VẤN ĐỀ 1: CHẤT LƯỠNG TÍNH

 

LÍ THUYẾT

1. Chất/Ion lưỡng tính

- Chất/Ion lưỡng tính là những chất/ion vừa có khả năng nhường vừa có khả năng nhận proton ( H+)

- Chất/ ion lưỡng tính vừa tác dụng được với dung dịch axit ( như HCl, H2SO4 loãng…), vừa tác dụng được với dung dịch bazơ ( như NaOH, KOH, Ba(OH)2…)

Lưu ý: Chất vừa tác dụng được với dung dịch axit, vừa tác dụng được với dung dịch bazơ nhưng chưa chắc đã phải chất lưỡng tính như: Al, Zn, Sn, Pb, Be

2. Các chất lưỡng tính thường gặp.

- Oxit như: Al2O3, ZnO, BeO, SnO, PbO, Cr2O3.

- Hidroxit như:  Al(OH)3, Zn(OH)2, Be(OH)2, Pb(OH)2, Cr(OH)3

- Muối chứa ion lưỡng tính như: Muối HCO3-, HSO3-, HS-, H2PO4-

- Muối amoni của axit yếu như: (NH4)2CO3, (NH4)2SO3, (NH4)2S, CH3COONH4

3. Các phản ứng của các chất lưỡng với dd HCl, NaOH

- Giả sử: X ( là Al, Cr), Y là ( Zn, Be, Sn, Pb)

a. Oxit:

* Tác dụng với HCl

            X2O3 + 6HCl → 2MCl3 + 3H2O

            YO + 2HCl → YCl2 + H2O

* Tác dụng với NaOH

            X2O3 + NaOH → NaXO2 + 2H2O

            YO + 2NaOH → Na2YO2 + H2O

b. Hidroxit lưỡng tính

* Tác dụng với HCl

            X(OH)3 + 3HCl →XCl3 + 3H2O

            Y(OH)2 + 2HCl → YCl2 + 2H2O

* Tác dụng với NaOH

            X(OH)3 + NaOH → NaXO2 + 2H2O

            Y(OH)2 + 2NaOH →  Na­2YO2 + 2H2O

c. Muối chứa ion lưỡng tính

* Tác dụng với HCl

            HCO3- + H+ →  H2O + CO2

            HSO3- + H+ →  H2O + SO2

            HS- + H+ →  H2S

* Tác dụng với NaOH

            HCO3- + OH- →  CO32- + H2O

            HSO3- + OH- →  SO32- + H2O

            HS- + OH- →  S2- + H2O

d. Muối của NH4+ với axit yếu

* Tác dụng với HCl

            (NH4)2RO3 + 2HCl →  2NH4Cl + H2O + RO2  ( với R là C, S)

            (NH)2S + 2HCl →  2NH4Cl + H2S

* Tác dụng với NaOH

            NH4+ + OH- → NH3 + H2O

Lưu ý: Kim loại Al, Zn, Be, Sn, Pb không phải chất lưỡng tính nhưng cũng tác đụng được với cả axit và dung dịch bazơ

            M + nHCl →  MCln + $\frac{n}{2}$H2  ( M là kim loại Al, Zn, Be, Sn, Pb; n là hóa trị của M)

            M + (4 - n)NaOH + (n – 2) H2O →  Na4-nMO2 + $\frac{n}{2}$H2

 

 

CÂU HỎI

Câu 1: Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

A. 3.                            B. 4.                            C. 2.                            D. 5.

Câu 2: Các hợp chất trong dãy chất nào dưới đây đều có tính lưỡng tính?

A. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Pb(OH)2.        B. Cr(OH)3, Pb(OH)2, Mg(OH)2.

C. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Mg(OH)2.       D. Cr(OH)3, Fe(OH)2, Mg(OH)2.

Câu 3: Cho dãy các chất: Cr(OH)3, Al2(SO4)3, Mg(OH)2, Zn(OH)2, MgO, CrO3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

A. 5.                            B. 2.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 4: Dãy gồm các chất vừa tan trong dung dịch HCl, vừa tan trong dung dịch NaOH là:

            A. NaHCO3, MgO, Ca(HCO3)2.         B. NaHCO3, Ca(HCO3)2, Al2O3.

            C. NaHCO3, ZnO, Mg(OH)2.             D. Mg(OH)2, Al2O3, Ca(HCO3)2.

Câu 5: Cho dãy các chất: NaOH, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

A. 1.                            B. 2.                            C. 4.                            D. 3.

Câu 6: Cho dãy các chất sau: Al, NaHCO3, (NH4)2CO3, NH4Cl, Al2O3, Zn, K2CO3, K2SO4. Có bao nhiêu chất trong dãy vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH?

A. 5.                            B. 2.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 7: Cho dãy các chất: Al, Al(OH)3, Zn(OH)2, NaHCO3, Na2SO4. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là

A. 5.                            B. 4.                            C. 3.                            D. 2

Bài viết gợi ý: