Các em thân mến ! ở bài viết này, Admin sẽ hướng dẫn các em cách làm dạng đề nghị luận về hai câu tục ngữ. Đây là dạng đề không xa lạ trong các kì thi, nhưng nhiều em còn chưa biết cách triển khai.
Các bước làm bài như sau :
Mở bài :
+Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận
+Trích dẫn hai câu tục ngữ trong đề bài
Thân bài : Có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau :
+Lần lượt phân tích hai câu tục ngữ trong mối tương quan về nội dung. Thông thường, hai câu tục ngữ nhìn bề ngoài có vẻ trái ngược nhưng thực chất chúng bổ sung ý nghĩa cho nhau.
+Bình luận , chứng minh tính đúng đắn của hai câu tục ngữ
+So sánh để tìm ra điểm tương đồng, khác biệt, từ đó nêu lên bài học cuộc sống rút ra từ hai câu tục ngữ đó
+ Liên hệ thực tế, bản thân
VÍ DỤ MINH HOẠ
Đềbài :
Viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về hai câu tục ngữ: Một giọt máu đào hơn ao nước lã và Bán anh em xa mua láng giềng gần.
a. Yêu cầu về kĩ năng:
– Học sinh biết nhận diện một đề văn nghị luận xã hội, biết tìm và triển khai các ý, huy động kiến thức trong đời sống để giải thích, bình luận, phân tích, chứng minh cho ý kiến của mình
– Bài viết có hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, dẫn chứng thực tế cụ thể, tiêu biểu, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
b. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo được những ý chính sau:
Tục ngữ về đạo đức lối sống thường đề cập đến các mối quan hệ trong xã hội như:quan hệ gia đình,anh em,họ hàng…một trong những câu tục ngữ thể hiện vấn đề đó là: Một giọt máu đào hơn ao nước lã và Bán anh em xa mua láng giềng gần.
– Giải thích sơ lược nội dung, ý nghĩa của hai câu tục ngữ
Câu 1 :“giọt máu đào”là một thứ cần thiết để người ta sống, “ao nước lã” là những thứ không cần thiết đối với cơ thể.Như vậy cho dù là một nhưng giot máu cũng quan trọng hơn ao nước lã.Hiểu rộng hơn thì “giọt máu đào”nghĩa ẩn dụ là những người có quan hệ huyết thống với nhau. “ao nước lã”được hiểu là những người xa lạ,người dưng.Phép so sánh “hơn”đã thể hiện rõ lời nhận định:những người có quan hệ máu mủ,huyết thống với nhau thì lúc nào cũng quý trọng hơn người xa lạ.
Như vậy câu tục ngữ khuyên chúng ta phải xem trọng,đề cao tình nghĩa giữa các thành viên có quan hệ huyết thống với nhau
Câu 2: Câu này có ý khuyên răn người ta nên ăn ở có tình có nghĩa, vui vẻ với hàng xóm láng giềng kề bên. Bởi anh em họ hàng dù là thân tình, máu mủ nhưng ở xa thì nếu có việc khẩn cấp, nghiêm trọng không thể có mặt nhanh chóng để giúp đỡ bằng người ngoài nhưng ở gần mình. Nước xa thì không cứu được lửa gần
– Khẳng định hai câu tục ngữ thực chất không hề mâu thuẫn
– Lí gỉải và bàn luận:
+ Hai câu tục ngữ đều nói về kinh nghiệm ứng xử, bàn về quan hệ họ hàng và quan hệ huyết thống
+ Do mục đích truyền đạt những kinh nghiệm cụ thể trong những hoàn cảnh khác nhau nên hai câu có cách nói khác nhau. Câu một nhấn mạnh quan hệ huyết thống, câu hai nhấn mạnh quan hệ láng giềng.
(Nêu dẫn chứng cụ thể về việc ở những hoàn cảnh khác nhau, người ta có hai cách nói khác nhau này)
-Phê phán những con người sống thờ ơ với láng giềng, với anh em
– Bài học ứng xử:
+ Cần hiểu: Hai câu nên bổ sung ý nghĩa cho nhau
+ Trong cuộc sống, để cho mọi mối quan hệ diễn ra tốt đẹp thì cần phải đề cao cả quan hệ huyết thống và quan hệ láng giềng, hài hoà hai mối quan hệ
-Liên hệ thực tế, bản thân.
Xem thêm : Những bài văn nghị luận xã hội hay lớp 12