Tóm tắt lý thuyết

1. Tìm hiểu về ròng rọc

Ròng rọc là một bánh xe dễ dàng quay quanh một trục, trên vành bánh xe có xẻ rãnh để đặt dây kéo

 Có 2 loại ròng rọc là: Ròng rọc cố định và ròng rọc động

Ròng rọc cố định là một bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục của bánh xe được mắc cố định ( có móc treo trên bánh xe).

Khi kéo dây, bánh xe quay quanh trục cố định. 

 

Ròng rọc động là một bánh xe có rãnh để vắt qua dây, trục của bánh xe không được mắc cố định.

  • Khi kéo dây, bánh xe vừa chuyển động cùng với trục của nó.

 

2. Ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào?

  • Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp (dưới lên) và chiều của lực kéo vật qua ròng rọc cố định là khác nhau. Độ lớn như nhau.
  • Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp (dưới lên) và chiều của lực kéo vật qua ròng rọc động là không thay đổi. Độ lớn của lực kéo vật lên trực tiếp lớn hơn độ lớn của lực kéo qua ròng rọc động

Kết luận:

    • Ròng rọc cố định có tác dụng làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
    • Dùng ròng rọc động thì lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật

Bài tập minh họa

Bài 1.

Sử dụng ròng rọc ta được lợi gì? Cho ví dụ.

Hướng dẫn giải:

  • Sử dụng ròng rọc khi đưa một vật lên cao ta được lợi:
    • Về lực.  
    • Về hướng của lực.  
    • Về đường đi.
  • Ví dụ:
    • Về lực: Trong xây dựng các công trình nhỏ, người công nhân dùng ròng rọc cố định để đưa các vật liệu lên cao. Khi dùng ròng rọc, thì người công nhân không phải mang, vác vật liệu lên cao mà chỉ cần đứng tại chỗ để di chuyển chúng.
    • Về hướng của lực: Ở đầu trên của cột cờ (ở sân trường) có gắn 01    
    • Về đường đi: Ở đầu móc các cần cẩu hay xe ôtô cần cẩu đều được lắp các ròng rọc động, nhờ đó mà người ta có thể di chuyển một cách dễ dàng các vật rất nặng có khối lượng hàng tấn lên cao với một lực nhỏ hơn trọng lượng của chúng

Câu hỏi trắc nghiệm (12 câu):

Câu 1: Chọn phát biểu sai khi nói về ròng rọc:

A. Ròng rọc cố định có tác dụng làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.

B. Dùng ròng rọc động thì lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật

C. Dùng ròng rọc động thì lực kéo vật lên lớn hơn trọng lượng của vật

D. Ròng rọc là một bánh xe dễ dàng quay quanh một trục, trên vành bánh xe có xẻ rãnh để đặt dây kéo

Đáp án đúng: C

Dùng ròng rọc động thì lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật  Đáp án C sai.

Câu 2: Sử dụng ròng rọc khi đưa một vật lên cao ta được lợi:

A. Về lực

B. Về hướng của lực

C. Về đường đi.

D. Cả 3 đều đúng.

Đáp án đúng: D

Sử dụng ròng rọc khi đưa một vật lên cao ta được lợi:

  • Về lực;    
  • Về hướng của lực;    
  • Về đường đi.

Câu 3: Trường hợp nào sau đây không sử dụng ròng rọc:

A. Trong xây dựng các công trình nhỏ, người công nhân cần đưa các vật liệu lên cao.

B. Khi treo hoặc tháo cờ tên cột cờ thì ta không phải trèo lên cột.

C. Chiếc kéo dùng để cắt kim loại thường có phần tay cầm dài hơn lưỡi kéo để được lợi về lực.

D. Ở đầu móc các cần cẩu hay xe ôtô cần cẩu đều được lắp các ròng rọc động.

Đáp án đúng: C

Chiếc kéo dùng để cắt kim loại thường có phần tay cầm dài hơn lưỡi kéo để được lợi về lực là trường hợp sử dụng đòn bẩy phù hợp .

Chọn đáp án C

Câu 4: Tác dụng của ròng rọc:

A. Tác dụng của ròng rọc là giảm lực kéo vật và đổi hướng của lực. 

B. Ròng rọc cố định giúp làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.

C. Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.

D. Tất cả các câu trên

Đáp án đúng: D

  • Tác dụng của ròng rọc là giảm lực kéo vật và đổi hướng của lực. 
  • Trong đó:
    • Ròng rọc cố định giúp làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
    • Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.

Câu 5: Ròng rọc được sử dụng trong trường hợp nào sau đây:

A. Kéo một thùng bêtông lên cao để đố trần nhà

B. Đưa một thùng phuy nặng từ mặt đường lên sàn xe tải.

C. Cái chắn ôtô tại những điểm bán vé trên đường cao tốc.

D. Tất cả đều sai

Đáp án đúng: A

Dùng ròng rọc cố định để đưa thùng bêtông lên cao . Khi dùng ròng rọc, thì người thợ xây không phải mang, vác bê tông lên cao mà chỉ cần đứng tại chỗ để di chuyển chúng.

Câu 6: Trong các câu sau đây, câu nào là không đúng? 

A. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi hướng của lực.

B. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực.

C. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực.

D. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi hướng của lực.

Đáp án đúng: B

Câu 7: Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực? 

A. Ròng rọc cố định. 

B. Ròng rọc động,

C. Mặt phẳng nghiêng.

D. Đòn bẩy.

Đáp án đúng: A

Câu 8: Lí do chính của việc đặt ròng rọc cố định ở đỉnh cột cờ là để có thể 

A. tăng cường độ của lực dùng để kéo cờ lên cao.

B. giảm cường độ của lực dùng để kéo cờ lên cao.

C. giữ nguyên hướng của lực dùng để kéo cờ lên cao.

D. thay đổi hướng của lực dùng để kéo cờ lên cao.

Đáp án đúng: D

Câu 9: Trong các câu sau, câu nào đúng nhất ? 

A. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi hướng của lực.

B. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi cả hướng và độ lớn của lực.

C. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực.

D. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi cả hướng và độ lớn của lực.

Đáp án đúng: B

Câu 10: Ròng rọc cố định được sử dụng trong công việc nào dưới đây? 

A. Đưa xe máy lên bậc dốc ở cửa để vào trong nhà.

B. Dịch chuyến một tảng đá sang bên cạnh.

C. Đứng trên cao dùng lực kéo lên để đưa vật liệu xây dựng từ dưới lên.

D. Đứng dưới đất dùng lực kéo xuống để đưa vật liệu xây dựng lên cao.

Đáp án đúng: D

Ròng rọc cố định được sử dụng trong việc đứng dưới đất dùng lực kéo xuống để đưa vật liệu xây dựng lên cao như ở các công trường xây dựng.

Câu 11: Người ta dùng 1 palăng gồm 1 ròng rọc cố định và 3 ròng rọc động để đưa 1 vật có m =0,3 tấn lên độ cao 1,5m. Xác định quãng đường sợi dây phải đi

A. 3m

B. 6m

C. 9m

D. 12m

Đáp án đúng: C

Vì ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực nhưng thệt 2 lần về đường đi nên 3 ròng rọc động cho ta lợi 2.3 = 6 lần về lực và thiệt 6 lần về đường đi, ròng rọc cố định chỉ làm thay đổi hướng của lực cứ không có tác dụng làm giảm hay tăng lực.

Nên:

Quãng đường sợi dây phải đi là:

s = h.6 = 1,5.6 = 9(m)

Câu 12: Muốn đứng ở dưới đế kéo một vật lên cao với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật phải dùng 

A. một ròng rọc cố định.

B. một ròng rọc động.

C. hai ròng rọc động.

D. một ròng rọc động và một ròng rọc cố định.

Đáp án đúng: D

Muốn đứng ở dưới để kéo một vật lên cao với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật phải dùng một ròng rọc động và một cố định

Giải bài tập SKG

Giải bài C1 trang 50 SGK Lý lớp 6

Hãy mô tả các ròng rọc vẽ ở hình 16.2.

 

Hướng dẫn giải

Ròng rọc ở hình 16.2.a SGK là một bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục của bánh xe được mắc cố định (có móc treo trên xà), do đó khi kéo dây, bánh xe quay quanh trục cố định.

Ròng rọc ở hình 16.2.b SGK cũng là một bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục của bánh xe không được mắc cố định, do đó khi kéo dây, bánh xe vừa quay vừa chuyển động cùng với trục của nó.

Giải bài C2 trang 51 SGK Lý lớp 6

- Đo lực kéo vật theo phương thẳng đứng như hình (SGK) và ghi kết quả đo được vào bảng.

- Đo lực kéo vật qua ròng rọc cố định như hình b. Kéo từ từ lực kế. Đọc và ghi số chỉ của lực kê vào bảng dưới.

- Đo lực kéo vật qua ròng rọc động như hình c. Kéo từ từ lực kế. Đọc và ghi số chi của lực kế vào bảng dưới.

Gợi ý trả lời

Tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả vào bảng:

Giải bài C3 trang 51 SGK Lý lớp 6

Dựa vào bảng kết quả thí nghiệm hãy so sánh:

a) Chiều, cường độ của lực kéo vật lên trực tiếp và lực kéo vật qua ròng rọc cố định.

b) Chiều, cường độ của lực kéo vật lên trực tiếp và lực kéo vật qua ròng rọc động

Gợi ý trả lời

Câu a:

Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp (dưới lên) và chiều của lực kéo vật qua ròng rọc cố định (trên xuống) là khác nhau (ngược nhau), do đó độ lớn của hai lực này là như nhau.

Câu b:

Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp (dưới lên) so với chiêu của lực kéo vật qua ròng rọc động (dưới lên) là không thay đổi, do đó độ lớn của lực kéo vật lên trực tiếp lớn hơn độ lớn của lực kéo vật qua ròng rọc động.

Giải bài C4 trang 51 SGK Lý lớp 6

Tìm từ thích hợp để điền vào chồ trống của các câu sau :

a) Ròng rọc (1) ............. có tác dụng làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.

b) Dùng ròng rọc (2)..... thì lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.

Gợi ý trả lời

(1) - cố định; 

(2) - động.

Ròng rọc cố định có tác dụng làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.

Dùng ròng rọc động thì lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.

Giải bài C5 trang 52 SGK Lý lớp 6

Tìm những thí dụ về ròng rọc.

Hướng dẫn giải

Dùng ròng rọc đế kéo những vật nặng ở các nơi như: công trường xây dựng, bến cảng, các kho hàng, xưởng sữa chữa ôtô,...

Giải bài C6 trang 52 SGK Lý lớp 6

Dùng ròng rọc có lợi gì?

Hướng dẫn giải

Dùng ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo (được lợi vể hướng), dùng ròng rọc động được lợi vể lực.

Giải bài C7 trang 52 SGK Lý lớp 6

Sử dụng hệ thống ròng rọc nào trong hình 16.6 có lợi hơn về lực? Tại sao?

Hướng dẫn giải

Sử dụng hệ thống ròng rọc cố định và ròng rọc động có lợi hơn vì vừa được lợi về độ lớn, vừa được lợi vẻ hướng của lực kéo.

Bài viết gợi ý: