I.Lý thuyết:

a. Khái niệm về BCNNBội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số là số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp bội chung.

b. Cách tìm BCNN:

  • Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.
  • Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng.
  • Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất của nó. Tích đó là BCNN cần tìm.

c. Chú ý:

  • Nếu hai số a, b là hai số nguyên tố cùng nhau thì BCNN là tích của a.b
  • Nếu a là bội của b thì a cũng chính là BCNN của hai số a, b.

II. Bài tập vận dụng:

Tìm BCNN của:
a) 84 và 108
b) 24, 40, 168
Giải:

a) 84 và 108
Ta có: 84=
.3.7; 108=
Vậy BCNN(84,108)= .7=756

b) 24, 40, 168
Ta có: 24=
.3; 40=.5; 168=.3.7
Vậy BCNN(24,40,168)=
.3.5.7=840

III. Bài tập tự luyện:

Bài 1: Tìm BCNN của:

a) 40 và 52

b) 42, 70 và 180

c) 9, 10 và 11

 

Bài 2: Tìm số tự nhiên a nhỏ nhất khác 0, biết rằng a 126 và a 198

 

Bài 3: Tìm bội chung của 15 và 25 mà nhỏ hơn 400.

 

Bài 4: Một số sách khi xếp thành từng bó 10 cuốn, 12 cuốn, 15 cuốn, 18 cuốn đề vừa đủ bó. Biết số sách trong khoảng từ 200 đến 500. Tính số sách.

 

Bài 5: Hai bạn Tùng và Hải thường đến thư viện đọc sách. Tùng cứ 8 ngày đến thư viện một lần, Hải 10 ngày 1 lần. Lần đầu cả hai bạn cùng đến thư viện vào một ngày. Hỏi có ít nhất bao nhiêu ngày thì hai bạn cùng đến thư viện?

 

Bài 6: Tìm các bội chung có ba chữ số của 63, 35 và 105.

 

Bài 7: Cho biết m n, tìm BCNN (m; n). Cho ví dụ.

Chúc các bạn học tốt.

Bài viết gợi ý: