BÀI 33: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT

I. HOÁ THẠCH VÀ VAI TRÒ CỦA HOÁ THẠCH TRONG NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI

1. Hoá thạch là gì?

- Hoá thạch là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất. Di tích của sinh vật để lại có thể dưới dạng các bộ xương, những dấu vết của sinh vật để lại trên đá (vết chân, hình dáng…), xác các sinh vật được bảo quản gần như nguyên vẹn trong các lớp hổ phách hoặc trong các lớp băng,...

2. Vai trò của các hoá thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới

- Hoá thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng trực tiếp về sự phát triển của sinh giới. Bằng phương pháp xác định tuổi của các hoá thạch, người ta có thể biết được loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau cũng như mối liên hệ họ hàng giữa các loài.

- Tuổi của hoá thạch có thể xác định bằng phươg pháp phân tích các đồng vị phóng xạ của Cacbon hoặc Urani.

II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT

1. Hiện tượng trôi dạt lục địa

- Hiện tượng trôi dạt lục địa là hiện tượng các phiến kiến tạo trên lớp vỏ trái đất liên tục di chuyển do lớp dung nham nóng chảy bên dưới chuyển động.

- Những biến đổi về kiến tạo của vỏ trái đất như quá trình tạo núi, trôi dạt lục địa dẫn đến thay đổi rất mạnh điều kiện khí hậu của trái đất, do vậy có thể dẫn đến những đợt đại tuyệt chủng hàng loạt các loài và sau đó là thời điểm bùng nổ sự phát sinh các loài mới.

2. Sinh vật trong các đại địa chất

- Dựa vào quá trình biến đổi của trái đất, và các hoá thạch điển hình các nhà địa chất học chia lịch sử phát triển của trái đất thành các giai đoạn chính được gọi là các đại địa chất. Bao gồm: đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh. Các đại lại được chia nhỏ thành các kỉ. Ranh giới giữa các đại hoặc các kỉ thường là các giai đoạn có những biến đổi của trái đất làm cho sinh vật bị tuyệt chủng hàng loạt và sau đó là bắt đầu một giai đoạn tiến hoá mới của các sinh vật sống sót. Các sinh vật sống sót tiến hoá và bước vào giai đoạn bùng nổ, phát sinh các loài mới và chiếm lĩnh các ổ sinh thái còn trống.

- Mỗi đại, mỗi kỉ thường có các đặc điểm về địa chất và khí hậu riêng biệt nên cũng kéo theo sự phát triển của nhóm sinh vật điển hình. Ví dụ: đại Trung sinh còn được gọi là kỷ nguyên của bò sát.

BÀI TẬP :

Câu 1.    Tại sao hoá thạch là bằng chứng của tiến hoá?

-        Hoá thạch là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất. Di tích của sinh vật để lại có thể dưới dạng các bộ xương, những dấu vết của sinh vật để lại trên đá (vết chân, hình dáng…), xác các sinh vật được bảo quản gần như nguyên vẹn trong các lớp hổ phách hoặc trong các lớp băng,...

-        Hoá thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng trực tiếp về sự phát triển của sinh giới. Bằng phương pháp xác định tuổi của các hoá thạch, người ta có thể biết được loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau cũng như mối liên hệ họ hàng giữa các loài.

Câu 2.    Người ta căn cứ vào đâu để tính tuổi của hoá thạch?

-        Tuổi của hoá thạch có thể xác định bằng phươg pháp phân tích các đồng vị phóng xạ của Cacbon hoặc Urani.

Câu 3.    Nêu các sinh vật điển hình của các kỉ.

-        Đệ tứ - đại Tân sinh: loài người

-        Đệ Tam – Đại Tân sinh: phát sinh các nhóm linh trưởng, cây có hoa ngự trị. Phân hóa lớp thú, chim, côn trùng

-        Phấn trắng – Đại Trung sinh: xuất hiện thực vật có hoa. Tiến hóa động vật có vú. Cuối kỉ tuyệt diệt nhiều sinhvật, kể cả bò sát cổ.

-        Jura – Đại Trung sinh: cây hạt trần và bò sát cổ ngự trị. Phân hóa chim.

-        Tam điệp – Đại Trung sinh: cây hạt trần ngự trị, phân hóa bò sát cổ. Cá xương phát triển, phát sinh thú và chim

-        Pecmi – Đại Cổ sinh: phân hóa bò sát, côn trùng. Tuyệt diệt nhiều loài động vật biển

-        Than đá – Đại Cổ sinh: dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện. Lưỡng cư ngự trị.

-        Đêvôn – Đại Cổ sinh: phân hóa cá xương, phát sinh lưỡng cư, côn trùng

-        Silua – Đại Cổ sinh:cây có mạch và động vật lên cạn.

-        Ocđôvic – Đại Cổ sinh: phát sinh thực vật, tảo biển ngự trị. Tuyệt diệt nhiề sinh vật

-        Cambri – Đại Cổ sinh: phát sinh các ngành động vật, phân hóa tảo.

-        Đại Nguyên sinh: động vật không xương sống bậc thấp. Tảo

-        Đại Thái cổ: hóa thạch sinh vật nhân sơ cổ xưa nhất.

Câu 4.    Phân tích mối quan hệ giữa điều kiện địa chất, khí hậu với sinh vật qua các kỉ địa chất. Cho một số ví dụ.

-        Sự tiến hóa của sinh vật có liên quan đến điều kiện địa chất, khí hậu qua các thời đại và kỉ địa chất.

-        Ví dụ: ở kỉ Jura thuộc đại Trung sinh, hình thành 2 lục địa, biển tiến vào lục địa, khí hậu ấm áp, do đó cây hạt trần, bò sát cổ phát triển và ngự trị; ở Kỉ Đệ tam thuộc đại Tân sinh, khí hậu ấm áp dẫn đến thực vậtcó hoa, các động vật phát triển và phân hóa nhiều, đa dạng; ở kỉ Pecmi thuộc Đại Cổ sinh, liên kết đại lục, biển thu hẹp, băng hà, khí hậu khô lạnh dẫn đến tuyệt diệt nhiều động vật biển; cuối kỉ Phấn trắng bò sát cổ bị tuyệt diệt do khí hậu khô, do nhiều thiên thạch va chạm vào Trái Đất.

Câu 5.    Hiện tượng trôi dạt lục địa ảnh hưởng như thế nào đến sự tiến hoá của sinh giới?

-        Hiện tượng trôi dạt lục địa là hiện tượng các phiến kiến tạo trên lớp vỏ trái đất liên tục di chuyển do lớp dung nham nóng chảy bên dưới chuyển động.

 

-        Những biến đổi về kiến tạo của vỏ trái đất như quá trình tạo núi, trôi dạt lục địa dẫn đến thay đổi rất mạnh điều kiện khí hậu của trái đất. Ví dụ: khi các lục địa liên kết lại thành siêu lục địa thì vùng trung tâm siêu lục địa sẽ trở nên khô hạn nhiều. Do vậy có thể dẫn đến những đợt đại tuyệt chủng hàng loạt các loài và sau đó là thời điểm bùng nổ sự phát sinh các loài mới.

Bài 6: Hóa thạch là gì? Nêu vai trò của hoá thạch trong nghiên cứu lịch sử tiến hoá của sinh giới?

Hoá thạch là di vật của sinh vật để lại. Nó có thể là xác sinh vật được bảo quản nguyên vẹn không bị phân hủy trong các lớp băng,trong hổ phách. Hoá thạch cũng có thể chỉ là những bộ xương hoặc phần cứng của sinh vật được bảo quản trong đất đá hoặc những khuôn mẫu của sinh vật trong đá,.. hóa thạch là bằng chứng trực tiếp nói lên mối quan hệ họ hàng giữa các loài đã chết với các loài đang sống. Các nhà khoa học nhận thấy các loài hoáthạch được tìm thấy ở các địa tầng càng gần mặt đất thì hoá thạch càng có nhiều đặc điểm giống với các loài đang sinh sống trên mặt đất tại nơi tìm thấy hoá thạch.

Bài 7: Dựa vào đâu người ta phân chia lịch sử Trái Đất thành các niên đại?

Tuổi của các hoá thạch thường được xác định bằng các đồng vị phóng xạ có trong hoá thạch hoặc trong các lớp đất đá chứa hóa thạch. Người ta hay dùng l4C hoặc uranium 235 đế xác định tuổi hoá thạch.

Bài 8: Hiện tượng trôi dạt lục địa ảnh hưởng như thế nào đến sự tiến hoá của sinh giới?

Hiện tượng trôi dạt lục địa ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện khí hậu Trái Đất. Ví dụ: khi các lục địa liên kết lại với nhau thành siêu lục địa thì cùng trung tâm của siêu lục địa sẽ trở nên khô hạn hơn nhiều và ngược lại. Sự trôi dạt lục địa cũng ảnh hưởng đến sự phát tán và sự tiến hoá của sinh vật. Sự trôi dạt lục địa cũng làm xuất hiện các dãy núi, động đất, sóng thần… dẫn đến làm tuyệt chủng nhiều loài sinh vật.

Bài 9: Bò sát khổng lồ phát triển mạnh vào thời kì nào? Động vật có vú đầu tiên xuất hiện khi nào?

  • Bò sát khổng lồ phát triển mạnh vào kỉ Jura, đại Trung sinh. Khi hình thành 2 đại lục Bắc và Nam. Biển tiến vào lục địa. Khí hậu ấm áp.
  • Động vật có vú đầu tiên xuất hiện vào đại Trung sinh, phân bố đại lục và dại dương khác xa hiện nay. Khí quyển nhiều CO2.

Bài 10: Khí hậu của Trái Đất sẽ như thế nào trong những thế kỉ và thiên niên kỉ tới và ta có thể làm gì đế ngăn chặn nạn đại diệt chủng sắp tới do con người gây ra?

Hiện tượng Trái Đất nóng dần lên do kết quả của hiệu ứng nhà kính do con người gây ra đang là vấn đề quan tâm của toàn nhân loại.

Trái Đất nóng dần làm tan băng ở các cực của Trái Đất dẫn đến mực nước biển dâng cao gây ra hàng loạt những ảnh hưởng về sinh thái học, đe dọạ sự tuyệt chúng của nhiều loài sinh vật. Chúng ta cần phải hạn chế các tác động làm ô nhiễm môi trường, giảm bớt các khí thải độc hại làm cho Trái Đất nóng lên, bảo vệ rừng nguyên sinh và trồng thêm rừng… xây dựng một nền nông nghiệp bền vững.

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM :

Câu 1: Sự phát sinh, phát triển của sự sống trên Trái Đất lần lượt trải qua các giai đoạn:

A. Tiến hóa hóa học – tiến hóa sinh học.

B. Tiến hóa hóa học – tiến hóa tiền sinh học - tiến hóa sinh học.

C. Tiến hóa sinh học – tiến hóa hóa học – tiến hóa tiền sinh học.

D. Tiến hóa tiền sinh học – tiến hóa sinh học – tiến hóa hóa học.

Câu 2: Khi nói về giai đoạn tiến hóa hóa học, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Trong giai đoạn tiến hóa hóa học, các chất vô cơ kết hợp với nhau hình thành nên các chất hữu cơ đôn giản rồi từ đó hình thành các chất hữu cơ phức tạp dưới tác động của các nguồn năng lượng tự nhiên (bức xạ nhiệt, tia tử ngoại,…).

(2) Thực chất của tiến hóa hóa học là quá trình phức tạp hóa các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ.

(3) Quá trình hình thành các hợp chất vô cơ từ chất hữu cơ bằng con đường hóa học.

(4) Năm 1950, Fox và cộng sự đã chứng minh được các protein nhiệt có thể tự hình thành các axit amin mà không cần đến các cơ chế dịch mã.

A. 1        B. 2

C. 3        D. 4

Câu 3: Trong các sự kiện sau đây, những sự kiện nào là của giai đoạn tiến hóa hóa học?

(1) Sự xuất hiện các enzim.

(2) Sự hình thành các tế bào sơ khai.

(3) Sự hình thành các phân tử hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ.

(4) Sự hình thành các đại phân tử hữu cơ từ các chất hữu cơ đơn giản.

(5) Sự xuất hiện màng sinh học.

(6) Sự hình thành các đại phân tử có khả năng tự sao chép.

A. (2), (4) và (6)

B. (2), (5) và (6)

C. (3), (4) và (6)

D. (1), (5) và (6)

Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về hiện tượng trôi dạt lục địa?

A. Trôi dạt lục địa là do các lớp dung nham nóng chảy bên dưới chuyển động.

B. Trôi dạt lục địa là do sự di chuyển của các phiến kiến tạo.

C. Cách đây khoảng 180 triệu năm, lục địa đã trôi dạt nhiều lần và làm thay đổi các đại lục, đại dương.

D. Hiện nay, các lục địa không còn trôi dạt nữa.

Câu 5: Dựa vào những biến đổi về địa chat, khí hậu, sinh vật, người ta chia lịch sử Trái Đất thành các đại theo thời gian từ trước đến nay là

A. đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh.

B. đại Thái cổ, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Nguyên sinh, đại Tân sinh.

C. đại Cổ sinh, đại Nguyên sinh, đại Thái cổ, đại Trung sinh, đại Tân sinh.

D. đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Trung sinh, đại Cổ sinh, đại Tân sinh.

Câu 6: Khi nói về sự phát triển của sinh giới, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Bò sát chiếm ưu thế ở kỉ kỉ Jura của đại Trung sinh.

(2) Đại Tân sinh đôi khi còn được gọi là kỉ nguyên của bò sát.

(3) Đại cổ sinh là đại mà sự sống di cư hàng loạt từ nước lên đất liền.

(4) Loài người xuất hiện ở kỉ Đệ tam của đại Tân sinh.

A. 1        B. 2

C. 3        D. 4

Câu 7: Khi nói về đại Tân sinh, có bao nhiêu nhận định sau đây không đúng?

(1) Cây hạt kín, chim, thú và côn trùng phát triển mạnh ở đại này.

(2) Được chia thành 2 kỉ, trong đó loài người xuất hiện vào kỉ Đệ tứ.

(3) Phân hóa các lớp Chim, Thú, Côn trùng.

(4) Ở kỉ Đệ tam, bò sát và cây hạt trần phát triển ưu thế.

A. 1        B. 2

C. 3        D. 4

Câu 8: Đại Trung sinh gồm các kỉ:

A. Cambri – Silua – Đêvôn.

B. Cambri – Tam điệp – Phấn trắng.

C. Tam điệp – Silua – Phấn trắng.

D. Phấn trắng – Jura – Tam điệp.

Câu 9: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Giai đoạn tiến hóa tiền sinh học là giai đoạn tiến hóa từ các chất vô cơ đơn giản hình thành nên các hợp chất hữu cơ đơn giản rồi đến các chất hữu cơ phức tạp.

B. Giai đoạn tiến hóa hóa học và giai đoạn tiến hóa tiền sinh học được tính từ khi bắt đầu hình thành những hợp chất hữu cơ đơn giản đến toàn bộ sinh giới như ngày nay.

C. Giai đoạn tiến hóa sinh học là giai đoạn tính từ khi xuất hiện những dạng sống đầu tiên trên Trái Đất đến toàn bộ sinh giới đa dạng, phong phú như ngày nay.

D. Giai đoạn tiến hóa tiền sinh học là giai đoạn tính từ những hợp chất hữu cơ đơn giản đến các sinh vật đầu tiên.

Câu 10: Ngày nay, sự sống không thể được hình thành từ các chất vô cơ theo phương thức hóa học vì:

A. thiếu những điều kiện lịch sử cần thiết

B. hoạt động phân giải của vi sinh vật đối với các chất sống ngoài cơ thể.

C. chất hữu cơ hiện nay trong thiên nhiên chỉ được tổng hợp theo phương thức sinh học trong các cơ thể sống.

D. cả A và B.

Đáp án - Hướng dẫn giải

 

 

Bài viết gợi ý: