Hướng dẫn

Sông Đà có mang vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng – là một công trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hóa.

Gợi ý:

– Dáng vẻ dòng sông đầy thơ mộng: Sông Đà tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trừ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc tung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân…Sông Đà như một áng tóc mun dài ngàn ngàn vạn vạn sải.

– Sắc màu nước biển đổi kì ảo theo từng mùa: Mùa xuân dòng sông xanh ngọc bích, mùa xuân từ từ chín đỏ.

Đặc sắc nghệ thuật trong Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.

Gợi ý:

– Bài tùy bút đã sửdụng những kiến thức liên ngành đa dạng: lịch sử, địa lí, võ thuật, điện ảnh, hội hoạ, điêu khắc…

– Nghệ thuật nhân hoá, so sánh của nhà văn rất táo bạo. Mỗi so sánh trong tác phẩm thực sự là một phát hiện sắc sảo, độc đáo về sông Đà.

– Ngôn ngữ rất phong phú, tinh tế, chính xác, câu văn giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu.

Chứng minh rằng Nguyễn Tuân đã quan sát công phu và tìm hiểu kĩ năng khi viết về Người lái đò sông Đà.

Gợi ý:

– Tác phẩm Người lái đò sông Đà thể hiện sự quan sát công phu và tìmhiểu kĩ càng của nhà văn trên các phương diện sau:

– Tác giả đã miêu tả sông Đà vói tất cả những chi tiết rất cụ thể, sinh động và thực tế.

– Tác giả miêu tả từ nhiều góc độ quan sát: từ trên máy bay để thấy sông Đà như một sợi dây thừng.

Hãy nêu nhận xét về nghệ thuật xây dụng hình tượng người lái đò cũng như nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Tuân trong phần này.

Gợi ý:

Nguyễn Tuân là nhà văn có tài tạo dựng không khí, đem đến cho tác phẩm bằng nghệ thuật miêu tả một sự sống động như sự việc đang diễn ra thật, lối thuật kể đầy kịch tính, mạch văn dồn dập, từ ngữ biến hoá làm cho người đọc thấy lôi cuốn, hấp dẫn có cảm giác như đang trực tiếp chứng kiến sự việc. Nhà văn đã thể hiện một cách tài hoa tất cả các tâm, trí, lực, tất cả sự điêu luyện, tinh xảo nhà nghề của người lái đò. Theo Nguyễn Tuân, chỉ có thứ huân chương lao động siêu hạng của cuộc sống tặng cho ông đò mới thực sự xứng đáng (dấu tròn ở ngực).

Trong thiên tuỳ bút, tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để khắc hoạ một cách ẩn tượng hình ảnh con sông Đà hung bạo?

Gợi ý:

a) Tìm đến sông Đà, Nguyễn Tuân trước hết phát hiện ở con sông vẻ đẹp hung bạo, dữ dội. Đoạn văn trích tập trung miêu tả cái hung bạo của con sông qua cảnh thác nước và trận địa đá trên sông Đà.

– Cảnh đá bờ sông dựng vách thành: Mặt sông quãng ấy lúc đúng ngọ mói thấy mặt trời (so sánh: vách đá chẹt lòng sông như một cái yết hầu; quan sát hình dung: khoảng cách nhẹ nhàng tưởng như đứng từ bờ này ném nhẹ hòn đá sang bờ bên kia… Những cảm giác tác giả muốn truyền cho người đọc rất ấn tượng: ngồi trong khoang đò quãng ấy, mùa hè cũng cảm thấy lạnh, nhà văn nói cái hẹp, cái tối của vách đá bờ sông để tôn lên sự hùng vĩ hiểm trở của sông Đà quãng lòng sông hẹp…). Tác giả đã sử dụng biện pháp tô đậm, cường điệu.

– Khi miêu tả ghềnh sông, Nguyễn Tuân sử dụng cấu trúc câu trùng điệp nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô sóng, cuồn cuộn lòng gùn ghè suốt năm như đòi nợ xuýt bất kỳ người lái đò nào qua đây. Tác giả dùng biện pháp vừa cường điệu vừa nhân hóa.

– Đoạn miêu tả những hút nước trên sông được Nguyễn Tuân tái hiện những cảm giác mạnh dành cho kĩ xảo điện ảnh… Tất cả chứng tỏ khả năng quan sát và sự hình dung, liên tưởng tuyệt vời. Ở đây tác giả dùng biện pháp so sánh, thể nghiệm…

– Đoạn miêu tả “thác nước” và “thạch trận” sông Đà.

+ Âm thanh dữ dội, đầy những tiếng réo gào. “Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo, gần mãi lại réo to mãi lên”. Tiếng thác được ví như tiếng rống của “một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu tre nứa nổ lừa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”. Người đọc có thể cảm nhận được sự lồng lộn, giận dữ của con sông qua một thứ ngôn từ có sức nóng, có màu sắc. Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh.

+ Hình ảnh: “Sóng bọt trắng xoá cả một chân trời đa’ cho thấy sự mịt mùng của sóng nước. Đá: ngàn năm mai phục, khi con thuyền tới thì chồm cả dậy, vồ lấy thuyền, mặt hòn nào cũng ngỗ ngược, nhăn nhúm, méo mó đến dừ tợn; đá bày “thạch trận”, sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn với đá tướng, đá quân, những tường vây mà sóng nước tạo ra chỉ chờ con thuyền sơ hở để đưavào cửa tử chết chóc… Nước: reo hò vang dậy, làm thành viên đá để bè gãy cán chèo vũ khí trên tay ông đò, đánh đến mòn đòn độc hiểm. Khi đối mặt, sôngtích tắc sáng lên như một cửa bể đom đóm rừng sà xuống mà châm lửa vào đầu sóng làm hoa mắt. Ngay cả khi đã thua thì mặt các hòn đá cũng hết sức đáng sợ: cái mặt xanh lè vì thất vọng (Nhân hoá).

b) Tóm lại, bằng các biện pháp nhân hoá, so sánh, tô đậm, phối hợp với việc sử dụng ngôn ngữ giàu chất tạo hình, gợi hình, những liên tường kì thú,táo bạo, khả năng vận dụng tổng hợp kiến thức của nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực: nghệ thuật, võ thuật, quân sự những câu văn có sức nén, sức dồn, độ căng, độ giãn đã giúp Nguyễn Tuân khắc họa một cách ấn tượng về một con sông hung bạo, người đọc có thể hình dung sông Đà như có một linh hồn, một thứ thiên nhiên mà có nhiều lúc như Nguyễn Tuân nói: trông nó ra thành “diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một” của con người Tây Bắc, gợi liên tưởng tới câu đồng dao về thần sông, thần núi trong truyện cổ:

Núi cao sông hãy còn dài

Năm năm báo oán, đời đòi đánh ghen

Ở đây người đọc vẫn nhận ra “chất Nguyễn” (tức phong cách riêng của Nguyễn Tuân) trong nhân vật của Nguyễn Tuân: có chút gì đó hơi khinh bạc tài tử. Như vậy, chính cái hùng vĩ, dữ dội của sóng, thác, nước Đà là yếu tố tôn ông lái đò lên hàng “oai phong tối thượng”. Đó là điều kiện để nhân vật Nguyễn Tuân thểhiện các ngón nghề của mình. Thiên nhiên Tây Bắc đẹp đẽ, kì thú, những con người Tây Bắc thực sự là thứ “vàng mười” của đất nước, tài hoa như vậy mới “trị” được con sông này, bắt nó phục vụ cho cuộc sống của mình.

Hình ảnh con sông Đà trong bài tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.

Dàn bài tham khảo:

1. Mở bài

Tác phẩm Sông Đà, với mười lăm tùy bút, là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc vào năm 1958 của Nguyễn Tuân, đã ghi nhận nhiều bức tranh sinh động và nhiều hình ảnh nghệ thuật đầy sức hấp dẫn, đậm đà cảm hứng lãng mạn trong sáng.

Một trong các tùy bút đó là Người lái đò Sông Đà. Bài văn đầy ắp những tư liệu địa lí, lịch sử như ngọn nguồn của sông Đà, những địa thế đặc biệt, những con thác dữ, lịch sử đấu ừanh cách mạng của nhân dân vùng cao Tây Bắc, đồng thời miêu tả hình ảnh con sông Đà bằng một phong cách nghệ thuật độc đáo.

2. Thân bài

a) Sông Đà hung bạo, hiểm ác

a1. Sông Đà hung bạo

Nét dữ dội đầu tiên của con sông là những thác nước gầm réo muôn đời:

– Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng mộtngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lừa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng.

– Con sông chợt trở nên hung bạo hon khi sóng nước reo hò làm thanh điệu cho đá, mặt nước hò la vang dậy quanh mình ùa vào mà bẻ gãy cán chèo (…).Có lúc chúng đội cả thuyền lên.

a2. Sông Đà hiếm ác

Có những quãng sông đầy thác ghềnh, lòng sông như bày một thạch trận chực nuốt chìm những con thuyền non tay lái:

Mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên sông. Đám tảng đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông, đòi ăn chết cái thuyền…

Phép nhân hóa được tận dụng để tả thạch trận mà khúc sông đã bày ra theo một chiến thuật hiểm ác:

Vòng đầu vừa rồi nói mởra năm trận, có bồn cửa tử một cửa sinh, cửa sinh này nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Vòng thứ hai tăng thêm nhiều cửa tà để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn.

Bên cạnh hình ảnh hung bạo, hiểm ác là hình ảnh con sông Đà hiền hòa, thơ mộng, hai bờ sông tràn đầy cảnh sắc tươi vui.

b. Sông Đà thơ mộng, hiền hòa bỉ. Con sông thơ mộng được mô tả từ trên cao

Con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mấy trời Tây Bắc…

Nước sông đổi thay tùy mùa: Mùa xuân dòng xanh như ngọc bích… Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ…

b2. Con sông hiền hòa

Có những quãng ven sông lặng lờ: Hình như tò đời Lí, đời Trần, đời Lê, quãng sông này cũng lặng lờ đến thế mà thôi và bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa.

Nét hiền hòa ấy làm cho cảnh vật trở nên gợi cảm, làm cho khách trên đò chợt mơ màng như nghe tiếng con hươu đang thủ thỉ: “Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương (…)” trong tưởng tượng của tác giả.

Biện pháp nhân hóa và ẩn dụ được vận dụng: Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi, và con sông đang trôi những con đò mình nở chạy buồm vải…

c) Hai bờ sông Đà tràn ngập cảnh sắc tươi vui của một cuộc sống mới đang bắt đầu, nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa (…) một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm (…), đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi.

Nhìn chung, cái đẹp của sông Đà có khi do nhũng nét hùng tráng, dữ dội, có khi từnhững dáng nét, thanh sắc êm dịu, mượt mà được thể hiện bằng một phong cách độc đáo, tài hoa với những hình ảnh chọn lọc, tàng ngôn từ chăm chút, câu, đoạn văn giàu tính nhạc.

3. Kết bài

Nguyễn Tuân nhìn thiên nhiên và con người trong hoàn cảnh khác nghiệt, đồng thời cảm nhận thiên nhiên và con người ở cả phương diện thẩm mĩ, tài hoa.

Sông Đà nói chung và Người lái đò sông Đà chính là áng thơ trữ tình bầng văn xuôi ca ngợi Tổ quốc giàu đẹp, thê hiện niềm tin yêu cuộc sông mới đang diễn ra trên đất nước ta.

Bài viết gợi ý: