khi cơ thể yếu, khả năng miễn dịch bị suy giảm thì các vi sinh vật này sẽ gây bệnh. Bệnh này gọi là bệnh cơ hội. Vi sinh vật gây bệnh gọi là vi sinh vật cơ hội.
Tại sao lại nói HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch?
Lời giải:
Đối tượng tấn công của virut HIV là tế bào limpho T4 (T- CD4), đây là tế bào thuộc hệ miễn dịch. Khi các tế bào này bị HIV tấn công, số lượng tế bào trong cơ thể sẽ bị giảm nhanh chóng, hệ thống miễn dịch trở nên suy yếu và dẫn đến mất khả năng miễn dịch. Vì vậy HIV được gọi là virut gây hội chứng suy giảm miễn dịch.
Cần phải có nhận thức và thái độ như thế nào để phòng tránh lây nhiễm HIV?
Lời giải:
Hiện nay chưa có vacxin phòng HIV hữu hiệu. Do vậy, để phòng tránh lây nhiễm HIV chúng ta cần có nhận thức và thái độ đúng đắn.
- Phải có lối sống lành mạnh.
- Bài trừ trừ các tệ nạn xă hội.
- Không tiêm chích ma túy.
- Đảm bảo an toàn khi truyền máu, ghép tạng, không xăm mình, không dùng chung bơm kim tiêm.
- Khi mẹ đã bị nhiễm HIV thì không nên sinh con.
- Nâng cao ý thức cộng đồng, am hiểu về HIV.
-Tạo điều kiện giúp đỡ người nhiễm HIV hòa nhập cuộc sống.
Vì sao mỗi loại virus chỉ có thể xâm nhập vào 1 số loại tế bào nhất định.
Lời giải:
Bởi vì gai glycoprotein hoặc protein bề mặt virus phải đặc hiệu với thụ thể của tế bào thì virus mới có thể bám vào được. Vậy nên mỗi loại virus chỉ có thể xâm nhập vào 1 số loại tế bào nhất định.
- Các đối tượng nào có nguy cơ lây nhiễm cao?
- Tại sao nhiều người không hay biết mình có đang bị nhiễm HIV. Điều đó nguy hiểm thế nào đối với xã hội?
Lời giải:
- Đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao là người quan hệ tình dục, nhận máu, cơ quan của người nhiễm HIV.
- Những người không biết mình bị nhiễm HIV có thể tham gia các hoạt động hiến máu, hiến tạng, … quan hệ tình dục làm cho người khác cũng bị nhiễm.
Nêu 5 giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào.
Lời giải:
Năm giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào gồm:
- Giai đoạn hấp phụ: Nhờ glicôprôtêin đặc hiệu bám lên thụ thể bề mặt của tế bào, nếu không thì virut không bám được vào.
- Giai đoạn xâm nhập: Đối với phagơ enzim lizôzim phá hủy thành tế bào để bơm axit nuclêic vào tế bào chất. Đối với virut động vật đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chất sau đó “cởi vỏ” để giải phóng axit nuclêic.
- Giai đoạn sinh tổng hợp: Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin cho riêng mình.
- Giai đoạn lắp ráp: Lắp axit nucleotit vào protein vỏ để tạo virut hoàn chỉnh.
- Giai đoạn phóng thích: Virut phá vỡ tế bào ồ ạt chui ra ngoài. Khi virut nhân lên làm tan tế bào thì gọi là chu trình tan.
HIV có thể lây nhiễm theo những con đường nào?
Lời giải:
Ba con đường lây nhiễm HIV:
- Qua đường máu: truyền máu, tiêm chích, xăm mình, ghép tạng...
- Qua đường tình dục.
- Mẹ nhiễm HIV truyền cho con qua bào thai hoặc sữa mẹ.
Thế nào là bệnh cơ hội và vi sinh vật gây bệnh cơ hội?
Lời giải:
Ở điều kiện bình thường, một số vi sinh vật thường không gây bệnh, nhưng khi cơ thể yếu, khả năng miễn dịch bị suy giảm thì chúng trở thành gây bệnh, bệnh do vi sinh vật gây ra gọi là bệnh cơ hội. Vi sinh vật gây bệnh gọi là vi sinh vật cơ hội.
Tại sao nói HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch?
Lời giải:
HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người. Chúng có khả năng lây nhiễm và phá hủy một số tế bào của hệ thống miễn dịch (tế bào limphô T4 và đại thực bào). Sự giảm số lượng các tế bào này làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể.
Cần phải nhận thức và thái độ như thế nào để phòng tránh lây nhiễm HIV?
Lời giải:
Hiện nay chưa có vacxin phòng HIV hữu hiệu, cho nên cần phải có lối sống lành mạnh, loại trừ các tệ nạn xă hội. Đảm bảo vệ sinh khi truyền máu, ghép tạng, không xăm mình và không tiêm chích ma túy. Khi mẹ đã bị nhiễm HIV thì không nên sinh con.
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM :
Câu 1: Tại sao người ta thường dùng thuật ngữ nhân lên thay cho thuật ngữ sinh sản đối với virut?
A. Virut không phải là sinh vật
B. Virut chưa có cấu tạo tế bào
C. Virut chỉ nhân lên khi ở trong tế bào chủ
D. Cả A, B và C
Câu 2: Vì sao mỗi loại virut chỉ nhân lên trong một số loại tế bào nhất định?
A. Gai glicoprotein của virut phải đặc hiệu với thụ thể treen bề mặt của tế bào chủ
B. Protein của virut phải đặc hiệu với thụ thể trên bề mặt của tế bào chủ
C. Virut không có cấu tạo tế bào
D. Cả A và B
Câu 3: Điều nào sau đây là đúng với sự xâm nhập của phago vào tế bào chủ?
A. Phago chỉ bơm axit nucleic vào tế bào chủ
B. Phago đưa cả axit nucleic và vỏ protein vào tế bào chủ
C. Phago chỉ đưa vỏ protein vào tế bào chủ
D. Tùy từng loại tế bào chủ mà phago đưa axit nucleic hay vỏ protein vào
Câu 4: Giai đoạn nào sau đây có sự nhân lên của axit nucleic trong tế bào chủ?
A. hấp thụ B. xâm nhập
C. sinh tổng hợp D. lắp ráp
E. phóng thích
Câu 5: Điều nào sau đây là đúng với sự sinh tổng hợp của virut?
A. Virut sử dụng enzim của tế bào chủ trong quá trình nhân lên của mình
B. Virut sử dụng nguyên liệu của tế bào chủ trong quá trình nhân lên của mình
C. Một số virut có enzim riêng tham gia vafp quá trình nhân lên của mình
D. Cả A, B và C
Câu 6: HIV là
A. Virut gây suy giảm khả năng kháng bệnh của người
B. Bệnh nguy hiểm nhất hiện nay vì chưa có thuốc phòng cũng như thuốc chữa
C. Virut có khả năng phá hủy một số loại tế bào của hệ thống miễn dịch của cơ thể
D. Cả A và C
Câu 7: Khi ở trong tế bào limpho T, HIV
A. Là sinh vật
B. Có biểu hiện như một sinh vật
C. Tùy từng điều kiện, có thể là sinh vật hoặc không
D. Là vật vô sinh
Câu 8: Virut bám được vào tế bào chủ là nhờ
A. Các thụ thể thích hợp có sẵn trên bề mặt tế bào chủ
B. Các thụ thể mới được tạo thành trên bề mặt tế bào chủ do virut gây cảm ứng
C. Các thụ thể thích hợp có sẵn trên vỏ ngoài của virut
D. Cả A, B và C
Câu 9: Ý nào sau đây là sai?
A. HIV lây nhiễm khi người lành dùng chung bơm kim tiêm với người bị nhiễm HIV
B. HIV lây nhiễm khi người lành quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV
C. HIV lây nhiễm khi truyền máu của người lành cho người bị nhiễm HIV
D. Cả A và B
Câu 10: Khi cơ thể đã bị nhiễm HIV nhưng không biểu hiện triệu chứng gì là đặc điểm của
A. dinh dưỡng cửa sổ B. giai đoạn không triệu chứng
C. giai đoạn biểu hiện triệu chứng D. A hoặc B
Câu 11: Điểm nào sau đây là đúng khi nói về việc phòng trừ bệnh do HIV gây ra?
A. Chưa có vacxin phòng HIV
B. Chưa có thuốc đặc trị
C. Chưa có thuốc đặc trị và vacxin phòng HIV hữu hiệu
D. Cả A, B và C
Đáp án
Câu 1: D. Cả A, B và C
Câu 2: D. Cả A và B
Câu 3: A. Phago chỉ bơm axit nucleic vào tế bào chủ
Câu 4: C. sinh tổng hợp
Câu 5: D. Cả A, B và C
Câu 6: D. Cả A và C
Câu 7: B. Có biểu hiện như một sinh vật
Câu 8: A. Các thụ thể thích hợp có sẵn trên bề mặt tế bào chủ
Câu 9: C. HIV lây nhiễm khi truyền máu của người lành cho người bị nhiễm HIV
Câu 10: D. A hoặc B
Câu 11: C. Chưa có thuốc đặc trị và vacxin phòng HIV hữu hiệu