Đề bài : Cảm nhận của anh/ chị về truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, SGK Ngữ văn 12.
Bài văn mẫu hoàn chỉnh
Mục Lục
Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa được Nguyễn Minh Châu hoàn thành vào tháng 8 năm 1983, in trong tập ếên quê (1985). Năm 1987, khi Nhà xuất bản Văn học làm một tuyển tập truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu viết sau năm 1975 thì Chiếc thuyền ngọài xa được nhà văn chọn làm tên chung cho tập ấy. Như thế đủ thấy Chiếc thuyền ngoài xa là một trong những truyện ngắn mà nhà văn Nguyễn Minh Châu tâm đắc, và quả thực tác phẩm đã chứa đựng nhiều suy ngẫm, phát hiện của tác giả về đời sống, về con người và về nghệ thuật.
Phân tích truyệnCốt truyện
Cốt truyện của Chiếc thuyền ngoài xa có hai mạch truyện đan lồng vào nhau : chuyện vế một chuyến đi “săn ảnh” của phóng viên nhiếp ảnh Phùng ở một vùng ven biển miền Trung và chuyện về những cảnh ngộ ngang trái của một gia đình ngư dân tại vùng biển đó mà Phùng bất ngờ biết được. Phùng được ông trưởng phòng giao một nhiệm vụ khó khăn : phải chụp được một bức ảnh đẹp về cảnh thuyền và biển, có sương mù buổi sáng và “không có người. Hoàn toàn thế giới tĩnh vật”. Anh xách máy ảnh tìm đến một vùng biển miền Trung, nơi có những đầm, phá ăn sâu vào đất liến vì nơi đó từng là vùng chiến trường quen thuộc với anh trong thời chiến tranh, hơn nữa anh biết rằng chỉ ở đó mới có thể còn gặp được sương mù trên biển vào lúc đã sang tháng bảy. Sau cả tuần lễ lang thang, tìm kiếm và đã chụp khá nhiều ảnh, vào một buổi sáng sớm, Phùng đã tình cờ, may mắn bắt gặp được một khung cảnh tuyệt đẹp, và bức ảnh nghệ thuật anh chụp được đúng là một tặng vật quý giá hiếm hoi mà trời đất hay là số phận đã đem đến cho anh : “trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hổng hổng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ em ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào. Trong giây phút ấy, người nghệ sĩ được thăng hoa trong cảm xúc ngây ngất, cũng chính là niềm hạnh phúc tràn ngập tâm hồn “do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại””. Nhưng cũng liền ngay sau đó, anh lại bất ngờ chứng kiến một cảnh 1 hoàn toàn trái ngược cũng từ chiếc thuyền ấy : gã đàn ông dẫn người vợ từ trên thuyền xuống, đi vào phía sau một chiếc xe rà phá mìn của Mỹ bỏ lại và đánh đập tàn bạo chị vợ bằng chiếc thắt lưng da lính ngụỵ còn người vợ thì im lặng chịu đựng, không hề chống lại cũng không van xin. Tình huống bất ngờ đầy nghịch lý còn tiếp tục diễn ra truớc mắt Pằung khiến anh vô cùng kinh ngac thằng Phác — đứa con trai cua cặp vợ chồng làng chài, để bảo vệ mẹ đã xông đến đánh lại người bố, rồi tiếp đó là cảnh người mẹ khóc van xin đứa con. Tình tiết câu chuyện diễn 1 ra liên tiếp những cảnh, hành động bất ngờ, đột ngột như trong một đoạn phim quay nhanh và liên tục chuyển cảnh. Đặt nhân vật Phùng trước hai cảnh tượng thật trái ngược và những cảm xúc đối nghịch, nhà văn muốn đưa ra sự đối sánh nghệ thuật với đời sống. Đằng sau bức ảnh nghê thuật tuyệt đẹp và đầy thơ mộng kia lại là một hiện thực trần trụi, cay đắng của cuộc đời người dân chài lam lũ, cực nhọc.
