1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả
-
Nguyễn Du sinh năm 1765 mất năm 1820.
-
Tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên.
-
Quê quán: làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
-
Cuộc đời
-
Ông sinh trưởng trong gia đình đại quý tộc có truyền thống khoa bảng và sáng tạo nghệ thuật.
-
Ông sống trong thời đại đau khổ, bế tắc và nhiều biến động.
-
Ông là người có hiểu biết sâu rộng, có vốn sống phong phú, Nguyễn Du đã sống nhiều năm lưu lạc tiếp xúc với nhiều cảnh đời và thân phận con người trong thời đại loạn lạc, dâu bể.
-
Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du rất phong phú và đồ sộ.
-
b. Tác phẩm
-
Ông có ba tập thơ chữ Hán với 243 bài, sáng tác chữ Nôm xuất sắc nhất là “Truyện Kiều”.
-
Đoạn trích được trích trong tác phẩm Truyện Kiều, được viết bằng chữ Nôm.
-
Đoạn trích nằm ở phần đầu tác phẩm, Đoạn giới thiệu những người trong gia đình Kiều, tác giả tập trung tả tài sắc Thúy Kiều.
c. Bố cục: 3 phần
-
Văn bản được bố cục thành ba phần.
-
Phần 1: 4 câu đầu: Giới thiệu vẻ đẹp chung của chị em Thúy Kiều
-
Phần 2: 4 câu còn lại: Vẻ đẹp của Thúy Vân
-
Phần 3: 12 câu tiếp: Miêu tả chân dung Thúy Kiều
-
2. Gợi ý trả lời câu hỏi
Câu hỏi 1. Hãy tìm hiểu kết câu của đoạn thơ và nhận xét kết cấu ấy có liên quan như thế nào với trình tự miêu tả nhân vật của tác giả.
Gợi ý
- Đoạn thơ có thể chia làm ba phần:
+ Phần thứ nhất (4 câu đầu): Giới thiệu chung về vẻ đẹp của hai chị em Thuý Kiều.
+ Phần thứ hai (4 câu tiếp theo): Gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân.
+ Phần thứ ba (còn lại): Ca ngợi vẻ đẹp và tài năng của Thuý Kiều.
- Kết cấu này liên quan đến trình tự miêu tả có dụng ý nghệ thuật của tác giả. Đầu tiên, giới thiệu khái quát, sau đó giới thiệu từng người. Trước khi giới thiệu Thuý Kiều, Nguyễn Du đã giới thiệu Vương Quan và Thuý Vân. Nhân vật Thuý Kiều là nhân vật trung tâm và quan trọng nên tác giả đã dành nhiều câu thơ để miêu tả ( 16 câu). Tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân như là một cách so sánh, làm nền để miêu tả Thuý Kiều.
Câu hỏi 2. Những hình tượng nghệ thuật nào mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân? Qua những hình tượng ấy, em cảm nhận Thuý Vân có nét riêng về nhan sắc và tính cách như thế nào?
Gợi ý
Vẻ đẹp của Thuý Vân được so sánh với vẻ đẹp của thiên nhiên, với trăng, hoa, ngọc, mây, tuyết: “Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang và vượt lên cả vẻ đẹp thiên nhiên: “Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. ”... Đó là vẻ đẹp đạt đến chuẩn mực, “mười phân vẹn mười”. Chân dung Thuý Vân tuy chỉ được tác giả gợi tả bằng bôn câu thơ nhưng khá rõ nét. Thuý Vân hiện lên với vẻ đẹp phúc hậu, đoan trang, thuỳ mị. vẻ bề ngoài ấy thường biểu hiện cho một con người có cuộc sống hạnh phúc, cuộc đời yên ấm, bình lặng, suôn sẻ. Nguyễn Du miêu tả Thuý Vân theo bút pháp ước lệ nhưng không chung chung mà rất cụ thể, một vẻ đẹp có cá tính.
Câu hỏi 3. Khi gợi tả nhan sắc của Thuý Kiều, tác giả cũng sử dụng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, theo em, có những điểm nào giống và khác so với tả Thuý Vân?
Gợi ý
Nguyễn Du đã lí tưởng hoá vẻ đẹp của hai chị em Thuý Kiều. Miêu tả Thuý Vân chỉ là “bước đệm”, là “đòn bẩy” để miêu tả Thuý Kiều. Khi tả Thuý Kiều, tác giả vẫn dùng những biện pháp ước lệ, vẫn lấy thiên nhiên làm đối tượng so sánh. Nhưng có mấy điểm khác so với Thuý Vân:
Tác giả giới thiệu Thuý Kiều sắc sảo, mặn mà hơn, tài năng hơn so với Thuý Vân:
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Khi miêu tả vẻ đẹp của Thuý Kiều, tác giả tập trung vào giới thiệu vẻ đẹp của đôi mắt: “ Làn thu thủy, nét xuân sang". Khi nói về những tài năng của Kiều, tác giả giới thiệu Thuý Kiều là người thông minh bẩm sinh, có tài thơ, tài vẽ, và đặc biệt là âm nhạc, vẻ đẹp và tài năng ấy của Thuý Kiều đạt đến mức "Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai".
Vẻ đẹp của Kiều không được miêu tả cụ thể, chi tiết như Thuý Vân mà được gợi ra một cách gián tiếp: “Nghiêng nước, nghiêng thành", vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà ấy làm cho thiên nhiên ghen ghét, đố kị: “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh", vẻ đẹp cũng dự báo cho số phận long đong của Thuý Kiều.
Câu hỏi 4. Bên cạnh vẻ đẹp về hình thức, tác giả còn nhấn mạnh những vẻ đẹp nào ở Thuý Kiều? Những vẻ đẹp ấy cho thấy Thuý Kiều là người như thế nào?
Gợi ý
Thuý Kiều có vẻ đẹp về hình thức, nhưng cũng có cả vẻ đẹp về tài năng, về tâm hồn:
Một hai nghiêng nước nghiêng thành Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
Thuý Kiều là một cô gái thông minh "vốn sẵn tính trời", có nhiều tài: "Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm". Không những thế, Kiều còn là người giàu tình cảm, nàng sáng tác khúc “Bạc mệnh” ghi lại tiếng lòng của một cô gái đa sầu đa cảm làm cho ai nghe thấy cũng cảm động, xót xa. Dường như vẻ đẹp ấy, tài năng ấy báo trước một điều gì đó bất an, cuộc đời sẽ nhiều trắc trở, khổ đau.
Câu hỏi 5*. Người ta thường nói: sắc đẹp của Thuý Vân “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”, còn sắc đẹp của Thuý Kiều “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” là sự dự báo số phận của hai người. Theo em có đúng không? Tại sao lại như vậy?
(Để trả lời câu hỏi này, cần lưu ý sắc thái biểu cảm khác nhau của các từ thua, nhường khi nói về Thuý Vân với các từ ghen, hờn khi nói về Thuý Kiều)
Gợi ý
Khi miêu tả Thuý Kiều và Thuý Vân, Nguyễn Du đã dự báo số phận của hai người. Điều đó là đúng, vẻ đẹp của Thuý Vân là một vẻ đẹp “mây thua, tuyết nhường", một vẻ đẹp có chút gì đó hiền hoà, chưa có sự đố kị với thiên nhiên, điều đó có thể dự báo được cuộc thời Thuý Vân bình lặng, suôn sẻ. Khi đối tượng đã nhường, đã thua thì không có gì căng thẳng, mâu thuẫn cả. Trái lại, vẻ đẹp của Thuý Kiều là vẻ đẹp sắc sảo, làm cho “nghiêng nước, nghiêng thành”, đẹp đến hoa phải “ghen”, liễu phải “hờn”. Một vẻ đẹp vượt trội, ngạo nghễ, thách thức với tự nhicn. Sự đối kị ấy khiến ta nghĩ đôn tai hoạ sẽ đến với nàng. Nguyễn Du cho rằng: nhan sắc là cái hoạ tiềm ẩn đôi với người phụ nữ “hồng nhan bạc mệnh”. Ông cũng cho rằng: tài năng của con người cũng là một cái hoạ khác “chữ tài liền với chữ tai một vần” - Thuý Kiều không chỉ đẹp mà còn có tài. Vì vậy, cuộc đời Thuý Kiều sẽ khó bề yên ổn, bình lặng. Nàng luôn gặp nhừng bất hạnh, khổ đau.
Thực tế sau đó đã chứng minh cuộc đời Thuý Vân êm đềm, suôn sẻ. Còn cuộc đời Thuý Kiều thì đầy nỗi tủi nhục.
Câu hỏi 6*. Trong hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều, em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn, vì sao?
(Gợi ý: - So sánh số câu thư tả Thuý Vân với số câu thơ tả Thuý Kiều.
- Những vẻ đẹp nào có ở Thuý Kiều mà không có ở Thuý Vân?
- Tại sao tác giả lả Thuý Vân trước, tả Thuý Kiều sau?)
Gợi ý
Hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều đều đặc sắc “mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười". Hai bức chân dung dều có những nét riêng của hai vẻ đẹp phúc hậu và sắc sảo.
Nguyễn Du tập trung cho bức chân dung của Thuý Kiều (vì nàng là nhân vật chính). Ta thử so sánh:
- Số câu dành tả Thuý Vân chỉ có 4, trong khi đó số câu dành tả Thuý Kiều là 16.
- Khi xây dựng chân dung Thuý Vân, hầu như tác giá chỉ nói đến sắc; còn khi xây dựng chân dung Thuý Kiều, Nguyễn Du không chỉ tập trung miêu tả sắc mà còn nói den cái tài của nàng. Khi miêu lả về hình dáng bên ngoài, bức chân dung của Thuý Vân cụ thể hơn Thuý Kiều, giúp ngươi đọc hình dung ra nhân vật rõ nét hơn.
- Việc tả Thuý Vân trước, Thuý Kiều sau là một dụng ý nghệ thuật của tác giả. Tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân rất đẹp, để rồi sau đó so sánh: “Kiều càng sắc sao mặn mà/So về tài sắc lại là phần hơn” để làm “đòn bẩy” tôn vẻ đẹp của nàng Kiều lên. Do vậy, chân dung của Thuý Kiều gây ấn tượng mạnh hơn về sắc, về tài, về tinh.