CHƯƠNG 6: NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG

LỚP CHIM

A. Kiến thức trọng tâm

1. Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Chim.

- Lớp chim rất đa dạng: Số loài nhiều (9600 loài), chia làm 3 nhóm:

+ Chim chạy, Chim bơi, Chim bay.

+ Có  Lối sống và môi trường sống phong phú

+Mỗi nhóm chim có cấu tạo thích nghi với đời sống của chúng

- Đặc điểm chung của lớp chim:

Chim là động vật có xương sống thích nghi với đời sống bay lượn

+ Mình có lông vũ bao phủ

+ Chi trước biến đổi thành cánh

+ Có mỏ sừng

+ Phổi có mang ống khí, có túi khí tham gia hô hấp.

+ Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể

+ Trứng có vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ.

+ Là động vật hằng nhiệt.

2. Chim bồ câu

*Đời sống:

+ Sống trên cây, bay giỏi

+ Tập tính làm tổ

+ Là động vật hằng nhiệt

- Sinh sản:

+ Thụ tinh trong

+ Trứng có nhiều noãn hoàng, có vỏ đá vôi

+ Có hiện tượng ấp trứng, nuôi con bằng sữa diều.

* Cấu tạo noài:

-Thân: hình thoi

-Chi trước: Cánh chim

-Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón sau

-Lông ống: có các sợi lông làm thành phiến mỏng

-Lông bông: Có các lông mảnh làm thành chùm lông xốp

-Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng

-Cổ: Dài khớp đầu với thân

*Di chuyển:

- Chim có 2 kiểu bay:

+ Bay lượn.

+ Bay vỗ cánh

*Cấu tạo trong:

- Bộ xương gồm:

+ Xương đầu

+ Xương thân: Cột sống, lồng ngực

+ Xương chi: Xương đai các xương chi.

-Các đốt sống lưng, hông gắn chặt với xương đuôi tạo thành khối vững chắc.

- Xương xốp, nhẹ, xương cánh và xương đùi rỗng chứa các túi khí.

Tiêu hoá

-Miệng-diều-dạ dày tuyến-dạ dày cơ- ruột non-ruột già-lỗ huyệt.

- Ống tiêu hoá phân hoá, chuyên hoá với chức năng.

- Tốc độ tiêu hoá cao.

Tuần hoàn

- Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.

- Máu nuôi cơ thể giàu oxi (máu đỏ tươi).Phục  vụ nhu cầu trao đổi chất cao ở chim.

Hô hấp

- Phổi có hệ thống túi khí thông phổi (9 túi)_Giảm khối lượng riêng của chim và giảm ma sát nội quan khi bay.

- Sự trao đổi khí nhờ vào các túi khí và lồng ngực.

Bài tiết và sinh dục

+ Thận sau

+ Không có bóng đái

+ Nước tiểu thải ra ngoài cùng phân.

- Sinh dục:

+Con đực: 1 đôi tinh hoàn.

+ Con cái: buồng trứng trái phát triển

+ Thụ tinh trong

Thần kinh và giác quan:

- Bộ não phát triển

+ Não trước lớn

+ Tiểu não có nhiều nếp nhăn.

+ Não giữa có 2 thuỳ thị giác.

- Giác quan:

+ Mắt tinh có mí thứ ba mỏng

+ Tai: có ống tai ngoài

B. Câu hỏi và bài tập

I.Phần tự luận

Câu 1: Nêu ích lợi và tác hại của chim trong tự nhiên và trong đời sống con người?

Trả lời:

- Trong tự nhiên, nông nghiệp: tiêu diệt thiên địch, thụ phấn, cân bằng hệ sinh thái...

- Trong đời sống con người: thực phẩm, làm cảnh, trang trí, đồ dùng, phục vụ du lịch

- Một số loài chim có hại cho nông nghiệp, vật trung gian truyền bệnh( H5N1)..,

Câu 2Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay?

Trả lời: 
- Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.
- Chi trước biến thành cánh → quạt gió(động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.
- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi 
hạ cánh.

- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 

diện tích rộng.
- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể 
nhẹ.
- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.
- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa 
lông.

Câu 3: So sánh kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn của chim?

Trả lời:

Kiểu bay vỗ cánh :

- Đập cánh liên tục.
- Sự bay chủ yếu dựa vào sự vỗ cánh.

Kiểu bay lượn:

-  Cánh  đập  chậm  rãi  và  không  liên  tục;  cánh  giang  rộng  mà không đập.
- Sự bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và sự thay đổi của luồng gió.

Câu 4: Hệ tiêu hoá của chim hoàn chỉnh hơn bò sát ở những điểm nào?

Trả lời: 

+ Thực quản có diều.

+ Dạ dày: dạ dày tuyến, dạ dày cơ " tốc độ tiêu hoá cao

Câu 5: Tim của chim có gì khác tim bò sát? Ý nghĩa sự khác nhau đó là gì?

Trả lời: 

+ Tim 4 ngăn, chia 2 nửa.

+ Nửa trái chứa máu đỏ tươi " đi nuôi cơ thể, nửa phải chứa máu đỏ thẫm.

+ Ý nghĩa: Máu nuôi cơ thể giàu oxi " sự trao đổi chất mạnh

Câu 6: Qua tìm hiểu các hệ cơ quan, ta thấy hướng tiến hóa của chim bồ câu là gì?

Trả lời:

Thích nghi theo hướng giảm nhẹ trọng lượng để thích nghi với đời sống bay lượn

Câu 7: Các đặc điểm cấu tạo thích nghi với điều kiện sống của các bộ trong lớp Chim??

Trả lời:

Bộ

Đại diện

Môi trường sống

Đặc điểm cấu tạo

Cánh

Cơ ngực

Chân

Ngón

Chạy

Đà điểu

Thảo nguyên, sa mạc

Ngắn, yếu

Không phát triển

Cao, to, khỏe

2-3 ngón

Bơi

Chim cánh cụt

Biển

Dài, khoẻ

Rất phát triển

Ngắn

4 ngón có màng bơi

Bay

Chim ưng

Núi đá

Dài, khoẻ

Phát triển

To, có vuốt cong.

4 ngón

II. Phần trắc nghiệm

(check đáp án ở cuối bài)

Câu 1. Ở chim bồ câu, tuyến ngoại tiết nào có vai trò giúp chim có bộ lông mượt và không thấm nước?

A. Tuyến phao câu.

B. Tuyến mồ hôi dưới da.

C. Tuyến sữa.

D. Tuyến nước bọt.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây về chim bồ câu là sai?

A. Là động vật hằng nhiệt.

B. Bay kiểu vỗ cánh.

C. Không có mi mắt.

D. Nuôi con bằng sữa diều.

Câu 3. Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về sự sinh sản ở chim bồ câu?

A. Chim mái nuôi con bằng sữa tiết ra từ tuyến sữa.

B. Chim trống và chim mái thay nhau ấp trứng.

C. Khi đạp mái, manh tràng của chim trống lộn ra ngoài tạo thành cơ quan sinh dục tạm thời.

D. Quá trình thụ tinh diễn ra ngoài cơ thể.

Câu 4. Đặc điểm nào dưới đây có ở các loại chim bay theo kiểu bay lượn?

A. Cánh đập liên tục.

B. Cánh dang rộng mà không đập.

C. Bay chủ yếu nhờ sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của các luồng gió.

D. Cả B và C đều đúng.

Câu 5. Điển từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau :

Mỗi lứa chim bồ câu đẻ …(1)…, trứng chim được bao bọc bởi …(2)… .

A. (1) : 2 trứng ; (2) : vỏ đá vôi

B. (1) : 5 – 10 trứng ; (2) : màng dai

C. (1) : 2 trứng ; (2) : màng dai

D. (1) : 5 – 10 trứng ; (2) : vỏ đá vôi

Câu 6. Trong hệ bài tiết của chim bồ câu thì cơ quan nào bị tiêu giảm?

A. Thận sau.

B. Huyệt.

C. Ống dẫn nước tiểu.

D. Bóng đái.

Câu 7. Phát biểu nào dưới đây về hệ thần kinh và giác quan của chim bồ câu là sai?

A. Chưa có vành tai.

B. Chưa có ống tai ngoài.

C. Có mi mắt thứ ba.

D. Đại não, hai thùy thị giác và tiểu não phát triển hơn bò sát.

Câu 8. Số túi khí trong hệ thống túi khí của chim bồ câu là

A. 9 túi.            B. 8 túi.            C. 7 túi.            D. 6 túi.

Câu 9. Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:

Ở chim bồ câu, tim có …(1)…, gồm hai nửa phân tách nhau hoàn toàn là nửa trái chứa máu …(2)… và nửa phải chứa máu …(3)….

A. (1): bốn ngăn; (2): đỏ thẫm; (3): đỏ tươi

B. (1): bốn ngăn; (2): đỏ tươi; (3): đỏ thẫm

C. (1): ba ngăn; (2): đỏ tươi; (3): đỏ thẫm

D. (1): ba ngăn; (2): đỏ thẫm; (3): đỏ tươi

Câu 10. Sự tiêu giảm, thiếu hụt một số bộ phận trên cơ thể có ý nghĩa như thế nào trong đời sống của chim bồ câu?

A. Giúp hạn chế sức cản của không khí lên cơ thể khi hạ cánh.

B. Giúp giảm ma sát giữa các nội quan khi bay.

C. Giúp giảm khối lượng của chim, thích nghi với đời sống bay lượn.

D. Giúp giảm mức năng lượng tiêu hao.

Câu 11: Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của nhóm chim chạy?

A. Cánh ngắn, yếu; chân cao, to khỏe; chân có hai hoặc ba ngón.

B. Bộ xương cánh dài và khỏe; lông nhỏ, ngắn, dày và không thấm nước.

C. Cánh phát triển; chân có bốn ngón.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 12: Động vật nào dưới đây không thuộc nhóm chim bay?

A. Hoàng yến.         B. Công.         C. Cắt.         D. Đà điểu.

Câu 13: Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm có ở tất cả cá loài chim?

   1. Bao phủ bằng lông vũ.

   2. Trứng nhỏ có vỏ đá vôi.

   3. Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể.

   4. Mỏ sừng.

   5. Chi trước biến đổi thành cánh.

Phương án đúng là

A. 2.               B. 3.               C. 4.               D. 5.

ĐÁP ÁN: 

1A. 2C. 3C. 4D. 5A. 6D. 7B. 8A. 9B. 10C. 11A. 12D. 13C ./.

Còn tiếp!!!

Chúc các bạn học và thi tốt heart

Bài viết gợi ý: