Mục Lục
Nhiều bạn học sinh chưa biết cách xác định luận điểm (tìm ý) cho bài văn nghị luận, dẫn đến việc viết lan man, nhớ đâu viết đấy, bài viết không rõ luận điểm. Bởi vậy dù có viết dài, viết sâu mà luận điểm không rõ ràng thì bài văn cũng không thể đạt điểm cao. Bài học hôm nay Admin sẽ hướng dẫn các em tìm ý cho bài văn nghị luận, khắc phục lỗi viết lan man, xa đề.
Mỗi dạng đề văn nghị luận đều có dàn ý riêng, muốn tìm ý cho bài văn nghị luận, trước hết các em cần nắm vững cấu trúc bài văn. Cô tạm chia ra các dạng đề sau :
+ Nghị luận văn học
+Nghị luận xã hội
Sau đây Admin sẽ hướng dẫn các em tìm ý ( Luận điểm, Luận cứ) phù hợp, khắc phục lối viết văn lan man, xa đề. Ở phạm vi bài viết này, Admin hướng dẫn các em tìm ý cho bài Nghị luận văn học. Hôm sau cô sẽ viết bài hướng dẫn cách tìm ý cho bài Nghị luận xã hội.
Bước 1 : Đọc kĩ đề bàiĐây là khâu đặc biệt quan trọng, vì nếu các em không đọc kĩ đề, sẽ dẫn đến việc xác định sai kiểu bài, thậm chí không hiểu vấn đề, và rơi vào ” chém gió ” là điều không tránh khỏi. Vậy chúng ta khai thác đề bài như thế nào? Đọc kĩ và gạch chân những từ trọng tâm. Cần trả lời các câu hỏi sau:
Có 2 dạng đề:
Ví dụ :Nhiều bạn cứ cầm đề thi lên, nhìn thấy Mị, Vợ chồng A Phủ là cắm đầu cắm cổ viết, viết tràn lan không có luận điểm ,như vậy rất nguy hại . Các em cần gạch chân những từ khoá trọng tâm của đề bài để xác định hướng triển khai cho phù hợp! Những từ khoá này sẽ giúp các em xác định rõ phần thân bài sẽ phải viết những gì.
Bước 2 : Tìm ý cho bài văn.Tìm ý như thế nào ? Các em dựa vào dàn ý chung của mỗi kiểu bài để tìm ý nhé. Muốn tìm đúng luận điểm, các em cần nắm vững các bước làm bài, đồng thời phải nắm được nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
Ví dụ : Nghị luận ý kiến bàn về tác phẩm có dàn ý sơ lược như sau :
Mở bài: dẫn dắt ý kiến
Thân bài:
+ Giải thích, làm rõ vấn đề:
Giải thích, cắt nghĩa các từ, cụm từ có nghĩa khái quát hoặc hàm ẩn trong ý kiến . Sau khi cắt nghĩa các từ ngữ cần thiết cần phải giải thích, làm rõ nội dung của cả ý kiến. Thường trả lời các câu hỏi: Ý kiến trên đề cập đến vấn đề gì? Câu nói ấy có ý nghĩa như thế nào?
+ Bàn bạc, khẳng định vấn đề. Có thể lập luận theo cách sau:
– Khẳng định ý kiến đó đúng hay sai? cụ thể?
– Lí giải tại sao lại nhận xét như thế? Căn cứ vào đâu để có thể khẳng định được như vậy?
– Điều đó được thể hiện cụ thể như thế nào trong tác phẩm, trong văn học và trong cuộc sống?phân tích và lấy dẫn chứng trong tác phẩm văn học.
+Mở rộng, nâng cao, đánh giá ý nghĩa của vấn đề đó với cuộc sống, với văn học.
• Kết bài:
+ Khẳng định lại tính chất đúng đắn của vấn đề.
+Rút ra những bài học cho bản thân từ vấn đề.
Từ dàn ý trên, các em có thể hình dung mình cần viết những luận điểm nào cho bài văn.
Ví dụ 2 : Kiểu bài phân tích,so sánh, cảm nhận về hai nhân vật ta lại có dàn ý khác:
MỞ BÀI:
– Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này)
– Giới thiệu khái quát về tác giả tác phẩm và nhân vật thứ nhất.
– Giới thiệu khái quát về tác giả tác phẩm và nhân vật thứ hai.
-Giới thiệu vấn đề nghị luận
THÂN BÀI:
1. Phân tích nhân vật thứ nhất
2.Phân tích nhân vật thứ hai
Chú ý bám sát vấn đề nghị luận
3. So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai nhân vật
4. Lý giải sự khác biệt
KẾT BÀI:
– Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu
– Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.
Từ dàn ý trên, các em có thể tìm được luận điểm cho bài văn của mình, tránh sa đà vào phân tích văn xuôi như kể chuyện và phân tích thơ như diễn xuôi.
Ví dụ 3 : Kiểu bài cảm nhận về đoạn thơ, đoạn trích văn xuôi
Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, giới thiệu bài thơ, đoạn thơ, đoạn văn (hoàn cảnh sáng tác, vị trí,…)
– Dẫn bài thơ, đoạn thơ.
* Thân bài:
– Làm rõ nội dung tư tưởng, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ , đoạn văn
– Bình luận về giá trị đoạn thơ, đoạn văn,…
* Kết bài:
Đánh giá vai trò và ý nghĩa đoạn thơ, bài thơ, đoạn trích văn xuôi trong việc thể hiện nội dung tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà thơ.
Còn nhiều kiểu bài NLVH nữa, cô chỉ lấy 3 ví dụ tiêu biểu như trên.
Sau khi tìm được các luận điểm cho bài văn, chúng ta tiến hành tìm luận cứ. Khi xây dựng lập luận, điều quan trọng nhất là phải tìm cho được các luận cứ có sức thuyết phục cao.Luận cứ hiểu nôm na là những ý nhỏ, triển khai cho luận điểm. Luận cứ có thể là dẫn chứng, lí lẽ làm sáng tỏ cho luận điểm. Vậy tìm luận cứ như thế nào ? Cô hướng dẫn các em như sau :
->> Cần trích dẫn chính xác. Nhớ nguyên văn thì đặt trong ngoặc kép, nhớ đại ý thì chuyển thành lời gián tiếp
Ví dụ minh hoạ :Để chứng minh cho luận điểm ” TNú là một con người gan góc, táo bạo, dũng cảm, trung thành tuyệt đối với cách mạng” Ta có các luận cứ sau :
Như vậy, để lấy được những luận cứ hay, có sức thuyết phục, các em cần nắm vững nội dung và nghệ thuật của tác phẩm ấy. Từ việc không thuộc , hoặc nhớ mang máng, dẫn đến tình trạng viết lan man là không thể tránh khỏi.
Mẹo : Ba bước trên đây chúng ta chỉ thực hiện trong 5-10 phút, sau đó dành thời gian viết bài. Gạch ý ra giấy nháp theo từng ý lớn ý nhỏ, khi làm bài, thi thoảng nhìn giấy nháp để viết, sẽ tránh được tình trạng bỏ sót ý , hoặc ý trùng lặp. Đang viết mà bất chợt nghĩ ra một ý tưởng hay, một câu thơ, câu nói liên quan, các em ghi nhanh ra giấy nháp để làm dẫn chứng cho bài văn.
Xem thêm :Tổng hợp những đề thi về các tác phẩm trọng tâm lớp 12
Những bài văn nghị luận xã hội hay lớp 12