Bộ đề luyện thi học sinh giỏi môn văn. Tổng hợp những bài văn mẫu hay nhất về bài Thương Vợ của Trần Tế Xương.
Đề ra: Tâm sự của Tú Xương qua bài thơ “Thương vợ”
BÀI LÀM:
Thơ văn Việt nam xưa và nay có những bài thơ thương vợ, khóc vợ rất cảm động. Người ta còn truyền tụng một bài thơ của Tự Đức khóc một bà phi có câu:
“Đập vỡ gương ra tìm thấy
Xếp tàn y lại để dành hơi”.
Nỗi nhớ nhung đau đớn, dữ dội ấy còn được Bùi Hữu Nghĩa, Nguyến Thượng Hiền, Nguyến Khuyến thể hiện cảm động trong bài văn tế, câu đối khóc vợ sau này. Cảm phục, xót thương, tự hào… trước tấm lòng, đức hi sinh của vợ bằng giọng văn vừa có chút tính nghịch, vừa rất cảm động; giữa sự kết hợp giữa trào phúng và trữ tình Tú Xương đã làm “giàu” thêm đề tài viết về bà Tú và kịp góp vào nền văn học Trung đại Việt Nam một bài thơ về tình cảm thương vợ hay và sâu sắc.
“Thương vợ” là một bài thơ vừa cảm động, vừa dí dỏm của Tú Xương. Chỉ hai câu đầu của bài thơ đã nêu bật lên được vai trò trụ cột gia đình của bà:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”.
Ông Tú tỏ lòng thương vợ bắt đầu bằng sự tính công. Đúng hơn là sự biết ơn sâu sắc công lao của bà Tú. Có thời gian cụ thể: “quanh năm”; không gian cụ thể: “mom sông” càng làm nổi bật lên sự lam lũ, vất vả quần quật của bà Tú. Nơi buôn bán để kiếm miếng cơm manh áo của bà Tú là “mom sông”- là một chỗ đất nơi ra ở bờ sông, nơi ít người qua lại, sóng nước gập ghềnh gợi sự cheo leo, chênh vênh, nhiều bất trắc. Thế nhưng “quanh năm” nghĩa là ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác như một vòng tuần hoàn khép kín, dù ngày nắng hay mưa,ốm đau hay khỏe mạnh bà Tú lại quẩy quang gánh ra nơi “mom sông” ấy để buôn bán. Cách nói như là sự xô bồ, cường điệu của chuyện văn chươn, trong trường hợp này chính là sự bày tỏ lòng biết ơn đối với bà Tú về mặt thời gian lao dộng. Và điều cảm động, đáng để khâm phục bà Tú là nhịp độ làm việc không ngừng nghỉ tai một nơi làm ăn, buôn bán khó khăn nhưng không phải chỉ để nuôi thân mà “Nuôi đủ năm con với một chồng’. Đâu còn thấy hình ảnh:
“Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”.
Mà trái lại đó là loại chồng: “Tiền bạc phó cho con mụ kiếm”, loại chồng “Thưng đấu nhờ lưng một mẹ mày”. Người chồng là trụ cột của gia đình, gánh vác việc nặng nhọc để cưu mang cuộc sống cho vợ con vậy mà ở đây, trong câu thơ này ông Tú cảm thấy mình như một người “thừa”, một kẻ vô dụng và như một “thứ con” đặc biệt để bà Tú pahỉ nuôi riêng. Chế độ xã hội cũ đã sản sinh ra loại ông chồng đoảng, loại ông chồng “dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm” như ông Tú không ít. Toát lên qua hai câu thơ là một niềm htơng cảm của ông Tú dành cho vợ trước đức hi sinh, tần tảo của bà; đồng thời là một lời tự trách mình vì thân làm chồng mà để vợ gánh vác việc gia đình đồng thời còn thấp thoáng niềm tự hào về vợ của mình khi làm lụng vất vả để “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Mặc dù, đó là một ông chồng không phải nhưng bằng lối văn dí dỏm, tình cảm chân thành, nhận ra được sự vất vả của vợ, tỏ ra biết nhận lỗi, biết đền bù lại bằng cái tình, bằng tấm lòng nên người đọc không hề trách mà ngược lại có chút thông cảm đối với “ông chồng’ này.
Tình thương vợ được thể hiện trọn ven trong hai câu thơ 3, 4:
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”.
Hai câu thơ gợi lên cảnh làm ăn vất vả, tội nghiệp cuat bà Tú. Chẳng hay, ông Tú đã đón nhận câu ca dao “Con cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”, từ bào giờ? Qua tiếng ru con cua một bà mẹ láng giềng hay chính trong lời ru của bà cụ Nhuận đã đi vào tiềm thức của tế Xương? Chắc chắn từ “con cò lặn lội bờ sông”, hình ảnh những bà vợ Việt Nam ngàn xưa trong xã hội cũ, ngược xuôi tần tảo, gian nan cực nhọc để nuôi chồng con cũng từ lâu đã đi vào hồn thơ giàu rung động của Tú Xương với bao nhiêu xót xa, thương cảm. Để giờ đây, trong lúc nghĩ đén bà Tú thì con cò ấy bỗng vụt dậy vỗ cacnhs bay vèo thi hứng “Thương vợ” của Tú Xương. Phép đảo ngữ “lặn lội thân cò” càng khắc họa rõ nét nỗi khổ cực, đức hi sin, sự chịu đựng của bà Tú. Hai từ “lặn lội” chen lên đứng đầu câu. Cảnh lặn lội lại càng “lặn lội”. Ca dao nói “con cò”, Tú Xương nói “thân cò”. Ý thơ cổ như xoáy sâu vào sự cực khổ. “Thân cò” gợi thân phận lẻ loi, yếu ớt, cô đơn và nó lại càng cô quạng, lạc lõng hơ khi đi cùng với từ “eo sèo”- một sự mặc cả, nhỏ nhoi, cô đơn, tội nhgiệp. Vì “năm con với một chồng”, vì “miếng cơm manh áo” mà bà Tú phải chen chúc với nhau trên những chuyến đò đưa khách sang sông. Chật hẹp, bấp bênh, mỏng manh, chơi vơi đến quá chừng! Và dường như sông nước càng mênh mông bao nhiêu thì cái độ chơi vơi, mỏng manh, bấp bênh đó lại càng tăng lên bấy nhiêu. Từ đó càng làm nổi bật tấm lòng “thương vợ” của Tú Xương và qua đó ông tỏ ra thấu hiểu hết những vất vả của bà Tú:
“Một duyên, hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công”.
Câu thơ như nói lên ý nghĩ của bà Tú. Cuộc đời như thế là duyên, mà cũng là nợ, duyên một thì nợ hai, thôi đành chịu theo số phận, không giám nề hà, không kể công gì nữa. Nhưng câu thơ còn làm nhứ đến câu ca dao:
“Một duyên, hai nợ, ba tình,
Chiêm bao lẩn khuất bên mình năm canh”.
Ngoài cái duyên, cái nợ còn có cái tình; cái tình nghĩa vợ chồng của bà Tú dành cho chồng mình. Thành ra nói “nợ” mà thực ra là nói “tình”, mà đã là tình thì ai lại kể công. Số từ tăng tiến: “một”, “hai”, “năm”, “mười” càng dồn nén sự chịu đựng của bà Tú, càng làm trào dâng lên nỗi niềm xót thương, cảm thông trước sự hi sinh vất vả, tảo tần của bà Tú.
Bài thơ kết bằng một cấu chửi- một câu chửi yêu:
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không”.
Nhìn cuôck đời bà Tú như vậy có chửi cũng là lẽ tất yếu. Nhưng ở đây ai chửi? chửi ai? Và chửi cái gì? Thì cũng chỉ là ông Tú thương xót cho bà Tú mà chửi thay cho bà Tú. Ông Tú đã tự chửi mát mình về cái thói “ăn ở bạc”, cái tội “làm chồng mà hờ hững cùng như không”, làm chồng mà để vợ phải trăm cơ, nghìn cực như thế. Hai câu kết khép lại bài thơ vừa như là một lời chửi, vừa như là một lời than. Nhà thơ tự phán xét chính mình, tự trách mình và tha cho hoàn cảnh của vợ. Câu thơ cũng chỉ ra nguyên nhân dẫn đến nỗi khổ của bà Tú là do “thói đời” bạc bẽo. “Thói đời” bạc bẽo đã biến ông Tú trở thành kẻ vô tích sự, chính vì thế ông trở thành gánh nặng cho vợ. Lời chửi vừa thể hiện nỗi niềm tâm sự cay đắng ch hoàn cảnh của ông Tú, vừa thể hiện nỗi xót thương, ngậm ngùi của ông Tú đối với vợ.
Bài thơ đã dựng lên hai bức chân dung: ông Tú và bà Tú. Bà Tú hiện lên phía trước, ông Tú khuất lấp phía sau. Vượt lên trên tất cả là tấm lobngf yêu thương, quí trọng và tri ân của ông Tú đối với người vợ tần tảo. Nhà thơ Xuân Diệu đã từng bình phẩm về bài thơ “Thương vợ” rằng: “ Thơ hay, hay ở ý tình; hay ở chữ, tiếng, hay ở sự việc; hay ở nhạc điệu: lặn lộ, eo sèo, thân cò, mặt nước, quãng vắng, đò đông, mỗi chữ đều tình cảm”. Qua đó, tấm lòng yêu thương, trân trọng cũng như những trăn trở, day dắt đã tạo nên nhân cách cao đẹp của Tú Xương, một con người dám sòng phẳng với bản thân, tự nhận ra thiếu sót của mình và không trút bỏ trách nhiệm./.
Xem thêm những đề thi về bài Thương Vợ :
Bộ đề thi học sinh giỏi môn Văn có đáp án :