Câu 1: Chọn câu sai khi nói về tia anpha.
A. Có vận tốc xấp xỉ bằng vận tốc ánh sáng
B. Có tính đâm xuyên yếu
C. Mang điện tích dương +2e
D. Có khả năng ion hóa chất khí rất mạnh.
Câu 2: Chọn câu sai.
A. Tia α gồm các nguyên tử Heli
B. Khi đi ngang qua tụ điện, tia α bị lệch về phía bản cực âm của tụ điện
C. Tia gamma là sóng điện từ có năng lượng cao
D. Hạt nhân mang điện tích dương nhưng có thể phát ra các hạt mang điện tích âm.
Câu 3: Khi nói về tia \[\alpha \], phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tia \[\alpha \] phóng ra từ hạt nhân với tốc độ bằng 2000 m/s.
B. Khi đi qua điện trường giữa hai bản tụ điện, tia \[\alpha \] bị lệch về phía bản âm của tụ điện.
C. Khi đi trong không khí, tia \[\alpha \] làm ion hóa không khí và mất dần năng lượng.
D. Tia \[\alpha \] là dòng các hạt nhân heli
Câu 4: Hạt nhân \[{}_{Z}^{A}X\] phóng xạ \[\alpha \] tạo ra hạt nhân Y. Phương trình phản ứng có dạng
A.\[{}_{Z}^{A}X\to \alpha +{}_{Z-2}^{A-4}Y\]
B.\[{}_{Z}^{A}X\to \alpha +{}_{Z-4}^{A-2}Y\]
C.\[{}_{Z}^{A}X\to \alpha +{}_{Z-2}^{A-2}Y\]
D.\[{}_{Z}^{A}X\to \alpha +{}_{Z-4}^{A-4}Y\]
Câu 5:Khi một hạt nhân nguyên tử phóng xạ lần lượt một tia \[\alpha \] rồi một tia \[{{\beta }^{-}}\] thì hạt nhân nguyên tử sẽ biến đổi như thế nào?
A. Số khối giảm 4, số notron giảm 1
B. Số notron giảm 3, số prôtôn giảm 1
C. Số proton giảm 1, số neutron tăng 3
D. Số khối giảm 4, số prôtôn tăng 1
Câu 6: Chọn câu sai
A. Tia \[\alpha \] có tính ion hoá mạnh và không xuyên sâu vào môi trường vật chất.
B. Tia \[\beta \] ion hoá yếu và có khả năng đâm xuyên mạnh hơn tia \[\alpha \].
C. Trong cùng môi trường tia, \[\gamma \] chuyển động với vận tốc nhỏ hơn vận tốc ánh sáng.
D. Thành phần các tia phóng xạ gồm tia \[\alpha \], tia \[\beta \] và tia \[\gamma \].
Câu 7:Các tia không bị lệch trong điện trường và từ trường là.
A. Tia α và tia \[\beta \]
B. Tia X và tia \[\beta \]
C. Tia α và tia X
D. Tia α; \[\beta \] ; \[\gamma \]
Câu 8: Hạt nhân \[{}_{Z}^{A}X\] phóng xạ \[{{\beta }^{-}}\] tạo ra hạt nhân Y. Phương trình phản ứng có dạng
A.\[{}_{Z}^{A}X\to {{\beta }^{-}}+{}_{Z-1}^{A}Y\]
B.\[{}_{Z}^{A}X\to {{\beta }^{-}}+{}_{Z}^{A-1}Y\]
C.\[{}_{Z}^{A}X\to {{\beta }^{-}}+{}_{Z}^{A+1}Y\]
D.\[{}_{Z}^{A}X\to {{\beta }^{-}}+{}_{Z+1}^{A}Y\]
Câu 9: Hạt nhân \[{}_{Z}^{A}X\] phóng xạ \[{{\beta }^{+}}\] tạo ra hạt nhân Y. Phương trình phản ứng có dạng
A.\[{}_{Z}^{A}X\to {{\beta }^{-}}+{}_{Z-1}^{A}Y\]
B.\[{}_{Z}^{A}X\to {{\beta }^{-}}+{}_{Z}^{A-1}Y\]
C.\[{}_{Z}^{A}X\to {{\beta }^{-}}+{}_{Z}^{A+1}Y\]
D.\[{}_{Z}^{A}X\to {{\beta }^{-}}+{}_{Z+1}^{A}Y\]
Câu 10: Bitmut \[{}_{83}^{210}Bi\] là chất phóng xạ. Hỏi \[{}_{83}^{210}Bi\] phóng ra hạt gì khi biến đổi thành pôlôni \[{}_{84}^{210}Po\]
A. Prôtôn B. Electrôn. C. Pôzitrôn D. Nơtrôn
Câu 11: Chọn câu sai.
A. Tia α bao gồm các hạt nhân của nguyên tử Heli
B. Khi đi qua tụ điện, tia α bị lệch về phía bản cực âm
C. Tia gamma là sóng điện từ có năng lượng cao
D. Tia \[{{\beta }^{-}}\] không do hạt nhân phát ra vì nó mang điện âm
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng phóng xạ?
A. Trong phóng xạ α, hạt nhân con có số nơtron nhỏ hơn số nơtron của hạt nhân mẹ.
B. Trong phóng xạ \[{{\beta }^{-}}\] , hạt nhân mẹ và hạt nhân con có số khối bằng nhau, số prôtôn khác nhau.
C. Trong phóng xạ \[\beta \], có sự bảo toàn điện tích nên số prôtôn hạt nhân con và hạt nhân mẹ như nhau.
D. Trong phóng xạ \[{{\beta }^{+}}\], hạt nhân mẹ và hạt nhân con có số khối bằng nhau, số nơtron khác nhau.
Câu 13: Phóng xạ \[{{\beta }^{-}}\] là
A. phản ứng hạt nhân thu năng lượng.
B. phản ứng hạt nhân không thu và không toả năng lượng.
C. sự giải phóng êlectrôn từ lớp êlectrôn ngoài cùng của nguyên tử.
D. phản ứng hạt nhân toả năng lượng.
Câu 14: Trong phóng xạ \[\beta \] thì
A. hạt nhân con có số khối bằng số khối của hạt nhân mẹ
B. hạt nhân con có điện tích bằng điện tích của hạt nhân mẹ
C. số khối và điện tích không bảo toàn
D. khối lượng bảo toàn
Câu 15: Gọi c là tốc độ ánh sáng trong chân không. Tìm kết luận không đúng. Trong các loại tia phóng xạ, trong chân không
A. tia \[\alpha \] có tốc độ nhỏ hơn nhiều lần so với C.
B. tia \[{{\beta }^{-}}\] có tốc độ gần bằng với C.
C. tia \[{{\beta }^{+}}\] có tốc độ bằng với C.
D. tia \[\gamma \] có tốc độ bằng với C.
Câu 16: Tia phóng xạ không mang điện tích là tia
A.\[\alpha \] B. \[{{\beta }^{-}}\] C. \[{{\beta }^{+}}\] D.\[\gamma \]
Câu 17: Bắn các tia phóng xạ \[\alpha ;{{\beta }^{+}};{{\beta }^{-}};\gamma \] vào giữa hai bản tụ tích điện trái dấu theo phương song song với hai bản tụ. Kết luận nào sau đây là đúng.
A. Các tia đều không bị lệch về phía hai bản tụ
B. Tia α bị lệch về phía bản tụ tích điện dương và bị lệch nhiều nhất trong các tia
C. Tia \[{{\beta }^{+}}\]lệch về phía bản tụ tích điện âm, tia \[{{\beta }^{-}}\] bị lệch về phía bản tụ tích điện dương và cùng độ lệch với tia \[{{\beta }^{+}}\]
D. Tia \[\gamma \] bị lệch về phía bản tụ tích điện âm và bị lệch ít nhất trong các tia
Câu 18: (21) Hạt nhân \[{}_{92}^{238}U\] sau khi phát ra bức xạ α và β thì cho đồng vị bền của chì \[{}_{82}^{206}Pb\]. Số hạt α và β
phát ra là
A. 8 hạt α và 10 hạt \[{{\beta }^{+}}\]
B. 8 hạt α và 6 hạt \[{{\beta }^{-}}\]
C. 4 hạt α và 6 hạt \[{{\beta }^{-}}\]
D. 4 hạt α và 10 hạt \[{{\beta }^{-}}\]
Câu 19: Khi nói về sự phóng xạ, phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Sự phóng xạ phụ thuộc vào áp suất tác dụng lên bề mặt của khối chất phóng xạ.
B. Chu kì phóng xạ của một chất phụ thuộc vào khối lượng của chất đó.
C. Phóng xạ là phản ứng hạt nhân toả năng lượng.
D. Sự phóng xạ phụ thuộc vào nhiệt độ của chất phóng xạ.
Câu 20: Hệ thức giữa chu kì bán rã T, hằng số rã \[\lambda \] là.
A.\[\lambda =\frac{\ln 2}{T}\] B.\[\lambda =\frac{T}{\ln 2}\] C.\[\lambda =T.\ln 2\] D.\[\lambda =\frac{{{T}^{2}}}{\ln 2}\]
Đáp án
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
A |
A |
A |
B |
C |
B |
D |
A |
B |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
D |
C |
D |
A |
C |
D |
C |
B |
C |
A |