Cũng như trong sáng tác của Nam Cao-Nhà văn Nguyễn Minh Châu rất cảm phục-trong nhiều truyện ngắn sau năm 1975 của Nguyễn Minh Châu cũng thường có nhân vật nghệ sĩ :Nhà văn, họa sĩ , nhà nhiếp ảnh. Loại nhân vật này là phương tiện hũư hiệu để tác giả gửi gắm những suy ngẫm, quan niệm về đời sống và về nghệ thuật. Trong Chiếc thuyền ngoài xa, qua câu chuyện bức ảnh nghệ thuật của một phóng viện ảnh, ngựời đọc nhận ra tư tưởng của Nguyễn Minh Châu về quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. Nghệ thuật không thể chỉ dừng lại ở vẻ 1 đẹp bề ngoài nhất là cái vẻ đẹp tuyệt vời thơ mộng, mà còn phải thấu thị tới bề sâu, bề sâu của cuộc đời không hề đơn giản, mà tâm điểm chính là con người với số phận đa đoan, với mọi nhọc nhằn và cả khổ đau, không hiếm những ngang trái và bi kịch. Ở đây, có thể gợi nhớ đến một quan niệm văn chương từng được Nam Cao phát biểu qua suy nghĩ của nhân vật nhà văn Điền trong truyện Giăng sáng : “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than”. Trong truyện của mình, Nguyễn Minh Châu không hể phủ định cái đẹp của nghệ thuật, nhưng nhà văn muốn người thưởng thức hãy nhìn sâu hơn vào những gì ở bên trong, ở phía sau của vẻ đẹp ấy, Đoạn kết truyện càng làm rõ thêm tư tưởng nói trên : “Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi vể sau, tám ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kỹ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh”. Là một nhà văn luôn trăn trở về công việc viết văn và trách nhiệm của người cầm bút, Nguyễn Minh Châu đã nhiểu lần phát biểu những suy nghĩ của mình về mối quan hệ giữa văn học và đời sống. Ngay trong thời kỳ chiến tranh, năm 1971 trong bài Trang sổ tay viết văn, khi nhìn lại các sáng tác văn học ữong giai đoạn đầu cuộe kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Minh Châu đã nhận ra một hạn chế của nhiều tác phẩm : “Hình như cuộc chiến đấu anh hùng sôi nổi hiện nay đang được văn xuôi và thơ ca tráng lên một lớp men “trữ tình” hơi dày, cho nên ngắm nó thấy mỏng manh, bé bỏng và óng chuốt quá khiến người ta phải ngờ vưc”. Trong một lần khác, Nguyễn Minh Châu lại khẳng định một cách dứt khoát : “Văn học bao giờ cũng phải trả lời những câu hỏi của ngày hôm nay, bao giờ cũng phải đối thoại với những ngửời đương thời về những câu hỏi cấp bách của đời sống” Ngày nay trong tinh thần dân chủ hoá đã có rất nhiều quan niệm khác nhau về văn học được đưa ra, kể qả những quan niệm văn chương chỉ là một trò chơi, hay một giả tưởng của nhà văn, nhưng dù thế nào thì ngẫm cho cùng, không một nhà văn chân chính nào lại không quan tâm đến quan hệ giữa văn học và đời sống.
- Chiếc thuyền ngoài xa dù mang tính triết lý khá rõ, nhưng không đơn thuần là một truyện ngắn luận đề về quan hệ nghệ thuật với đời sống. Sức hấp dẫn và cũng là điều ám ảnh người đọc ở tác phẩm còn là mối quan hoài đến xót xa, day dứt của nhà văn về những nỗi nhọc nhằn, khổ đau của con người, những nghịch lý ngang trái của cuộc đời mà ở đây là trong một gia đình dân chài ở ven biển miền Trung.
Chiếc thuyền lưới vó vừa là phương tiện kiếm sống, vừa là nơi cư ngụ duy nhất của cái gia đình ngư dân đông đúc, lênh đênh trôi nổi trên sóng nước, là hình ảnh cụ thể của những thân phận con người trong cuộc mưu sinh, hình ảnh chiếc thuyền được xuất hiện nhiều lần trong thiên truyện, có lúc mang vẻ đẹp mơ màng, nhưng phần nhiều được hiện ra trong sự hối hả của công việc làm ăn trên biển. Ở đoạn gần cuối, chiếc thuyền ấy còn được dặt trong khung cảnh dữ dội của một cơn động biển : “Gần sáng trời trở gió đột ngột, từng tảng mây đen xếp ngổn ngang trên mặt biển đen ngòm, và biển bắt đầu gào thét, sóng bạc đầu ngoài cửa lạch nổi cồn lên, cao như những ngọn núi tuyết trắng* Trong phá, các thứ tàu thuyền đều tìm vào bờ để trú, duy ở giữa phá chẳng hiểu tại sao vẫn còn… thấy một chiếc thuyền vó bè đang đậu”. Cuộc vật lộn mưu sinh nhọc nhằn và còn luôn phải đối mặt với hiểm nguy rình rập trên biển, lâu dần đã biến người chồng của gia đình thuyền chài ấy từ một người thanh niên hiền lành, thương vợ thành một kẻ cục súc, vũ phu đến mức tàn bạo. Cứ sau mỗi chuyến đĩ biển, gã lại dẫn người vợ lên bờ để trút mọi nỏi chán chường, bực bội, bế tắc vào những trận đòn man rợ, cứ “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”. Tình trạng bạo hành trong gia đình thuyền chài ấy còn dẫn đến điều tệ hại hơn nữa : Lòng căm ghét đến thành thù hận của đứa con trai — thằng Phác – với bố. Mặc dù người vợ đã xin được gã chồng đưa mình lên trên bãi xe tăng hỏng mà đánh, đừng đánh trên thuyền, trước mặt lũ con, nhưng rồi những trận đòn dã man ấy cũng lọt vào mắt những đứa con lớn. Nhân vật Phùng đã hai lần chứng kiến sự căm hận cửa thằng bé Phác với bố nó. Vì yêu mẹ muốn bảo vệ người mẹ mà thằng bé đã bất chấp tất cả, xông đến đánh lại bố như đánh một kẻ tử thù. Thậm chí, lần thứ hai nếu như con chị không kịp đuổi theo giữ nó lại và rút con dao găm từ trong cạp quần của nó ra thì rất có thể nó đã gây nên một tội ác khủng khiếp. Lòng căm hận trong tâm hồn đứa trẻ không chỉ dẫn đến những hành động mù quáng như thế mà còn làm tổn thương, thui chột tâm hồn đứa trẻ. Người mẹ có lẽ đã cảm nhận được điều này, nên đã gửi thằng bé lên bờ, cho đi theo ông ngoại, nhưng rồi vẫn không thể tránh được, bởi thế, sau khi phải chứng kiến việc thằng Phác dang thẳng tay quật Ghiếc thắt lưng có đầu khoá sắt vào giữa ngực bố thì người mẹ thấy vô cùng đau đớn, nhục nhã, “người đàn bà ngồi xệp xuống trước mặt thằng bé, ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy”. Vì sao người đàn bà hàng chài ấy lại cam chịu gần như là nhẫn nhục trước những trận đòn vô lý của gã chồng ? Phải chăng chị ta là một người u mê, tăm tối, một người không có ý thức về sự sống của mình hay đã bị gánh nặng của đói nghèo của sự bạo hành làm cho tê liệt tinh thần ? Câu ưả lời chỉ có được ở phần sau của truyện, trong cuộc gặp của vị chánh án toà án huyện với người đàn bà hàng chài, tại phòng làm việc của ông ta. Diễn biến của cuộc đối thoại giữa họ cũng đầy bất ngờ.
Đáp lại những lời thuyết phục đầy nhiệt tình của người chánh án, người đàn bà lại trả lời bằng một lời van xin : “Con lạy quý toà […] Quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”. Đến lúc này, trước sự ngạc nhiên sững sờ của vị chánh án và anh phóng viên nhiếp ảnh, người đàn bà vừa mới sợ sệt van xin bỗng chốc hiện ra là người từng trải, hiểu biết cuộc đời và chính chị lại là người thức tỉnh cho vị quan toà nọ. Lời lẽ của chị thay đổi hẳn : “Chị cám ơn các chú […] Lòng các chú tốt, nhưng các chu đâu có phải là người làm ăn… cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc”. Thì ra, trong một gia đình chài lưới trên một chiếc thuyền vó bè lênh đênh, không thể thiếu bàn tay và sức lực của một người đàn ông dù anh ta có man rợ, hung bạo, nhất là những khi gặp dông bão, biển động. Họ phải hợp sức lại mà làm lụng quần quật để nuôi một đàn con – mà nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Tình cảnh của gia đình chị cũng như của bao gia đình hàng chài khác, trừ phi như chị nói : “Giá tôi đẻ ít đi hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn”.
- Đến đây, truyện lại mở ra một tình huống mới. Cuộc trò chuyện với người đàn bà hàng chài đã khiến cho “Một cái gì mới vừa vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện” và cả ở nhà nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng. Cái gì đã vỡ ra trong đầu óc họ ? Trước hết, đó là sự hiểu ra những nhọc nhằn, vất vả trong công việc làm ăn của những ngư dân ở vùng biển. Cuộc sống cực nhọc, lam lũ, bấp bênh khiến họ phải chấp nhận cả không ít những nghịch cảnh, những ngang trái. Cái vỡ ra trong đầu của Đẩu, của Phùng còn là sự thức tỉnh với chính mình, để từ bỏ cái nhìn đơn giản, nặng về duy ý chí trước cuộc đời và con người, cùng với nó là những ảo tưởng về sự thay đổi dễ dàng cho cuộc sống của người dân sau khi được cách mạng giải phóng. Những người lính như Đẩu từng góp phần vào việc giải phóng cho nhân dân khỏi ách xâm lược, nhưng họ lại chưa thể có cách gì để có thể giải phóng cho những người dân lao động ấy thoát khỏi cảnh sống lam lũ, cay cực và cả sự tăm tối. Sự thức tỉnh ở nhân vật Đẩu cũng chỉ là một trường hợp mang ý nghĩa biểu trưng mà Nguyễn Minh Châu muốn qua đó để thức tỉnh xã hội, thức tỉnh mọi người cần vượt lên, từ bỏ cách nhìn và lối nghĩ giản đơn, dễ dãi, để nhìn thấu cái phức tạp đa đoan của hiện thực cuộc đời, trong đó còn không ít những nghịch lý, những bóng tối. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa được viết năm 1983, nghĩa là ba năm trước khi công cuộc đổi mới được phát động, với khẩu hiệu : “Đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật”. Điều đó cho thấy khả năng dự cảm tinh nhạy và vai trò tiên phong của Nguyễn Minh Châu trong buổi đầu, công cuộc đổi mới văn học.
- Trong lần trả lời phỏng vấn của báo Văn nghê đầu năm 1986 Nguyễn Minh Chấu có nói: “tôi không thể nào tưởng tượng nổi một nhà vàn mà lại không mang nặng trong mình tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thương con người. Tình yêu này của người nghệ sĩ vừa là một niềm hân hoan say mê, vừa là một nỗi đau đớn khắc khoải, một mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của những người chung quanh mình. Cầm giữ cái tình yêu lớn ấy trong mình, nhà văn mới có khả năng cảm thông sâu sắc với những nỗi đau khổ, bất hạnh của người đời, giúp họ có thể vượt qụa những khủng hoảng tinh thần và đứng vững được trước cuộc sống. Truyện Chiếc thuyên ngoài xa và nhiều truyện ngắn khác của Nguyễn Minh Châu là những minh chứng cho tình yêu thương lớn của nhà văn đối với con người, thể hiện trong sự thấu hiểu, đồng cảm sâu sắc trước những đau khổ, bất hạnh của con người. Nhưng hơn thế nữa, ở Nguyễn Minh Châu bao giờ cũng thường trực một niềm tin ở con người, được thể hiện trong sự tìm kiếm để khẳng định các giá trị nhân bản bền vững, trong việc hướng con người tới sự thức tỉnh, tự nhận thức để hoàn thiện nhân cách.
Nhân vật người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa không chỉ là một thân phận lam lũ, cay cực, nạn nhân của sự bạo hành từ người chồng vũ phu, mà chị còn hiện lên với vẻ đẹp sâu xa. Ẩn sau cái vẻ ngoài thô kệch, thậm chí xấu xí, khuôn mặt rỗ chằng chịt, lại là một sức sống bền bỉ, một tâm hồn đầy tình thương và đức hy sinh. Ở người phụ nữ ấy chứa đựng mẫu tính sâu xa như một bản năng : “Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tồi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được” Đó là những lời của chị nói với Đẩu và Phùng, được thốt lên thành thực với một niềm tin đơn giản nhưng vững chắc vào cái thiên chức mà trời đã giao phó cho người đàn bà. Khi được hỏi : “Cả đời chị có một lúc nào thật vui không?”, chị đã trả lời: “Có chứ, chú ! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no”. Niềm Vui đã như thế, còn nỗi lo cũng tất cả chỉ là về những đứa con, mà nỗi lo sợ nhất của chị là về thằng Phác, đứa con mà chị yêu quý nhất trong đám trẻ, nhưng chị lại phải nhìn thấy lòng hận thù với người cha đang làm cằn cỗi tâm hồn thằng bé, đang biến Phác thành một đứa trẻ độc ác, dữ dằn.. :.’
Hình ảnh người đàn bà làng chài là hình tượng ám ảnh nhất trong các nhân vật của thiên truyện và cũng góp thêm một chân dung nhân vật nữ thành công của Nguyên Minh Châu. ^
Cuối cùng cũng cần phải lưu ý thêm rằng, việc tác giả không đặt tên cho nhân vật người đàn bà hàng chài cũng như gã chồng của chị, hẳn là một dụng ý nghệ thuật chứ không phải ngẫu nhiên, càng không phải là sự một sơ xuất của tác giả.
Hãy chú ý chi tiết cuối cùng của truyện. Người kể chuyện – phóng viên nhiếp ảnh Phùng – kể rằng mỗi khi ngắm thật kỹ bức ảnh mình đã chụp, anh lại thấy người đàn bà hàng chài ấy từ trong bức ảnh bước ra : “Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn, hoà lẫn trong đám đông….”. Nghĩa là, người đàn bà ấy chỉ là một người trong đám đông của nhũng con người lam lũ, nhọc nhằn, những con người lao khổ, đông đúc và vô danh.
- Trở lại với nhan đề tác phẩm – Chiếc thuyền ngoài xa, Cũng như nhan đề nhiều truyện ngắn khác của Nguyễn Minh Châu, tên truyện ở đây xuất phát từ một hình ảnh trong truyện nhưng đã mang ý nghĩa biểu tượng. Chiếc thuyên ngoài xa gợi ra ý nghĩa về khoảng cách giữa nghệ thuật và đời sống. Dường như lâu nay, nghệ thuật, trong đó có văn chương, vẫn tiếp cận đời sống ở một cự li khá xa. Qua cái nhìn từ một khoảng cách xa, chiếc thuyền hiện ra vói những vẻ đẹp thơ mộng như bức ảnh nghệ thuật tuyệt đẹp mà người phóng viên nhiếp ảnh trong truyện đã chụp được. Nhưng ở bên trong con thuyền ngoài xa ấy còn chứa đựng biết bao sự thật của cái cuộc đòi rất đa sự đa đoan, trong đó có bao nhiêu sự nhọc nhằn, cay đắng, khổ đau của nhân sinh. Chiếc thuyền ngoài xa là biểu tượng về đời sống hiện thực còn đầy bí ẩn vẫn mời gọi người nghệ sĩ tìm đến để khám phá, hiểu thấu và đồng cảm.
Nguyễn Văn Long
(Tài liệu sưu tầm )
Xem thêm : Tuyển tập đề thi và những bài văn hay về chiếc thuyền ngoài xa