Hướng dẫn

– Vài nét về tác giả, tác phẩm:

+ Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam đồng thời cũng là nhà thơ lớn của dân tộc. Ở Người, nhà thơ và nhà cách mạng gắn liền, hoà quyện không thể tách rời. Đó là một hồn thơ kết hợp được vẻ thâm trầm, sâu sắc của thơ ca cổ điển phương Đông và tính hiện đại của một con người đã tiếp thu được những tư tưởng tiến bộ của nhân loại từ phương Tây. Trên hết, Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng luôn tin tưởng vào tương lai của dân tộc để từ đó có được một nghị lực.

+ Nhật kí trong tù là tập thơ chữ Hán được viết trong giai đoạn Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm và hành hạ một cách phi lí trong hơn một năm từ mùa thu năm 1942 đến mùa thu năm 1943. Đúng như tên gọi, tập thơ là tập nhật kí phản ánh trung thành tâm hồn của một thi sĩ lớn, một nhà cách mạng lớn. Đó là một tập thơ mang đậm vẻ đẹp cổ điển nhưng cũng rất hiện đại, là tiếng nói của một nhân cách vĩ đại, có nghị lực phi thường, luôn lạc quan, hướng về sự sống và ánh sáng trong bất cứ hoàn cảnh nào. Chiều tối là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của Hồ Chí Minh trong tập thơ này. Đó là bài thơ được làm trong một lần chuyển lao, vào lúc chiều tối giữa núi rừng. Trong bài thơ, nghị lực, tinh thần lạc quan của nhà thơ được thể hiện một cách sâu sắc qua sự biến chuyển của hình tượng thơ cũng như ý nghĩa triết lí sâu xa của bài thơ.

– Chất cổ điển của bài thơ:

+ Trước hết, bài thơ cũng như cả tập thơ được viết bằng chữ Hán. Điều này xuất phát từ hoàn cảnh ra đời đặc biệt của tập thơ nhưng cũng cho thấy sự uyên bác của Bác, một nhà cách mạng hiện đại nhưng xuất thân trong một gia đình Nho học.

+ Bài thơ làm theo thể tứ tuyệt Đường luật, một thể thơ quen thuộc của thơ ca cổ điển Trung Quốc và Việt Nam.

+ Trong bài thơ có hình ảnh con người cô độc, ngắm nhìn thiên nhiên, tròi đất, rất quen thuộc trong thơ ca cổ điển Trung Quốc và Việt Nam.

+ Bút pháp miêu tả cảnh vật gợi nhiều hơn tả, thiên về chấm phá chứ không miêu tả chi tiết, ngụ tình trong cảnh, cái tôi nhà thơ hiện lên một cách gián tiếp trong bài thơ.

• Mô tả một cách chấm phá, ít chi tiết nhưng gợi lên được cái thần của thiên nhiên lúc chiều tối (hai câu thơ đầu).

• Gợi nhiều hơn tả, không nói mà lại nói được rất nhiều (hai câu thơ sau: dùng hình ảnh bếp lửa để nói về bóng tối).

– Chất hiện đại của bài thơ:

+ Gắn liền với hoàn cảnh riêng của Bác: bị giam cầm, giải đi từ nhà tù này đến nhà tù khác.

+ Chất liệu của bài thơ lấy từ chính cuộc sống hiện thực, những hình ảnh thơ rất chân thực chứ không ước lệ như trong thơ cổ, đặc biệt, in đậm dấu ấn của cuộc sống lao động.

+ Niềm lạc quan tin tưởng, triết lí sống của một người chiến sĩ cách mạng.

Bài viết gợi ý: