DÀN BÀI THAM KHẢO
I. Đặt vấn đề
- Nhân dân ta từ bao đời nay vốn coi trọng đạo lí. Ngay trong lĩnh vực học tập cũng thế.
- Hiện nay, ở hầu hết trường học, mỗi ngày bước qua cổng trường là người học sinh nhìn thấy ngay một hàng chữ lớn: “Tiên học lễ, hậu học văn".
- Câu này có ý nghĩa gì?
II. Giải quyết vấn đề
Giải thích câu tục ngữ: “Tiên học lễ, hậu học văn."
- Học lễ trước, học văn sau.
- Lễ là cách cư xử, trên tinh thần tôn trọng con người, kính trên nhường dưới trong các mối quan hệ xã hội. Lễ là tính cách là đạo đức của con người trong xã hội.
- Văn là văn chương, hiểu biết, kiến thức, kĩ năng giúp người ta có học vấn ngày xa là để đỗ đạt làm quan phò vua giúp nước. Ngày nay, “Văn” là kiến thức văn hỏi, khoa học kĩ thuật, kĩ năng cần thiết được giảng dạy trong nhà trường.
- Học lễ trước, học văn sau có ý nghĩa gì?
- Đạo đức, hạnh kiểm là yếu tố cần được đặt ra trước để dạy dỗ và rèn luyện.
- Có đức của người học sinh là điều cần yếu nhất không thể thiếu, là cơ bản của con người là nền tảng để tiếp thu kiến thức.
- Vì sao “Tiên học lễ, hậu học văn"?
- Đạo đức, hạnh kiểm của người học trò quyết định tinh thần, thái độ học tập và cũng quyết định luôn hiệu quả của việc học tập của người ấy.
- Cũng chính yếu tố này quyết định việc sử dụng năng lực của con người vào cuộc sống thường ngày.
- Có “văn”, không có “lễ”, có “tài” không có “đức” thì tác hại đối với xã hội sẽ vô cùng to lớn.
- Thực hiện tinh thần “Tiên học lễ, hậu học văn”, chúng ta phải làm gì?
- Đặt việc rèn luyện đạo đức tác phong lên hàng đầu, trên cơ sở đó phát huy học tập nâng cao kiến thức văn hóa, trình độ kĩ thuật và kĩ năng thực hành. Tuy nhiên, nói học lễ trước, học văn sau là nói theo cách nói của người xưa, nhằm nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc học lễ, việc rèn luyện đức hạnh của con người. Ngày nay, chúng ta không tách ra mà tiến hành song song việc rèn luyện đạo đức với việc học tập văn học, sử học và kiến thức khoa học khác. Ngày nay, việc học lễ được lồng vào việc học văn, trong học văn có học lễ để bồi dưỡng con người toàn diện.
III. Kết thúc vấn đề
- Phải chú ý công việc học tập vì đây là điều kiện giúp ta trở thành người công dân hữu ích cho xã hội mai này.
- Phẩm chất con người bao giờ cũng tồn tại “đức” và “tài”, “lễ” và “văn", do đó không thể thiếu được mặt nào cả.

Bài viết gợi ý:

1. Hãy giải thích câu tục ngữ: “Thì giờ là vàng bạc”.

2. Thế nào là một người bạn tốt.

3. Hãy giải thích câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.

4. Thủ đô Hà Nội chúng ta đang xây dựng những nếp sống đẹp. Bởi vậy, mọi người thường hay nhắc đến câu ca dao xưa: Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An. Theo em, ý nghĩ của câu ca dao đó là như thế nào? Người Thủ đô ngày nay nên suy nghĩ gì về ý nghĩa đó?

5. Em hiểu như thế nào về lời khuyên của nhân dân thể hiện trong câu ca dao: Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

6. Trong thư gửi cho học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám, Bác Hồ viết: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai cùng các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.” Em hiểu lời dạy đó như thế nào? Theo em, phải làm gì để thực hiện lời dạy đó của Bác Hồ.

7. Trong bài nói chuyện tại buổi lễ Khai mạc Trường Đại học Nhân dân ngày 19-5-1955, Bác Hồ dạy: “Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là việc nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ”. Em hiểu lời dạy trên đây của Bác Hồ như thế nào?