Tóm tắt lý thuyết       

1. Khối lượng riêng. Tính khối lượng của các vật theo khối lượng riêng:

1.1. Khối lượng riêng

  • Khối lượng của $1{{m}^{3}}$ là: $m=7,8\left( kg \right).1000=7800\left( kg \right)$
  • Vậy khối lượng của cột sắt nguyên chất sẽ là: $m=7800\left( kg \right).0,9=7020\left( kg \right)$
  • Khái niệm:
    • Khối lượng riêng của một mét khối của một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó.
    • Đơn vị khối lượng riêng là Kí lô gam trên mét khối  (ký hiệu: kg/m3)

1.2. Bảng khối lượng riêng của một số chất

1.3. Tính khối lượng của một số chất (vật) theo khối lượng riêng

  • Biết thể tích đá là $0,5{{m}^{3}}$, khối lượng riêng của đá là $2600kg/{{m}^{3}}$. Vậy khối lượng của đá sẽ là: $m=0,5.2600=1300\left( kg \right)$
  • Theo bài toán trên ta có công thức: m = DV

Trong đó, D là khối lượng riêng của chất cấu tạo nên vật; m là khối lượng của vật; V là thể tích của vật.

2. Trọng lượng riêng

a. Trọng lượng của một met khối một chất gọi là Trọng lượng riêng của chất đó.

b. Đơn vị của trọng lượng riêng là Newton trên met khối, ký hiệu là N/m3.

  • Ta có công thức tính trọng lượng riêng : $d=\frac{P}{V}$     (2)

trong đó: d là trọng lượng riêng (N/m3)

              P là trọng lượng (N).

              V là thể tích (m3)

  • Dựa theo công thức P = 10.m ta có thể tính trọng lượng riêng d theo khối lượng riêng D: $d=\frac{P}{V}=\frac{10.m}{V}=\frac{10.D.V}{P}=10.D$

d = 10.D

3. Xác định trọng lượng riêng của một chất

  • Đo trọng lượng quả cân bằng lực kế.
  • Dùng bình chia độ xác định thể tích của quả cân.
  • Áp dụng công thức (2) để tính trọng lượng riêng của quả cân

Bài tập minh họa

Câu 1: Muốn đo khối lượng riêng của các hòn bi thủy tinh ta cần dùng những dụng cụ gì? Hãy chọn câu trả lời đúng.

A. Chỉ cần dùng một cái cân

B. Chỉ cần dùng một cái lực kế

C. Chỉ cần dùng một cái bình chia độ

D. Cần dùng một cáu cân và một cái bình chia độ.

Chọn D. Cần dùng một cáu cân và một cái bình chia độ.

Câu 2: Một hộp sữa Ông thọ có khối lượng 397g và có thể tích 320cm3. Hãy tính khối lượng riêng của sữa trong hộp theo đơn vị kg/m3

Giải

Ta có : m=397g = 0,397kg ; V =  320cm3=0,00032m3

   D =  m/V = 0,397/0,00032 ≈ 1240,6 (kg/m3)

Câu 3: Biết 10 lít cát có khối lượng 15 kg

a) Tính thể tích của 1 tấn cát

b) Tính trọng lượng của 1 đống cát 3m3

Giải

Tóm tắt : 

V=10 l=0,01m3;

m1 = 15kg

m2= 1 tấn = 1000kg

a. V=? ;

b. P =? ; V=3m3

     Khối lượng riêng của cát: D=m/V=15/0,01=1500 (kg/m3)

     Thể tích 1 tấn cát : V=m/V=1000/1500=0,667 (m3)

     Trọng lượng 1 đống cát 3m3: P=d x V = 10 x 1500 x 3 = 45000N

Câu 4: 1kg kem giặt VISO có thể tích 900cm3. Tính khối lượng riêng của kem giặt VISO và so sánh với khối lượng riêng của nước.

Giải

Khối lượng riêng của kem giặt Viso :

 D = m/V=1/0,0009=1111,1(kg/m3)

So sánh với nước: Dnước = 1000kg/m3 => Dnước < Dkem

Câu 5: Mổi hòn gạch “hai lỗ” có khối lượng 1,6 kg. Hòn gạch có thể tích 192cm3. Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của gạch (h.11.1)

Giải

D=1960,8kg/m3 ; d=19608 N/m3

Thể tích thực của hòn gạch: V=1200 – (192 x 2) = 816cm3

ð D=m/V=1,6/0,000816=1960,8 (kg/m3)

     D= 10 x D=19608 N/m3

Câu 6: Khối lượng riêng của nhôm là bao nhiêu?

A. 2700kg         

B. 2700N       

C. 2700kg/m3         

D. 2700N/m3

Chọn C. 2700kg/m3  

 Câu 7: Trọng lượng riêng của gạo vào khoảng

A. 12000kg      

B. 12000N      

C. 12000kg/m3       

D. 12800cm3

Chọn D. 12800cm3

Câu 8: Khối lượng riêng của sắt là 1800kg/m3. Vậy 1kg sắt sẽ có thể tích vào khoảng

A. 12,8cm3

B. 128cm3      

C. 1289cm3            

D. 12800cm2

Giải:

Chọn B. 128cm3 

$V=\frac{m}{D}=\frac{1}{7800}=0,000128{{m}^{3}}=128c{{m}^{3}}$

Câu 9: Khối lượng riêng của dầu ăn vào khoảng 800kg/m3. Do đó , 2 lít dầu ăn sẽ có  trọng lượng khoảng

A. 1,6N                                   

B. 16N

C. 160N                                  

D. 1600N

Giải :

Chọn B. 16N

Khối lượng của 2 lít dầu ăn là m = D.V= 800. 0,002 = 1,6kg.

Trọng lượng P = 10m =1,6.10 = 16N

Câu 10: Người ta thường nói đồng nặng hơn nhôm. Câu giải thích nào sau đây là không đúng?

A. Vì trọng lượng của đồng lớn hơn trọng lượng của nhôm

B. Vì trọng lượng riêng của đồng lớn hơn trọng lượng riêng của nhôm

C. Vì khối lượng riêng của đồng lớn hơn khối lượng riêng của nhôm

D. Vì trọng lượng riêng của miếng đồng lớn hơn trọng lượng của miếng nhôm có cùng thể tích.

Chọn A. Vì trọng lượng của đồng lớn hơn trọng lượng của nhôm

Câu 11 : Cho biết 1kg nước có thể tích 1 lít còn 1kg dầu hỏa có thể tích 5/4 lít. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. 1 lít nước có thể tích lớn hơn 1 lít dầu hỏa

B. 1 lít dầu hỏa có khối lượng lớn hơn 1 lít nước

C. Khối lượng riêng của dầu hỏa bằng 5/4 khối lượng riêng của dầu hỏa

D. Khối lượng riêng của nước bằng 5/4 khối lượng riêng của dầu hỏa.

Chọn D. Khối lượng riêng của nước bằng 5/4 khối lượng riêng của dầu hỏa

Câu 12: Một học sinh định xác định khối lượng riêng D của ngô bằng phương pháp sau:

- Đong một ca ngô đầy ngang miệng ca, rồi dùng cân đo khối lượng m của ngô

- Đổ đầy một ca nước rồi dùng bình chia độ đo thể tích V của nước.

- Tính D bằng công thức: D= m/V.

Hỏi giá trị của D tính được có chính xác không? Tải sao?

Giải

Không chính xác vì giữa các hạt ngô luôn luôn có 1 khoảng cách lớn nên thể tích đo như vậy là không chính xác.

Câu 13* : Trong phòng thí nghiệm người ta xác định chính xác khối lượng riêng của vật rắn bằng cân Rô-béc-van và một loại bình đặc biệt đã được mô tả trong bài tập  5.17*.

Thực hiện ba lần cân

Lần thứ nhất: Thực hiện như lần cân thứ nhất trong bài 5.17* (H11.2a)

- Lần thứ hai: Bỏ vật ra khỏi đĩa cân và làm cân thăng bằng lại bằng khối lượng m2 (H.11.2b)

- Lần thứ ba: Thực hiện như lần cân thứ hai trong bài 5.17* (H11.2c)

( Chú ý: Người ta gọi tổng khối lượng của các quả cân trong trường hợp này là m3 , không phải là  m như trong bài 5.17*). Biết khối lượng riêng của nước cất là 1g/cm3. Hãy chứng minh rằng khối lượng riêng của nước cất là 1g/cm3. Hãy chứng minh rằng khối lượng riêng của vật tính ra g/cm3 có độ lớn là: D= m2 – m1 / m3 – m1

Giải

- Lần cân thứ nhất cho: mt = m­ ­b ­+ m­­ + m+ m1                   (1)

- Lần cân thứ hai cho: mt = m  + mn + m2                             (2)

- Lần cân thứ ba cho: mt = m b + (mn – m­n) + mv + m2           (3)

Từ (1) và (2) => mv = m– m1

Từ (1) và (3) xác định được thể tích của vật tính ra cm3. Thể tích của vật tính ra cm3 có số đo là (m3 – m1).

Vậy khối lượng riêng của vật là: m2 – m1/ m3 – m1 

Giải bài tập SGK

Giải bài C1 trang 36 SGK Lý lớp 6

Hãy chọn phương án xác định khối lượng của chiếc cột sắt ở Ấn độ:

A. Cưa chiếc cột sắt thành nhiều đoạn nhỏ rồi đem cân từng đoạn một.

B. Tìm cách đo thể tích của chiếc cột, xem nó là bao nhiêu mét khối? Biết khối lượng  riêng của 1 mét khối sắt nguyên chất ta sẽ tính được khối lượng của chiệc cột.

Để giúp các em chọn, người ta cho biết số liệu sau:

Khi đó chu vi và chiều cao của chiếc cột người ta tính được thể tích của chiếc cột vào khoảng 0,9 m3, Mặt khác ngưởi ta cũng đã cân và biết 1 dm3 sắt nguyên chất là 7,8 kg.

Em hãy xác dịnh khối lượng của chiếc cột.

Hướng dẫn giải

  • Vì 1 dmsắt có khối lượng là 7,8 kg mà 1 m3 = 1000 dm3
  • vì vậy khối lượng riêng của sắt là : 7,8 . 1000 = 7800 kg/ m3
  • Khối lượng cột sắt: 7800 kg/ m3 x 0,9 m= 7020 kg.

Giải bài C2 trang 37 SGK Lý lớp 6

Hãy tính khối lượng của một khối đá. Biết khối đá đó thể tích 0,5 m3.

Hướng dẫn giải

  • Dựa vào khối lượng riêng của một số chất có thể tra được khối lượng riêng của đá là: D = 2600 kg / m3.
  • Suy ra khối lượng của 0,5 m3 đá là: m = 2600 kg/ m3 = 1300 kg.

Giải bài C3 trang 37 SGK Lý lớp 6

Hãy tìm các chữ trong khung để điền vào công  thức tính khối lượng riêng:

Gợi ý trả lời

Công thức tính khối lượng riêng là: m = DxV.

Giải bài C4 trang 37 SGK Lý lớp 6

Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống: $d=\frac{P}{V}$

Trong đó:
+ d là (1) ......

+ P là (2) ......

+ V là (3) ......

Gợi ý trả lời
(1) – Trọng lượng riêng (N/m3)

(2) – Trọng lượng (N);

(3) – Thể tích ( m3).

Giải bài C5 trang 38 SGK Lý lớp 6

Hãy tìm cách xác định trọng lượng riêng của một chất làm quả cân:

Gợi ý trả lời

Dụng cụ đo gồm:

- Một quả cân 200g mà ta cần đo trọng lượng riêng của chất làm nó, có một sợi chỉ buộc vào quả cân.

- Một bình chia độ có GHĐ 250 cm3,  miệng rộng để có thể cho lọt quả cân vào trong bình. Bình chứa khoảng 100 cm3 nước.

Một lực kế có GHD ít nhất 2,5 N.

Giải bài C6 trang 38 SGK Lý lớp 6

Hãy tính khối lượng và trọng lượng của chiếc đầm sắt có thể tích 40 dm3

Hướng dẫn giải

  • Khối lượng của chiếc đầm sắt có thể tích là V= 40 dm3 là:

m = D x V = 7800 kg/ m3 x 0,04 m3 = 312 kg.

  • Trọng lượng của chiếc đầm sắt là : P = 10 m = 10x312= 3210 N.

Bài viết gợi ý: