Hướng dẫn ôn tập. Dàn ý phân tích đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, trích tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng.

Mục Lục

  • 1 Kiến thức cơ bản về bài Hạnh Phúc của một tang gia.
  • 1.1 TÁC GIẢ
  • 1.2 TÁC PHẨM
  • 2 HƯỚNG DẪN ÔN TẬP DẠNG CÂU HỎI TÁI HIỆN KIẾN THỨC
  • 3 ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
  • Kiến thức cơ bản về bài Hạnh Phúc của một tang gia.TÁC GIẢ
  • Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939) sinh tại Hà Nội, trong một gia đình nghèo. Ông quê ở làng Hảo (Bẩn – Yên Nhân), huyện Mĩ Hào, tỉnh Hưng Yên.
  • Sau khi học hết tiểu học, Vũ Trọng Phụng đi làm kiêm sông, nhưng chẳng được bao lâu thì mất việc. Từ đó ông sống chật vật, bấp bênh bằng nghề viết báo, viết văn chuyên nghiệp. Khoảng năm 1937 -1938, Vũ Trọng Phụng mắc bệnh lao, nhung không có điểu kiện chạy chữa. Ông mất tại Hà Nội năm 1939.
  • Vũ Trọng Phụng bắt đẩu có truyện đăng trên báo từ năm 1930. Đây là cây bút có sức sáng tạo dổi dào. Không đẩy mười năm viết văn, ông đã đê’ lại một khổi lượng tác phẩm đổ sộ. Các phóng sự: Cạm bẫy người (1933), Kỉ nghệ lấy Tây (1934), Cơm thầy cơm cô (1936). Các tiểu thuyết: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê (1936), Lấy nhau vì tình (1937), Trúng số độc đắc (1938).
  • Sáng tác của Vũ Trọng Phụng toát lên niềm căm phẫn mãnh liệt cái xã hội đen tôl, thối nát đương thời mà ông từng gọi là “chó đểu”. Vũ Trọng Phụng có phong cách nghệ thuật độc đáo và đóng góp đáng kể vào sự phát triêh của văn xuôi Việt Nam hiện đại, nhất là ở phóng sự. Ông được nhiều người khi ây gọi là “nhà tiều thuyêì hiện đại”, “ông ma phóng sự Bắc kì”.
  • TÁC PHẨM

    Vài nét khái quát về tiểu thuyết số đỏ và vị trí đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
    Tiếu thuyết Số đỏ được đăng ở Hà Nội báo từ số 40 ngày 7 — 10 — 1936 và in thành sách lần đầu năm 1938.
    Tóm tắt nội dung tiểu thuyết Số đỏ:
    Số đỏ là câu chuyện kể về Xuân, thường được mọi người gọi là Xuân tóc đỏ. Xuân là một cậu bé, một đứa trẻ lang thang đầu đường xó chợ, sống bằng nghề trèo me, trèo sấu kiếm tiền sống lay lắt qua ngày…
    Vì từ nhỏ mồ côi, không ai nuôi dạy, nên bản chất của Xuân bị tha hóa, hắn có những hành động vô giáo dục nên bị cớm bắt giam. Nhưng cơ may đến, Xuân được cứu thoát bới bà Phó Đoan- là một mụ me Tây vô cùng dâm đãng. Từ đó, Xuân làm phục vụ cho một cửa hàng Âu hóa của vợ chồng Văn Minh do mụ Phó Đoan giới thiệu cho, đây là một cửa hàng chuyên phục vụ phái đẹp, nơi luyện quần vợt của bà Phó Đoan và vợ Văn Minh. Xuân tóc đỏ được nhận danh hiệu “sinh viên trường thuốc” rồi danh hiệu “đốc tờ Xuân”, hắn học thuộc lòng những bài quảng cáo thuốc lậu, gia nhập với xã hội thuộc lưu, mở rộng các mối quan hệ với những nhân vật có thế lực, và được cô Tuyết em của Văn Minh con cụ cố Hồng yêu say đắm. Càng ngày hắn càng được nhiều người kính trọng và sợ hãi. Vô tình hắn gây ra cái chết của cụ cố tổ, và được gia đình nhà cụ cố vô cùng biết ơn vì điều này. Vợ chồng Văn Minh ra sức yêu chiều và tô vẽ cho Xuân, đồng thời cũng có ý định gã em gái là Tuyết cho Xuân dù biết quá khứ của hắn, nhưng vì Tuyết cũng đã mang cho mình cái danh hư hỏng nên đối với gia đình họ lại là niềm vui.
    Xuân đăng kí đi tranh giải quần vợt nhân dịp vua Xiêm tới Bắc Kì, hắn xử dụng rất nhiều thủ đoạn đê tiện để được thi đấu với đối thủ chính. Bằng cách hãm hại hai cầu thủ nổi tiếng trước khi trận đấu diễn ra, và cuối cùng hắn là người duy nhất để đấu với quán quân Xiêm. Vì để giữ mối giao hòa với nước Xiêm, nên đã yêu cầu Xuân thua. Kết thúc trận đấu, Xuân diễn thuyết giữa đám đông để mọi người hiểu hắn thua vì tổ quốc, hi sinh vì tổ quốc mình. Thế là hắn được tung hô, trở thành một anh hùng, một vĩ nhân. Được thưởng được tham gia nhiều hội, và hắn trở thành con rể của cụ cố Hồng.
    Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia thuộc chương XV của tiểu thuyết, đoạn trích kể lại cảnh tang gia của gia đình cụ cố Hồng khi cụ cô tổ đã chết.
    Những nội dung chính của đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
    Mỗi chương trong tiêu thuyết So đó là một tình huống trào phúng, được Nhà văn dàn dựng như một màn kịch, mỗi màn kịch lại thể hiện một mâu thuẫn trào phúng. Nhan đề Hạnh phúc của một tang gia của chương XV này đã khái quát lên mâu thuẫn trào phúng cơ bản mà nhà văn đã dàn dựng trong chương truyện này. Nghe qua thật bất ngờ và lạ lùng. Theo lẽ thường thì hạnh phúc là niềm vui khi con ngưòi thỏa đirọc ước nguyện trong cuộc sống. Còn tang gia là mất mát thì phải đau thương. Nhưng ỏ đây “tang gia” mà lại “hạnh Điều này thật màu thuẫn, ngược đời, nhưng lại có thật. Chính cái ngược này đã cho thấy một cành tượng ngược đời, lố bịch của xã hội. Đây chính là tình huống bi hài, cười ra nước mắt.
    Sở dĩ trong nhà có tang mà mọi người thấy hạnh phúc là vì cụ cố tổ chết đồng nghĩa với “cái chúc thư kia sẽ vào thời kì thực hành chứ không còn là lí thuyết viển vông nữa”. Tức là, cụ cố tổ chết thì gia tài sẽ được chia cho đám con cháu của cụ.
    Quả thực, cái chết của cụ cố tổ đã mang đến niềm hạnh phúc lớn cho mọi người cả trong và ngoài gia đình cụ. Mỗi người biếu hiện một niềm sung sướng, hạnh phúc riêng. Cụ cô’ Hồng nhắm nghiền mắt và ngất ngây vì sắp được thiên hạ trầm trổ “úi kìa, con giai nhớn đã già đến thế kia kìa”. Ông Phán tọc sừng hết sức mãn nguyện khi cái sừng vô hình trên đầu mình lại có giá trị được cụ Hồng “chia cho con gái và rể thêm một số tiền là vài nghìn đồng”. Ông ăn Minh “phân vân”, “đăm đăm chiêu chiêu”, “vò đầu rứt tóc” để tìm cách làm thế nào đế cái chúc thư kia sớm đi vào thời kì thực hành và xử trí với Xuân ra sao khi hắn có “hai cái tội nhỏ” nhưng “một cái ơn to”. Bà Văn Minh thì nôn nao, mong đến lúc được mặc đồ xô gai tân thời và được dịp lăng-xê những mốt y phục táo bạo nhất. Cậu tú Tân háo hức vì sắp sửa được biểu diễn “nghệ thuật chụp ảnh”. Cô Tuyết thì được dịp mặc “bộ y phục Ngây thơ – cái áo dài voan mỏng, trong có coóc-sê, trông như hở cả nách và nửa vú – nhưng mà viền đen, và đội một cái mũ mấn xinh xinh”. Đám bạn bè của cụ Hồng cũng được dịp triển làm các huân huy chương đầy ngực và đủ các loại râu ria đầy mép. Hai viên cảnh sát Min đơ và Min toa “sung sướng cực điểm” vì đang thất nghiệp giờ lại được thuê giũ trật tự cho đám tang. Sư cụ Tăng Phú thì “sung sướng mà vênh váo” vì có dịp chứng tỏ rằng mình đã “đánh đổ được Hội Phật giáo”. Đám giai thanh gái lịch thì được dịp đến để đùa vui, trò chuyện, ghen tuông, cười tình… với nhau. Riêng Xuân được thêm năm, đồng và được tăng thêm danh tiếng với mọi người. Xuân được ông Phán mọc sừng trả ơn năm đồng. Lúc hạ huyệt, ông này cứ oặt người đi mà khóc mãi “Hứt!… Hứtl… HứtTrong lúc ấy, ông ta đã bí mật và khéo léo dúi vào tay Xuân cái giấy bạc năm đồng gấp tư để trả công cho Xuân về việc Xuân đã làm cho ông cụ tổ lăn đùng ra chết.
    Không chỉ miêu tả niềm hạnh phúc của những người trong và ngoài tang quyến, nhà văn còn tập trung bút lực dựng lên một màn bi hài kịch. Đó là “cảnh đám ma gương mẫu”. Một đám ma to được tổ chức theo cả lối Ta, Tàu, Tây, có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, có đến ba trăm câu đôi, vài ba trăm người đi đưa, có nhà tài tử chụp ảnh… Người đi đưa đám đủ mọi thành phần già trẻ, gái trai, có cả cảnh sát, sư sãi, có cả nhà thiết kế thời trang . Họ xem việc đưa đám là cơ hội để phô danh, quảng cáo cho riêng mình. Các ông bạn của cụ Hồng thì đến để khoe huân chương và khoe râu. Đám giai thanh gái lịch đến để chim nhau, cười tình nhau… bằng những câu nói vui vẻ, ý nhị! Đám tang đưa đến đâu làm huyên náo đến đấy. Cả một thành phố đã nhôn nháo lên khen đám ma to. Thiên hạ đặc biệt chú ý đến những kiểu quần áo tang của tiệm may Âu hóa…
    Đúng là một niềm vui rất lớn của mọi người và một đám ma gương mẫu. Tất cả đã nói lên một nghịch lí của xã hội và tình trạng suy đồi về mặt đạo đức của bọn “thượng lưu” thành thị lúc bây giờ.
    Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích Hạnh phúc cùa một tang gia
    Hạnh phúc cùa một tang gia là một chương truyện tập trung đậm nét chất trào phúng với những tình huống trào phúng đặc sắc. Bằng bút pháp châm biếm điêu luyện, nhà văn vừa xoay quanh mâu thuẫn trào phúng cơ bảnlàm sáng tạo ra những tình huống khác nhau, tạo nên một màn bi hài kịch độc đáo. Ngoài ra, nhà văn đã xây dựng thành công những bức chân dung biếm họ bằng việc kết hợp hai thủ pháp tương phản đối lập với phóng đại.

    1. Chủ đề tư tưởng của đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia Thông qua việc miêu tả những biểu hiện “hạnh phúc của một tang gia”, nhà văn đã phê phán và lên án mạnh mẽ bản chất lố lăng, đạo đức giả của một bộ phận “thượng lưu” thành thị thời trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta.
    HƯỚNG DẪN ÔN TẬP DẠNG CÂU HỎI TÁI HIỆN KIẾN THỨC

    Câu 1. Trình bày những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Vũ Trọng Phụng.
    Gợi ý trả lời: Tham khảo mục 1
    Câu 2. Xác định vị trí trong tác phẩm và giải thích ý nghĩa nhan đề của đoạn trích.
    Gợi ý trả lời
    Vi trí đoạn trích : Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia thuộc chương XV của tiếu thuyết Số đỏ, Đoạn trích miêu tả cảnh đám ma to lớn và niềm “hạnh phúc” của mọi người trong và ngoài tang quyến khi cụ tổ chết.
    ý nghĩa nhan đề của đoạn trích.

  • Nhan đề rất lạ, rất giật gân: “tang gia “(đúng lí ra là tang gia bối rối, bi ai ) mà lại “hạnh phúc”, Đó là hạnh phúc của một gia đình vô phúc, niềm vui của lũ con cháu bất hiếu.
  • Nhan đề đã góp phần phản ánh đúng một sự thực đang mỉa mai, hài hước: con cháu của đại gia đình này thật sự sung sướng, hạnh phúc khi cụ cố tổ chết, Suy rộng ra đây là biếu hiện sự băng hoại đạo đức của không ít giới “thượng lưu” thành thị bấy giờ.
  • Nhan đề đã gợi ra và là một tình huống trào phúng chính yếu của toàn chương truyện tình huống cười ra nước mắt,

    ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

    Đề 1: Phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ) của Vũ Trọng Phụng.
    Gợi ý bài làm
    * Mở bài

  • Vũ Trọng Phụng là một nhà văn tài năng lớn và có phong cách nghệ thuật độc đáo. Tuy mất sớm nhưng ông có những đóng góp đáng kể vào sự phát triến của văn xuôi Việt Nam hiện đại.
  • Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích tiểu thuyết Sô’ đỏ) là một thành công xuâ’t sắc của ông cả về nội dung và nghệ thuật. Đặc biệt, đoạn trích thế hiện rất rõ phong cách nghệ thuật của ông – bút pháp trào phúng.
  • Thân bài

  • Cách đặt nhan đề tạo tình huống mâu thuẫn trào phúng. Nhan đề “Hạnh phúc của một tang gia” (nhan đề đầy đủ là: Hạnh phúc của một tang gia – Văn Minh nữa cũng nói vào – Một đám ma gương mẫu) đã khái quát được mâu thuẫn trào phúng cơ bản mà nhà văn đã dàn dựng trong chương truyện.
  • Thủ pháp tương phản, đôi lập:
  • + Đối lập ớ chân dung nhân vật: vẻ ngoài lịch thiệp sang trọng >< bên trong là kè hám lợi, hám danh; vẻ ngoài buồn rầu, gương mặt đúng là của người đưa đám >
    + Đối lập trong cách dựng cảnh: cảnh đám tang mà giống như đám rước, được tổ chức trọng thể nhưng nghi thức thì thiêu nghiêm chỉnh, hỗn tạp.

  • Thủ pháp cường điệu, tạo tình huống bất ngờ: cái chết của cụ tổ lại là niềm vui sướng tột độ của mọi người; các biểu hiện “hạnh phúc” của những người trong và ngoài tang quyến; cảnh đám ma gương mẫu…
  • Nghệ thuật xây dựng các nhân vật: nhân vật đa dạng thành phần, môi người một tính cách rất điển hình, được phóng đại nhằm tô đậm bản chất lố bịch, đổi bại, vô đạo đức…
  • ❖ Kết bài

  • Bằng bút pháp trào phúng đặc sắc, đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia đã tạo được những tình huống bi hài, lôi cuốn người đọc. Thông qua đó, nhà văn đã thành công xuất sắc trong việc phê phán mạnh mẽ bản chất vô đạo đức của bọn thượng lưu thành thị bây giờ.
  • Đoạn trích còn thể hiện nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của nhà văn Vù Trọng Phụng.
  • Xem thêm : Phân tích đoạn trích Hạnh Phúc của một tang gia,Số Đỏ, Vũ Trọng Phụng
    Tài liệu sưu tầm

    Bài viết gợi ý: