ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA THPT NĂM 2017. Đề đọc hiểu và nghị luận xã hội 200 chữ , Cảm nhận vẻ đẹp của hình tượng thiên nhiên trong đoạn trích bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu).
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Cổng làng
Chiều hôm đón mát cổng làng,
Gió hiu hiu đẩy mây vàng êm trôi
Đồng quê vờn lượn chân trời,
Đường quê quanh quất bao người về thôn.

Sáng hồng lơ lửng mây son,
Mặt trời thức giấc véo von chim chào.
Cổng làng rộng mở. Ồn ào,
Nông phu lững thững đi vào nắng mai.

Trưa hè bóng lặng nắng oi,
Mái gà cục cục tìm mồi dắt con.
Cổng làng vài chị gái non
Dừng chân uể oải chờ cơn gió nồm.

Những khi gió lạnh mưa buồn,
Cổng làng im ỉm bên đường lội trơn.
Nhưng khi trăng sáng chập chờn,
Kìa bao nhiêu bóng trên đường thướt tha.

Ngày mùa lúa chín thơm đưa…,
Rồi Đông gầy chết, Xuân chưa vội vàng.
Mừng xuân ngày hội cổng làng,
Là nơi chen chúc bao nàng ngây thơ.

Ngày nay dù ở nơi xa,
Nhưng khi về đến cây đa đầu làng;
Thì bao nhiêu cảnh mơ màng,
Hiện ra khi thoáng cổng làng trong tre.
( Bàng Bá Lân, dẫn theo Thơ mới (1932-1945)-Tác giả và tác phẩm, NXB Hội nhà văn, 2004)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?
Câu 2. Trong khổ thơ gồm 4 câu in đậm: “Sáng hồng lơ lửng mây son…Nông phu lững thững đi vào sớm mai”?, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ gì? Chọn, phân tích giá trị thẩm mĩ của một biện pháp tu từ.
Câu 3. Miêu tả hình ảnh cổng làng, nhà thơ đã giúp người đọc hình dung như thế nào về cuộc sống nơi làng quê?
Câu 4. Nêu ý nghĩa hình ảnh cổng là trong 4 câu thơ cuối của bài thơ?
Làm Văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Từ văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ về ý kiến sau đây bằng một đoạn văn 200 chữ:
“Khi xưa, các thế hệ ông cha xây dựng cổng làng đều gìn giữ một nét văn hóa riêng của làng mình cho thế hệ mai sau. Ngày nay, cổng làng ở nhiều nơi trong tỉnh “đua nhau” mọc lên với đủ loại to, nhỏ, không có kiểu nào giống kiểu nào khiến cho những nét văn hóa xưa đang dần mai một”. ( Thu Vui)
(Trích nguồn http://baothanhhoa.vn/vn/van-hoa/n147838)
Câu 2 (5,0 điểm):
Cảm nhận vẻ đẹp của hình tượng thiên nhiên trong đoạn trích bài thơ việt bắc(Tố Hữu).
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

PhầnCâuNội dungĐiểm
I ĐỌC HIỂU3.0
1Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật;0,25
2 Trong khổ thơ được in đậm, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá (véo von chim chào) và câu đặc biệt (cổng làng rộng mở. Ồn ào).
Thí sinh chọn 1 trong 2 biện pháp tu từ trên để phân tích giá trị thẩm mĩ .Khi phân tích cần làm nổi bật giá trị thâm mĩ của biện pháp tu từ – giúp người đọc hình dung, cảm nhận không khí rộn rã, tươi vui khởi đâu một ngày mới nơi làng quê…
1,00
3 Chú ý các khoảng thời gian: sáng, trưa, chiều, mùa đông, mùa xuân, khi gió lạnh mưa buồn, lúc ngày mùa lúa chín… Qua đó, nhà thơ tái hiện một cuộc sông gần gũi, bình dị, êm đềm nơi làng quê.0,75
4 Trong khổ kết của bài thơ, hình ảnh cổng làng đã trở thành nơi lưu giữ những kỉ niệm đẹp nhất, những kí ức êm đềm nhất về quê hương. Đặc biệt, với mỗi người xa quê, cổng làng đã trở thành biểu tượng cho không gian thân thuộc nhất trong tâm hồn…1,00
II LÀM VĂN7.0
1Bày tỏ suy nghĩ về ý kiến…2,0
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sự thay đổi cách xây dựng cổng làng ngày nay làm cho những nét văn hoá xưa bị mai một.
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra biện pháp khắc phục hiện tượng.1,5
– Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan nét đẹp văn hoá xưa qua bài thơ Cổng làng của Bàng Bá Lân. Từ đó nêu vấn đề cần nghị luận qua ý kiến của tác giả Thu Vui: Ngày nay, cổng làng ở nhiều nơi trong tỉnh “đua nhau” mọc lên với đủ loại to, nhỏ, không có kiểu nào giống kiểu nào khiến cho những nét văn hóa xưa đang dần mai một.
– Các câu phát triển đoạn:
+ Cùng với cây đa, bến nước, sân đình, cổng làng đã trở thành biểu tượng của làng quê Việt Nam. Mỗi cổng làng đều có nét kiến trúc riêng, tồn tại hàng trăm năm nay. Đó không chỉ là công trình kiến trúc cổ mang giá trị lịch sử văn hóa mà còn thể hiện hồn quê, cốt cách của con người ở mỗi làng xã Việt Nam.Cổng làng có từ hàng trăm năm nay và gắn với sự phát triển của làng. Khi đất nước có chiến tranh, cổng làng được dựng lên để làm chiến lũy chống giặc ngoại xâm. Khi hòa bình lập lại, cổng làng như một sự khẳng định chủ quyền địa giới, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa của mỗi địa phương.
+ Hậu quả của việc đua nhau xây dựng cổng làng ngày nay: những nét văn hóa xưa đang dần mai một. Bản sắc văn hoá dân tộc bị lu mờ, không còn mang ý nghĩa giáo dục, ý nghĩa thẩm mĩ.
+ Nguyên nhân của sự thay đổi cổng làng ngày nay: hiện nay chưa có quy định cụ thể nào về việc xây dựng cổng làng, chủ yếu là do địa phương tự thiết kế và xây dựng. Điều này dẫn đến việc các cổng làng được xây không theo một kích thước, kiểu dáng nào mà chủ yếu tùy thuộc vào tiềm lực tài chính của mỗi địa phương.
0,25




1,00


– Câu kết đoạn: cổng làng cần được nghiên cứu và thiết kế phù hợp, không cần thiết phải xây to, hoành tráng gây lãng phí mà xây làm sao phải giữ được nét riêng và toát lên được cái hồn quê …0,25
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,25
2Cảm nhận vẻ đẹp của hình tượng thiên nhiên trong đoạn trích bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu).5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận0,25
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận0,50
Vẻ đẹp của hình tượng thiên nhiên trong đoạn trích bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu).
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.3.50
– Mở bài:
+Giới thiệu về Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc
+ Nêu vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp của hình tượng thiên nhiên trong đoạn trích bài thơ Việt Bắc
-Thân bài:
+ Thiên nhiên Việt Bắc êm đềm, thơ mộng :
++ Những khoảng thời gian, không gian im vắng, tĩnh lặng “Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương” ; những âm thanh mang theo chất thơ và nhịp sống riêng của miền rừng núi : “Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều/ Chày đêm nện cối đều đều suối xa”…
++Những bức tranh về cảnh rừng Việt Bắc qua bốn mùa tươi sáng, ấm áp, thanh bình : “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”, “Ngày xuân mơ nở trắng rừng”, “Ve kêu rừng phách đổ vàng”, “Rừng thu trăng rọi hoà bình”.
+Thiên nhiên Việt Bắc hùng vĩ, hiên ngang :
++ Thiên nhiên hiểm trở, hùng vĩ: “Núi giăng thành luỹ sắt dày/ Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”… Núi rừng Việt Bắc đã trở thành cái nôi bao bọc, chở che cho dân tộc suốt một thời kháng chiến.
++ Thiên nhiên anh hùng luôn kề vai sát cánh cùng con người trong chiến đấu: “Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây”.
+ Nghệ thuật thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên: Chất trữ tình, chính trị. Thể thơ lục bát truyền thống. Kết cấu đối đáp giao duyên. Hình ảnh đậm chất dân tộc. Giọng điệu khúc hát ru.
+ Đánh giá chung:
++Hình tượng thiên nhiên ấy đã phản chiếu vẻ đẹp tâm hồn của người dân Việt Bắc, của đất nước Việt Nam trong cuộc chiến đấu giữ nước đầy gian khổ, hi sinh.
++ Góp phần thể hiện phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu
– Kết bài
+ Tóm lại vấn đề đã nghị luận;
+ Nêu cảm nghĩ riêng của bản thân về vẻ đẹp thiên nhiên qua đoạn thơ.
0,50



2,50






















0,5
d. Sáng tạo0,50
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu0,25
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,00 điểm

Đề văn sưu tầm .
Xem thêm những đề thi khác tại đây : Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn văn có đáp án

Bài viết gợi ý: