CHUYÊN ĐỀ:
1, Tác giả:
Quang Dũng là người con của xứ Đoài, ông là một người nghệ sĩ đa tài với những
tài làm thơ, viết văn, vé tranh và soạn nhạc nhưng nổi bật nhất vẫn là tài làm
thơ.
Thơ ông mang vẻ đẹp phóng khoáng,
hồn hậu, lãng mạn và tài hoa
Tác phẩm: Mây đầu ô, Thơ văn Quang Dũng…
2, Tác phẩm:
+ Hoàn cảnh sáng tác: Đoàn binh Tây Tiến được thành lập lần đầu năm 1947,
có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt-Lào và đánh tiêu hao
sinh lực địch. Quang Dũng đã có một thời gian làm trung đội trưởng của đoàn
binh Tây Tiến, sau đó chuyển sang đơn vị khác. Cuối năm 1948, ngồi tại Phù Lưu
Chanh, Quang Dũng đã nhớ đơn vị cũ mà sáng tác bài thơ Tây Tiến
+ Nhan đề: Ban đầu, bài thơ có tên gọi là “ Nhớ Tây Tiến” sau đó tác giả
đổi thánh “Tây Tiến”. Tác giả thay đổi như vậy là vì mạch cảm xúc chủ đạo của
bài thơ là nỗi nhớ nên từ nhớ trong nhan đề bài thơ là thừa.
3, Phân tích văn bản:
3.1, Hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc
+ Dữ dội hoang sơ: Một loạt những địa danh xuất hiện trong bài như : Sài
Khao , Mường Lát, Pha Luông, đã gợi tả một Tây Bắc hoang sơ, xa ngái lắm. Ở chốn
Sài Khao, sương mù dày đặc lấp kín cả đường đi, che khuất mọi tầm nhìn. Ở Mường
Lát, hơi lạnh bay lên thốc vào người lạnh buốt. Đường đi dốc tiếp dốc, khúc khuỷu
thăm thẳm vô cùng, từ dưới nhìn lên, từ trên nhìn xuống chỉ thây smitj mở không
biết đâu là điểm cuối. Thiên nhiên còn trở nên hiểm trở hơn bởi những đỉnh cao”
heo hút” nơi không có bóng cỏ cây, con người, chỉ có những cồn mây, gió thổi
thành từng luồng lạnh buốt. Đường đi lên là ngàn thước và đi xuống cũng là ngàn
thước, những con sông con suối tựa như loài thủy quái với những tiếng gầm thét
ghê rợn
+ Thơ mộng, trữ tình: Hiện lên qua nỗi nhớ chơi vơi của người lính, hình
ảnh thiên nhiên Tây Bắc thật thơ mộng với khung cảnh “ hoa về trên Mường Lát”,
với những đêm hơi, những cơn mưa rừng xối xả đánh tan đi bao mệt nhọc, những
mái nhà ấm áp lấp ló trong biển mưa trắng xóa. Nét trữ tình của bức tranh Tây Bắc
còn hiện lên qua buổi chiều sương Châu Mộc với những đồi lau trắng xoa, với nỗi
vương vấn của người inh, với hồn lau nẻo bến bờ, với hoa đong đưa….
èKhái quát:
+ Nghệ thuật miêu tả: ngôn ngữ giảu tính tạo hình, kêt shopwj tả thực tế
với sự hình dung tưởng tượng, nghệ thuật đối lập tương phản
+ Mục đích miêu tả: xây dựng phông nền để khắc họa bức tượng đài Tây Tiến
3.2: Hình ảnh người lính Tây Tiến
+ Điều kiện sống và chiến đấu: nơi núi rừng hoang sơ, hiểm trở, phải đối
mặt với những khó khắn, thiếu thốn về vật chất, bệnh tật hoành hành
+ Ngoại hình: “không mọc tóc”, “da xanh màu lá”, “mắt trừng”: gợi vẻ tiều
tụy xanh xao, bi thương và hoàn cảnh sống thiếu thốn của người lính qua đó gợi
mở vẻ đẹp tâm hồn
+ Đời sống nội tâm: tâm hồn người lính được khắc họa với vẻ tinh tế, bay
bổng, lãng mạn ( thể hiện qua cách cảm nhận thiên nhiên, cảm nhận cuộc sống, cảm
nhận về những giấc mơ về dáng kiều thơm); người lính còn trẻ trung, vui vẻ, lạc
quan luôn đứng trên hoàn cảnh ( thể hiện ở cách cảm nhận những khó khăn, coi
thường những nguy hiểm “ súng ngửi trời” “cọp trêu người”); người lính sâu nặng
tình đồng chí, đồng bào( “ anh bạn dãi dầu không bước nữa”, “áo bào thay chiếu
anh về đất”, “sông mã gầm lên khúc độc hành”)
+ Lý tưởng sống: người lính luôn mang trong mình lí tưởng cao đẹp “ chiến
trường đi chẳng tiếc đời xanh” “ hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”, lính Tây Tiến đi dến chiến trường với tinh thần
chủ động, mạnh mẽ, “quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”. Họ không phải không hiểu,
không quý đời xanh, họ ra trận với tinh thần ấy là bởi họ biết đời xanh của đất
nước còn quan trọng hơn đời xanh của riêng mính.
+Hy sinh, mất mát:
“Đoàn quân mỏi”_không khí mỏi mệt nặng nề bao trùm cả đoàn quân
“gục lên súng mũ” _con đường hành quân dãi dầu mưa nắng đã vắt kiệt sức
lực của con người. Trên con đường ấy đã có những người lính chri động “guc lên
súng mũ bỏ quên đời”, tự cho mình sự nghỉ ngơi trong giây lát rồi lại tiếp tục
lên đường. Nhưng có những người lính đã ra đi mãi mãi, khi họ gục lên súng mũ
cũng là lúc sự sống của họ khép lại. Dáng hi sinh của họ đã tạc vào thế kỉ XX một
dáng đứng việt nam luôn kiêu hùng trong mọi đau thương mất mát
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ”: Nhiều người lính đã hi sinh trên đường
hành quân và con đường hành quân miền biên viễn xa xôi mặc nhiên trở thành
nghĩa địa nối dài như vô tận.
“Áo bào thay chiếu”: Cuộc sống và chiến đấu của người lính thiếu thốn vô
cùng nên khi có một người nào hi sinh, đồng độ cũng chỉ khâm niệm một cách rất
sơ sài.
èKhái quát: Khi khai thác đề tài người
lính, Quang Dũng đã rất thành công trong việc xây dựng nét bi tráng của lính
Tây Tiến, Họ chính là biểu tượng của thời đại, những người trực tiếp viết bản “
anh hùng ca” của dân tộc thế kỉ XX