Có ý kiến cho rằng tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh thể hiện một “nghị lực phi thường, một bản lĩnh vĩ đại”, một “chủ nghĩa lạc quan” “trong bất cứ tình huống nào cũng hướng về sự sống và ánh sáng”. Bằng những hiểu biết của anh (chị) về bài thơ Chiều tối, hãy bàn luận về ý kiến trên.
– Vài nét về tác giả, tác phẩm:
+ Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam đồng thời cũng là nhà thơ lớn của dân tộc. Ở Người, nhà thơ và nhà cách mạng gắn liền, hoà quyện không thể tách rời. Đó là một hồn thơ kết hợp được vẻ thâm trầm, sâu sắc của thơ ca cổ điển phương Đông và tính hiện đại của một con người đã tiếp thu được những tư tưởng tiến bộ của nhân loại từ phương Tây. Trên hết, Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng luôn tin tưởng vào tương lai của dân tộc để từ đó có được một nghị lực.
+ Nhật kí trong tù là tập thơ chữ Hán được viết trong giai đoạn Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm và hành hạ một cách phi lí trong hơn một năm từ mùa thu năm 1942 đến mùa thu năm 1943. Đúng như tên gọi, tập thơ là tập nhật kí phản ánh trung thành tâm hồn của một thi sĩ lớn, một nhà cách mạng lớn. Đó là một tập thơ mang đậm vẻ đẹp cổ điển nhưng cũng rất hiện đại, là tiếng nói của một nhân cách vĩ đại, có nghị lực phi thường, luôn lạc quan, hướng về sự sống và ánh sáng trong bất cứ hoàn cảnh nào. Chiều tối là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của Hồ Chí Minh trong tập thơ này. Đó là bài thơ được làm trong một lần chuyển lao, vào lúc chiều tối giữa núi rừng. Trong bài thơ, nghị lực, tinh thần lạc quan của nhà thơ được thể hiện một cách sâu sắc qua sự biến chuyển của hình tượng thơ cũng như ý nghĩa triết lí sâu xa của bài thơ.
– Nghị lực phi thường, tinh thần lạc quan thể hiện qua sự biến chuyển của hình ảnh thơ trong bài Chiều tối:
+ Hai câu thơ đầu của bài thơ là thế giới thiên nhiên gần như không có bóng dáng con người.
• Câu thơ đầu tiên dịch rất sát nguyên tác, một cánh chim cô đơn, mệt mỏi giữa trời chiều, mong muốn tìm chốn nghỉ.
• Câu thơ thứ hai giữa bản dịch và nguyên tác có một sự khác biệt nhất định. Một số ý thơ (chòm mây cô độc – qua từ cô vân, dáng trôi chậm chạp – qua từ mạn mạn) không được thể hiện rõ trong bài thơ. Chòm mây cô độc, trôi chậm chạp trên bầu trời, cuộc hành trình về phía chân trời xa vẫn chưa kết thúc.
• Như vậy, hai câu thơ đầu gần như không có con người, đó là một thiên nhiên hoang vắng. Hình bóng con người chỉ ẩn hiện qua hình tượng người tù cô độc giữa trời đất, đang ngắm nhìn thiên nhiên và gửi gắm tâm tình vào thiên nhiên: cô độc, có phần mỏi mệt, muốn được nghỉ ngơi…
+ Hai câu thơ sau thể hiện sự chuyển biến của hình ảnh thơ:
• Sự chuyển biến về thời gian: ở những câu thơ đầu, trời mới chỉ chiều tối, vẫn còn có thể nhận ra cảnh vật. Đến câu thơ cuối, tròi đã tối, thể hiện qua hình ảnh bếp lửa đỏ. Nhà thơ dùng ánh sáng để nói về bóng tối.
• Sự chuyển biến về không gian: từ thế giới không có bóng người, cuộc hành trình đã đưa nhà thơ đến với thế giới của con người – xóm núi – hơn thế nữa, lại có một hình ảnh rất thân thuộc, đầm ấm: cô gái xay ngô bên bếp lửa hồng.
• Hình ảnh bếp lửa rực hồng kết thúc bài thơ mang theo ánh sáng và hơi ấm xua tan cái giá lạnh của toàn bộ khung cảnh thiên nhiên trước đó.
– Nghị lực phi thường, tinh thần lạc quan thể hiện trong những lóp ý nghĩa sâu xa của bài thơ:
+ Bài thơ của một người tù nhưng không thấy có một từ nào nói về xiềng xích, dây trói, lính canh. Nhà thơ như một người tự do đi giữa thiên nhiên, ngắm nhìn trời đất. Nó cho thấy tinh thần Thân thể ở trong lao / Tinh thẩn ở ngoài lao của Hồ Chí Minh. Bác như quên đi hoàn cảnh ngục tù, xiềng xích.
+ Sự chuyển biến của hình ảnh thơ cho thấy một triết lí sâu xa. Dường như Bác hiểu rõ cùng với sự trôi chảy của thòi gian, rồi cuộc hành trình nào cũng phải kết thúc, đi hết thiên nhiên hoang vắng rồi sẽ đến thế giới con người. Đó là tinh thần Hết mưa là nắng hửng lên thôi; là triết lí nhiều lần được Hồ Chí Minh thể hiện qua những câu chuyện thật dung dị như câu chuyện Gạo đem vào giã bao đau đớn / Gạo giã xong rồi trắng tựa bông.
+ Tinh thần lạc quan, luôn hướng về ánh sáng, sự sống được thể hiện qua hình ảnh bếp lửa hồng – biểu tượng của sức sống, sự sống và ánh sáng.