BÀI LÀM
Thời đại nào, dân tộc nào cũng đều có những nhân vật đầy khí phách anh hùng, được mọi người ngưỡng mộ. Các nhà văn vĩ đại cũng đã xây dựng nên biết bao nhân vật cao quý, nêu gương sáng và đem lại niềm tin vào lẽ phải cho nhiều thế hệ. Chọn lấy vị anh hùng yêu thích nhất trong những anh hùng ấy không phải là một chuyện đơn giản. Mác đã chọn Xpactác và Kệpơle. Ông yêu thích những con người thực hơn những nhân vật tiểu thuyết. Ông nêu tên những người đã đáp ứng lí tưởng đạo đức của ông trong cuộc sống, những người hoàn toàn hiến dâng cho cuộc đấu tranh vì chân lí và tự do.
Lựa chọn Xpác tác và Kệpơle, Mác như muốn nói rằng: “Có được tất cả những phẩm chất tốt đẹp của con người, điều đó tất nhiên không phải dễ dàng. Không dễ dàng nhưng có thể làm được. Chỉ cần nhìn kĩ vào hai con người đã mãi mãi để lại dấu vết cao quý của mình trên trái đất này là đủ rõ. Chỉ cần nhìn vào hai người trong muôn ngàn người. Đó không phải là những nhân vật bịa đặt, Ho đã sống thật sự. Tại sao lại không thể giống được như họ?”.
Hơn nửa thế kỉ trước, các xã viên và học viên trẻ tuổi trường bộ túc công nhân, các học sinh và sinh viên ở Liên Xô thường hát vang một bài ca do nhà thơ trẻ Mikhain Xvétlốp soạn lời:
Hãy cầm vũ khí!
Lên ngựa, tuốt gươn!
Không hầu hạ nữa
Các ngài cao sang
Dù cho lửa đỏ
Thiêu cháy thân mình!
Chúng ta chẳng sợ
Đốt cháy thành Rom!
Qua đêm tối, qua đói lạnh, qua thời gian
Dẫn chúng ta đi, dũng cảm lên, Xpactác!
Ta, những con người
Tự do say đắm.
Dưới ánh mặt trời
Mọi người bình đẳng.
Trống nổi lên rồi.
Hi sinh chẳng ngại.
Lũ quý tộc Rôm,
Ta quyết đánh bại.
Qua đêm tối, qua đói lạnh, qua thời gian
Dẫn chúng ta đi, dũng cảm lên, Xpác tác!
Con người luôn luôn vươn tới tự do. Nhưng tự do không bao giờ tự nhiên đến với con người. Tự do chỉ đến với những ai biết đấu tranh cho nó. Sống mòn mỏi một cách đáng thương hại chính là số phận của những kẻ hèn nhát, chỉ biết cúi đầu. Goócki đã viết đầy vẻ khinh bỉ: “Còn anh sống tuy rằng trên mặt đất, mà như giun, như dế mù lòa: Cuộc đời anh sẽ chẳng ai thèm nhắc, sẽ chẳng ai buồn nghĩ đến ngợi ca”.
Còn về Xpactác, người ta đã viết hàng trăm truyện, đã hát hàng ngàn bài ca. Xpactác là người đầu tiên trong lịch sử đã đưa những con người bị vùi dập vào một cuộc đấu tranh giành lấy quyền làm người của mình. Đó chính là nguyên nhân vì sao mà Xpactác đã trở thành hình ảnh tượng trưng cho tranh đấu và tự do. Người chăn cừu phóng khoáng vùng núi Bancăng ấy bị bọn La Mã bắt đem bán làm nô lệ. Thật bất hạnh, Xpactác là một người cao lớn, khỏe mạnh, đẹp và nhanh nhẹn. Đối với những người như vậy, người ta không giết mà cũng không dùng để kéo cày. Họ phải chịu một kiểu hành hình kéo dài và tinh vi.. Từ lâu bọn cầm đầu nhà nước La Mã biết rằng nếu người ta no bụng và “no mắt” thì sẽ dễ thống trị. Để làm vui mắt cho đám người khát máu, hàng ngàn sư tử, voi đã chết gục trên đấu trường trong những trận đấu lớn. Nhưng mãi rồi cũng chán. Người ta nghĩ ra trò để người đấu với người. Như vậy vừa hay lại vừa rẻ gấp hàng ngàn lần.
Những người nô lệ rẻ mạt phải đâm chém nhau để làm vui mắt đám đông. Một cái chết như vậy đang chờ đợi Xpactác. - Xpác tác có đủ thông minh và nhanh nhẹn để trốn khỏi trường đào tạo những đấu sĩ nô lệ, do đó mà thoát chết. Nhưng người anh hùng đã thuyết phục cả hai trăm người nô lệ bất hạnh như mình cùng trốn. Họ trốn không phải là để thoát kliỏi nanh vuốt lũ chó săn hung dữ của nhà nước La Mã “tự do”, mà là để đấu tranh cho tự do. Tiếng nói của Xpactác đã vang đến mọi hang cùng ngõ hẻm trên đất nước La Mã. Hàng vạn nô lệ đứng lên hưởng ứng lời kêu gọi tha thiết của vị chỉ huy. “Nếu các bạn tự cho mình là những con vật thì các bạn cứ việc chờ lưỡi dao của bọn đồ tể, còn nếu các bạn coi mình là người thì hãy đứng lên theo tôi... Tại sao các bạn lại cứ phải khom lưng quỳ gối như những con vật như vậy? Các bạn! Những con người tự do! Nếu phải đánh nhau thì chúng ta sẽ đánh nhau với những kẻ áp bức chúng ta. Nếu phải chết thì chúng ta sẽ chết dưới bầu trời tự do... Xông vào cuộc đấu tranh sinh tử vì tự do còn hơn là chịu chết trên đấu trường làm trò giải trí cho kẻ thù”. Có mấy ai lại muốn chết một cách “đẹp đẽ” trong tiếng cười reo của đám đông điên rồ. Hàng ngũ của Xpác tác ngày một đông đảo. Doanh trại của họ trên núi Veduyvợ không còn là chuyện đùa đối với bọn La Mã nữa, mặc dù bọn này từ lâu vẫn coi thường “đội quân nô lệ”.
Từ phòng thủ chuyển sang tấn công, đội quân của Xpác tác đã tiêu diệt nhiều đơn vị quân đội thù địch gặp trên đường và ngày càng tiên sâu về phía nam, thu nạp thêm hàng ngàn chiến sĩ mới. Những người vốn xưa kia là nô lệ nay rất vui mừng, còn bọn chủ nô thì run sợ. Một quốc gia tự do được thành lập ở miền Nam nước Ý, một quốc gia khẳng định “quyền thân ái anh em lao động và hòa bình” như Xpác tác nói trong lời kêu gọi những người cùng khổ. Những người sống trong thời đại đó đã phải kinh ngạc trước việc những kẻ hôm trước còn bị coi như súc vật, hôm nay lại đang đánh thắng quân đội La Mã hùng mạnh vào loại nhất thế giới. Họ không hiểu rằng những người nô lệ ấy đang đấu tranh cho tự do của chính mình. Tuy vậy, Xpactác cũng biết rằng mình không đủ sức để giành thắng lợi hoàn toàn. Người anh hùng chỉ muốn giải phóng tất cả những kẻ nô lệ ở nước Ý, tiến lên phía Bắc, vượt dãy Anpơ, xây dựng một nước Cộng hòa tự do, mở rộng cửa đón tất cả những người bị áp bức, một nước Cộng hòa mà ở đó mọi người đều sống tự do và làm nên hạt lúa bằng sức lao động của mình. Nhưng các chiến sĩ đang quá say sưa với thắng lợi đã không hài lòng với kế hoạch của Xpactác. Họ không muốn làm việc mà muốn thống trị. Họ không ra sức để tiêu diệt cảnh nô lệ mà lại ra sức bắt nô lệ. Đáng lẽ ước mơ tự do lao động thì họ lại mơ tự do bóc lột. Đáng lẽ cần phải có tự do cho mọi người thì họ lại chỉ cần tự do cho bản thân mình. Riêng Xpactác trước sau vẫn trung thành với sự nghiệp của mình, với lí tưởng cao quý: công bằng và tự do cho tất cả mọi người.
Nhưng cuộc đời của Xpactác chẳng còn được là bao. Tên chủ nô hung bạo Mác Cơrátxơ, một tên La Mã cho vay lãi hết sức giàu có, đã tự nguyện đứng ra đánh lại Xpactác. Căm thù những người khởi nghĩa, Cơrátxơ mặc dù đã bị thất bại trong một số trận đánh vẫn giữ sĩ diện không chờ đến sự giúp đỡ của đội quân đánh thuê Pômpêi ở Tây Ban Nha. Trước khi bước vào trận đánh cuối cùng, Xpactác đã nói với các chiến hữu của mình lời chia tay: “Sự nghiệp của chúng ta là thiêng liêng và chính nghĩa, nó sẽ không mất đi cùng với cái chết của chúng ta... Tuy hi sinh chúng ta vẫn sẽ để lại cho con cháu ngọn cờ tự do và công bằng nhuốm máu của chúng ta...”. Trong trận đánh, có chiến sĩ dắt ngựa đến giục Xpactác chạy trốn. Người anh hùng đã từ chối. Bị giáo đâm trúng đùi, Xpactác vẫn quỳ nấp sau tấm khiên tiếp tục chiến đấu. Người anh hùng ấy đã hi sinh trong trận đánh bên cạnh các chiến hữu của mình đúng như một vị chỉ huy. Người ta đã không tìm thấy thi hài của Xpác tác. Đúng là Xpác tác đã tiên đoán, sự nghiệp thiêng liêng và chính nghĩa của người anh hùng đã không mất đi với cái chết của ông. Tên tuổi người anh hùng cũng không bị quên lãng. Hàng ngàn người cha, người mẹ đã lấy tên Xpactác để đặt cho con mình. Tên người anh hùng cũng đã trở thành tên phố, tên công viên, tên sân vận động và quảng trường của biết bao thành phố. Không có một ngành nghệ thuật nào là không xây dựng hình tượng Xpactác. Những ngày hội “Khỏe” của thanh niên được gọi là “Xpactackint” cũng chính là để kỉ niệm ông. Các chiến sĩ Garibanđi, những người cách mạng dũng cảm của nước Ý đã từng giương cao ngọn cờ khởi nghĩa trong thế kỉ trước, cũng đã tự coi mình là những người kế tục sự nghiệp của Xpác tác. Một trong những chiến sĩ Garibanđi là Raphaen Giovanioli đã viết một cuốn tiểu thuyết xuất sắc về Xpactác, cuốn sách đó là cuốn sách yêu thích của nhiều thế hệ thanh niên.
Khi những người công nhân cách mạng nước Đức thành lập Đảng Cộng sản của mình, họ cũng gọi tổ chức của họ là Xpactác. Như vậy Xpactác vẫn sống với chúng ta, kề vai sát cánh với chúng ta đấu tranh cho tự do và chính nghĩa. Mãi mãi sau này cũng vậy, vì người anh hùng bao giờ cũng là bất tử. Và mặc dù bài ca về các chiến sĩ Xpactác được viết hai nghìn năm sau cái chết bi thảm của họ, tôi vẫn nghe như họ đang hát bài ca ấy một cách hân hoan, vui vẻ, tràn đầy niềm tin vào thắng lợi.
Ta chịu đã lâu
Cái nhục nô lệ
Im lặng cúi đầu
Giờ đây không thể
Dù cho cái chết
Đợi chờ ngày đêm,
Đi tới hạnh phúc
Lòng ta vẫn tin.
Qua đêm tối, qua đói lạnh, qua thời gian,
Dẫn chúng ta đi, dũng cảm lên, Xpác tác!
Con người điềm đạm, dè dặt nhìn cuộc đời một cách âu yếm với đôi mắt màu tro, dưới hàng lông mày dài ấy thật chẳng giống người chiến sĩ chút nào. Ông không tham dự các cuộc chiến đấu và cũng không cầm đầu quân khởi nghĩa. Mãi đến cuối đời mình, ông mới nhìn thấy bộ áo giáp của người lính tại một nơi dừng chân hạ trại của quân đội. Ngay trong những cuộc tranh luận, ông cũng không hăm hở bảo vệ những tư tưởng của mình. Thế mà ông lại là một chiến sĩ, một người lính thực sự. Bởi vì trung thành với chân lí, giữ vững lòng tin, tiến tới mục đích của mình bất kể mọi khó khăn trở ngại, hi sinh hạnh phúc riêng và những niềm vui nhỏ mọn mà mọi người vẫn thường thiết tha cũng chính là đấu tranh. Đấu tranh một cách không ồn ào, khoa trương. Vinh quang của Côpecních và Galilê có phần nào làm lu mờ vinh quang của K-pole và vô tình đã đẩy Kệpơle xuống hàng thứ hai. Tranh luận xem ai là người “vĩ đại hơn” và “quan trọng hơn” là một việc làm ngu ngốc. Con đường khoa học không phải là con đường của những lực sĩ chạy thi: ở đây không có chuyện nhất, nhì và cũng không có chuyện thắng, bại. Bất kể một khám phá khoa học chân chính nào cũng đều “quan trọng” vì đó chính là một bước tiến xa hơn nữa trên con đường nhận thức thế giới, nghĩa là trên con đường tiến bộ của nhân loại. Như vậy, vấn đề không phải ở chỗ ai cao hơn. Mỗi người đều cao theo vẻ riêng của mình.
Nhưng tại sao Mác lại gọi Kệpơle là vị anh hùng yêu thích của mình? Một nhà vật lí học nổi tiếng cho rằng có lẽ là do Mác đã khâm phục tư tưởng dũng cảm và tính chất táo bạo của những điều tiên đoán đầy sáng tạo của Kepơle. Có thể là như vậy. Kêpơle chính là người đã đưa ra ý kiến thiên tài cho rằng thủy triều phụ thuộc vào lực hấp dẫn giữa mặt trăng và trái đất. Ông đã tìm ra những định luật nổi tiếng của mình và chúng đã trở thành những hiểu biết cơ bản của môn cơ học thiên thể. Các định luật của Kêpơle cho phép xác định trước một cách hoàn toàn chính xác vị trí của một hành tinh vào bất kì thời điểm nào và định rõ được đường vận hành của nó trên bầu trời. Giờ đây, chỉ cần biết rõ khoảng cách từ một hành tinh đến mặt trời là các nhà bác học đã có thể xác định được khoảng cách từ mặt trời đến tất cả các hành tinh khác. Chính là Kêpơle chứ không phải ai khác đã chứng minh rằng các hành tinh quay xung quanh mặt trời theo đường clip và hoàn toàn không phải với một vận tốc đều đều như Côpecních đã tưởng.
Do những phát minh đó, ông đã được các bạn đồng nghiệp phong cho danh hiệu “Người vạch quy luật cho bầu trời” và tên gọi ấy vẫn còn tồn tại đến tận ngày nay. Trong thế kỉ vũ trụ của chúng ta, tên tuổi ông được nhắc đến một cách kính trọng và biết ơn như tên tuổi của người đã đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng cho tòa lâu đài vĩ đại của ngành du hành vũ trụ.
Tuy nhiên, tôi vẫn nghĩ rằng không phải vì thế và cũng không phải chỉ có như vậy mà Mác đã coi Kệpơle là vị anh hùng yêu thích của mình. Trong lịch sử đã từng có biết bao nhà bác học vĩ đại có những tự tưởng “kinh thiên động địa”. Trong lịch sử cũng đã có hàng trăm phát kiến thiên tài mà mỗi phát kiến lại là một trang chói lọi của khoa học. Nhưng Kệpơle không phải là nhà bác học của Mác yêu thích, mà là nhân vật anh hùng mà Mác yêu thích, nghĩa là trước hết Kếpole là con người mà Mác yêu thích, Mác chọn Kệpơle không phải vì những thành tích khoa học mà vì phẩm chất con người của ông. Vì vậy, chúng ta phải đi vào, mặc dù chỉ là lướt qua cuộc đời đầy bi thảm của Kệpơle - cuộc đời của một người chịu đau khổ, cuộc đời của một anh hùng.
Số phận tưởng chừng như đã xô đẩy Kệpơle đến chỗ phải quy hàng, phải quỳ gối. Ngay từ khi còn nhỏ, chẳng những Kệpơle đã phải chứng kiến cái cảnh cha mẹ cãi cọ, đánh lộn lẫn nhau, hành hạ súc vật, to tiếng với khách hàng, gian lận tiền của họ mà cậu còn bị cha mẹ lôi kéo cả vào những chuyện bẩn thỉu đó. Cậu bé Kệpơle đã rụt rè lại ốm yếu. Những vết lở loét ở tay chân, chứng đau đầu, những cơn sốt liên miên hành hạ cậu. Cha mẹ chẳng chăm lo gì đến chữa bệnh cho cậu và Kệpơle đã phải chịu bệnh tật suốt đời. Cha mẹ Kêpơle cũng không coi trọng học thức. Cuộc sống trong gia đình thật đơn điệu và ảm đạm chẳng khác những ngày mưa dầm. Mục đích cuộc sống của gia đình ấy là đồng tiền. Điều chủ yếu là kiếm ra tiền. Cậu bé phải phục vụ cho những khách uống rượu say mềm trong quán hàng của ông bố và lao động đến kiệt sức ngoài đồng ruộng. Rồi đến đêm lại đem sách ra đọc dưới ánh sáng của ngọn nến leo lét. Không gì có thể ngăn cản Kệpơle học tập. Danh vọng của một vị linh mục cũng không làm cho người thanh niên ấy say mê, mặc dù Kêpơle đã tốt nghiệp trường dòng và sau đó lại tốt nghiệp Viện thần học ở Tuybinghen. Người bố đành phải nghiến răng lại một cách căm tức mà buông thả đứa con ốm yếu, “vô tích sự” của mình mặc ý đi vào con đường của giới trí thức.
Thời đó, các viện thần học cũng dạy cả những khoa học “trần tục”, trong đó có toán học. Giảng viên Mextolin ở Viện thần học Tuybinghen đã làm cho Kệpơle say mê với các khoa học chính xác. Sau khi tốt nghiệp Viên thần học, Kệpơle đã đi vào con đường đó với cương vị của một giáo sư toán học và luân lí” một danh hiệu mà ngày nay ta nghe thật ngộ, ở thành phố Gơrátxơ. Nhưng nghề nghiệp ấy cũng chẳng hứa hẹn đem lại cho ông sự yên tĩnh và tiền tiêu. Ông phải kiếm sống bằng cách sản xuất những cuốn lịch hồi đó bán rất chạy. Trong những cuốn lịch ấy là bản đồ các vì tinh tú mà người ta căn cứ vào để tiên đoán số mệnh cho từng người. Tất nhiên, Kệpole phải nghe không biết bao nhiêu điều ra tiếng vào, khiến ông buộc lòng phải tủi nhục mà biện bạch cho cảnh nghèo nàn của mình. Nhưng có gì mà tủi nhục? Ông đã làm việc đó một cách chính đáng. Kệpơle nói: “Để cho người đi tìm chân lí có thể yên tâm hiến dâng cho sự nghiệp, thì ít ra người ấy phải có cái ăn, chốn ở. Nếu chẳng có gì cả thì sẽ nô lệ vào mọi chuyện, và đó là điều chẳng ai muốn...”. Ngay từ khi còn trẻ, Kepơle đã là nạn nhân của lòng cuồng tín tôn giáo. Cuộc đấu tranh giữa những người công giáo và những người ngoại đạo ở châu Âu ngày một gay gắt. Là một người ngoại đạo, Kệpơle đã nhiều lần “được” người ta khuyên nên theo đạo để cuộc đời dễ chịu hơn. Kêpơle từ chối. Ông đã phải trả giá đắt cho những “nguyên tắc” của mình. Kệpơle bị đuổi việc và lang thang hết thành phố này đến thành phố khác để kiếm sống. Trong những ngày ấy, vợ con đã dũng cảm chia sẻ cùng ông những khó khăn, thiếu thốn. Thế rồi hạnh phúc cũng đến với ông: Kệpơle được nhận vào giúp việc cho nhà bác học xuất sắc Ticô Brahê. Nhà bác học này là một người bị trục xuất khỏi Tổ quốc và tìm được chỗ đứng ở Praha với chức vụ “nhà chiêm tinh hoàng gia”. “Nhà chiêm tinh hoàng gia” nghe ra thật là kêu! Sau khi Brahể qua đời. Kệpơle đã thay ông trong chức vụ ấy và biết rằng đó chẳng qua chỉ là một cái chiêu bài lòe loẹt. Chẳng ai cần đến ông, chẳng ai quan tâm đến số phận của ông, thậm chí người ta cũng quên cả trả lương cho ông nữa! Nhà vua và các vị quý tộc chẳng ai thiết gì đến khoa học...
Thật lạ lùng, một con người đã phải chịu đựng hàng chục năm nghèo đói, bị phỉ báng và xua đuổi, lại vẫn giữ được khả năng làm việc kỳ diệu đến như vậy: ngay khi còn sống ông đã cho ra đời bốn mươi lăm tác phẩm khoa học và mỗi tác phẩm đều mang dấu ấn của thiên tài! Sau khi qua đời, ông còn để lại rất nhiều bản thảo có thể tập hợp in thành tám tập lớn! Nhưng Kệpơle không phải chỉ giữ được sức làm việc. Ông còn giữ được cả lòng vui tươi, cởi mở, hào hiệp nữa. Ông sáng tác những bài thơ dí dỏm, duyên dáng. Tuy nghèo, ông vẫn không tính toán từng xu mà rất sẵn lòng hào phóng giúp đỡ những người gặp cảnh không may, hoặc góp tiền tổ chức những bữa tiệc vui nhỏ. Lời nói, tiếng cười ồn ào không cản trở ông mà trái lại còn giúp ông làm việc thoải mái hơn. Ông muốn cho tất cả mọi người, chứ không phải chỉ một số ít nhà thông thái, hiểu biết thiên văn học. Với mục đích ấy, ông đã viết một cuốn tiểu thuyết về những cư dân trên mặt trăng và trở thành một trong những người sáng lập ra ngành khoa học viễn tưởng rất được yêu thích hiện nay. Ông viết không phải cho một nhóm độc giả chọn lọc. Ông không thích ngôn ngữ khô khan của dclít mà cũng không ưa ngôn ngữ hoa mĩ của Acsimét. Ông muốn nói với quần chúng rộng rãi bằng thứ tiếng gần gũi, dễ hiểu với họ, bằng ngôn ngữ của nhân dân mình. Quả lê, quả táo, quả mận, quả chanh v.v... là những thứ xa lạ với toán học nhưng lại thường được nhắc đến trong các tác phẩm của ông. Ở Kệpole, lòng mong muốn đạt tới chỗ dễ hiểu đã kết hợp chặt chẽ với đức tính khiêm tốn hiếm có. Ông luôn luôn nhắc đến lòng kính trọng của mình đối với Mextolin. Ông không bao giờ bỏ qua những thành công của người khác, dù đó là kẻ đối địch với mình. Khi thấy mình sai, ông không ngần ngại thú nhận. Chỉ có một điều không bao giờ ông ăn năn là ông đã phục vụ cho chân lí.
Vinh quang đã đến với ông, tên tuổi của Kêpơle được các nhà bác học ở khắp châu Âu biết tới. Tuy nhiên điều đó vẫn chẳng giúp được ông thoát khỏi cảnh nghèo túng và hàng ngày phải nghe những lời khuyên sáng suốt” của “các vị có lòng tốt”. Ông nhận được rất nhiều lời khen ngợi, ca tụng từ nước Anh, Đức, Y gửi tới. Các trường đại học đều lấy làm vinh dự được nhận ông là người cộng tác của mình. Nhưng ông chưa bao giờ có ý nghĩ muốn bỏ Tổ quốc để ra nước ngoài. Ngay cả những lúc khó khăn, nghèo khổ ông vẫn muốn sống cùng đất nước của mình. Ông chỉ đau khổ về nỗi ở nước ngoài, người ta lại hiểu và đánh giá ông cao hơn là ở trong nước. Trong những năm cuối cùng của cuộc đời, Kệpơle còn phải chịu thêm một điều bất hạnh: mẹ ông bị kết tội là “phù thủy” chỉ vì bà không bao giờ khóc và khi nói chuyện với ai thì không thích nhìn thẳng vào mặt người đó. Chỉ riêng chuyện ấy cũng đủ để người ta buộc bà vào tội chết không đổ máu” tức là bị hỏa thiêu. Kêpơle đã phải gửi thư đi khắp nơi cho những nhân vật có ảnh hưởng, chầu chực nơi hoàng gia quyền thế suốt năm năm ròng mới cứu được mẹ khỏi cái chết. Đến lúc đó bạn thị dân lại muốn hãm hại ông. Đối với họ, ông không phải là một nhà bác học mà chỉ là con của một mụ phù thủy. Để lánh nạn, ông lang thang hết nơi này đến nơi khác. Người ta nghĩ rằng ông đã phải hoàn toàn từ bỏ công việc của mình. Nhưng sau khi ông chết người ta lại tìm được bản thảo những công trình nghiên cứu toán học hết sức quý báu của ông viết đúng vào những năm này. Ông đã làm việc vào lúc nào, không ai có thể biết được. Đã nhiều năm, nhà vua không trả lương cho “nhà chiêm tinh hoàng gia” của mình, và cuối cùng “nhà chiêm tinh” đã phải từ bỏ cái chức vụ cao sang đó để đổi lấy chức vụ nhỏ mọn của một thầy giáo bình thường. Vừa đói vừa đau ốm, ông phải làm việc mười tám giờ một ngày để xây dựng những tác phẩm khoa học thiên tài. Nhưng Kệpơle còn có nhiệm vụ đối với gia đình và ông đã phải làm thuê cho một hiệu sách. Ở đó nhà bác học có tên tuổi trên thế giới nhận công việc vẽ bản đồ địa lí để lấy tiền nuôi các con, mặc dù chỉ bằng chút cháo loãng. Công tước Valenxtanh trẻ tuổi muốn có một nhà bác học trong hàng ngũ hầu cận của mình và Kệpơle đã phải sống trong các trại lính. Nhưng dù ở đâu trong các trại lính, dưới mái lều dột nát, trên nền đất ẩm ướt hay trên yên ngựa hành quân, Kệpơle vẫn không lúc nào ngừng làm việc. Không thể nào lại không viết được. Nhà bác học già nua, kiệt sức vì khổ cực và bệnh tật vẫn hi vọng nhận được một số tiền lương của những năm làm việc cho hoàng gia. Nhiều lần ông đã cưỡi ngựa vượt đường xa (tới bốn trăm kilômét mỗi lượt) để đến không phải van xin, mà là đòi số tiền lương của mình theo pháp luật đã định. “Theo luật pháp” - nhà vua mỉm cười khi nghe Kệpơle nói câu đó. Thật khôi hài khi nhà bác học lại nhắc nhà vua về chuyện luật pháp và cuối cùng là nhắc đến những lời hứa của nhà vua. Đối với kẻ nắm quyền hành trong tay, luật pháp và lời hứa còn có ý nghĩa gì?...
Trong một chuyến đi như vậy, Kệpơle đã bị cảm và qua đời sau đó mấy ngày. Khi chết, ông để lại cho gia đình được tất cả... hai mươi xu. Còn đối với loài người, ông đã để lại những phát kiến khoa học của mình,những phát kiến mà thiếu chúng thì chúng ta khó tưởng tượng ra được thế giới của chúng ta ngày nay, nền kĩ thuật ngày nay và nền văn hóa ngày nay.