CHƯƠNG 9 : THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN

A. Kiến thức trọng tâm.

Cấu tạo nơ ron.

+ Thân: Chứa nhân.

+ Các sợi nhánh quanh thân.

+ Một sợi trục thường có bao myelin, tận cùng có cúc xi- náp.

+ Thân và sợi nhánh tạo thành chất xám.

+ Sợi trục tạo thành chất trắng, dây thần kinh.

- Chức năng của nơ ron.

+ Cảm ứng: là khả năng tiếp nhận và trả lời kích thích dưới dạng phát sinh các xung thần kinh.

+ Dẫn truyền: là khả năng lan truyền xung thần kinh trong sợi thần kinh với vận tốc nhanh.

* Hệ thần kinh ( theo cấu tạo): có hai phần chính

- Trung ương:

+ Não: Trụ não điều hoà hoạt động của nội quan, dẫn truyền

            Tiểu não điều hoà, phối hợpcác cử động phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể

             Não trung gian điều khiển quá trình trao đổi chất và điều hoà thân nhiệt

             Đại não trung tâm của phản xạ có điều kiện, dẫn truyền 

+ Tuỷ sống: Chất xám trung khu của phản xạ không điều kiện

                    Chất trắng đường dẫn truyền

- Ngoại biên :

+ Dây thần kinh

+ Hạch thần kinh

* Hệ thần kinh ( theo chức năng):

- Phân hệ thần kinh vận động điều hoà hoạt động của cơ vân

- Phân hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa hoạt động của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản

+ Phân hệ thần kinh giao cảm

+ Phân hệ thần kinh đối giao cảm

* Cơ quan phân tích thị giác :

+ Tế bào thụ cảm thị giác

+ Dây thần kinh thị giác

+ Vùng thị giác ở thùy chẩm

* Sơ đồ mắt:

+ Các phần phụ

+ Cầu mắt:

Màng cứng

Màng mạch

Màng lưới: tế bào nón và tế bào que

- Các tật mắt: Cận thị và viễn thị

- Các bệnh về mắt: Đau mắt đỏ, đau mắt hột…

* Cơ quan phân tích thính giác:

+ Tế bào thụ cảm thính giác

+ Dây thần kinh thính giác

 + Vùng thính giác ở thùy thái dương

- Cấu tạo tai:

+ Tai ngoài

+ Tai giữa

+ Tai trong

- Các tác nhân có thể gây hại cho tai và các biện pháp bảo vệ tai

* Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện

- phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có không cần phải học tập

- phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trongđời sống cá thể là kết quả của quá trình học tập rèn luyện

* Biện pháp bảo vệ hệ thần kinh 

+ Có giấc ngủ tốt

+ Làm việc và nghỉ ngơi hợp lí

+ Hạn chế tiếng ồn

+ Đảm bảo giấc ngủ hợp lí

+ Giữ  cho tâm hồn thư thái

+ Không lạm dụng các chất kích thích, ức chế với hệ thần kinh

( Đây là phần tóm tắt những kiến thức trọng tậm, để xem chi tiết từng bài trong Chương này các bạn vào mục Bài viết / Sinh học 8 nhé)

B. Câu hỏi và bài tập 

I. Phần tự luận

Câu 1: Cấu tạo và chức năng của nơron?

- Thân chứa nhân

- Các sợi nhánh và sợi trục, trong đó sợi trục có bao mielin bao ngoài. Các bao mielin được ngăn cách bằng các eo Rangvie

- Tận cùng sợi trục có các cúc xinap là nơi tiếp giáp giữa các noron này với các noron khác hoặc với cơ quan trả lời.

- Chức năng của noron là hưng phấn và dẫn truyền.

Câu 2: Nêu cấu tạo của hệ thần kinh?

- Hệ thần kinh gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên.

- Bô phận trung ương có não và tủy sống  được bảo vệ trong các khoang xương và màng não tủy: hộp sọ chứa não; tủy sống nằm trong ống xương sống

- Nằm ngoài trung ương thần kinh là bộ phận ngoại biên; có các dây thàn kinh do các bó sợi vận động và bó sợi cảm giác tạo nên. Thuộc bộ phận ngoại biên có các hạch thần kinh.

Câu 3: Nêu cấu tạo của tủy sống?

- Tủy sống bao gồm chất xám ở giữa và bao quanh bởi chất trắng

- Chất xám là căn cứ (trung khu) của các phản xạ không điều kiện

- Chất trắng là các đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tủy sống với nhau và với bộ não.

Câu 4: Nêu cấu tạo của dây thần kinh tủy?

- Có 31 đôi dây thần kinh tủy

- Mỗi dây thần kinh tủy bao gồm các nhóm sợi thần kinh cảm giác nối với tủy sống qua rễ sau (rễ cảm giác) và nhóm sợi thần kinh vận động, nối với tủy sống bằng các rễ trước (rễ vận động)

- Chính các nhóm sợi liên quan đến các rễ này sau khi đi qua khe giữa 2 đốt sống liên tiếp đã nhập lại thành dây thần kinh tủy.

Câu 5: Nêu vị trí và các thành phần của não bộ?

- Trụ não tiếp liền với tủy sống ở phía dưới. Nằm giữa trụ não và đại não là não trung gian. Trụ não gồm não giữa, cầu não và hành não.não giữa gồm cuống não ở mặt trước và củ não sinh tư ở mặt sau.

- Phía sau trụ não là tiểu não.

Câu 6: So sánh cấu tạo và chức năng trụ não, não trung gian và tiểu não?

 

 

 

Trụ não

Não trung gian

Tiểu não

Cấu tạo

 

 

Gồm: Hành não, cầu não và não giữa

Chất trắng bao ngoài

Chất xám là các nhân xám

Gồm đồi thị và vùng dưới đồi

Đồi thị và các nhân xám vùng dưới đồi là chất xám

 

Vỏ chất xám nằm ngoài

Chất trắng là các đường dẫn truyền liên hệ giữa tiểu não với các phần khác của hệ thần kinh

 

Chức năng

Điều khiển hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng: tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp….

Điều khiển quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt

Điều hòa và phối hợp các hoạt động phức tạp

Câu 7: Vì sao người say rượu có biểu hiện chân nam đá chân chiều trong lúc đi?

Vì rượu đã ức chế, cản trở sự dẫn truyền xung thần kinh qua cúc xinap giữa các tế bào có liên quan đến tiểu não, khiến sự phối hợp hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể bị ảnh hưởng.

Câu 8: So sánh cung phản xạ sinh dưỡng với cung phản xạ vận động

Giống nhau:

Đường hướng tâm của 2 phản xạ đều gồm 1 noron lien hệ với trung khu ở sừng sau chất xám

Khác nhau:

- Cung phản xạ vận động:

+ Noron trung gian (liên lạc)  tiếp xúc với noron vận động ( li tâm) ở sừng trước

+ Đường li tâm của phản xạ vận động chỉ có 1 noron chạy thẳng từ sừng trước chất xám tới cơ quan đáp ứng

- Cung phản xạ sinh dưỡng:

+ Đường li tâm của phản xạ sinh dưỡng gồm 2 noron tiếp giáp nhau trong các hạch sinh dưỡng

+ Noron trung gian (liên lạc)  tiếp xúc với noron trước hạch sừng bên chất xám

Câu 9: Nêu cấu tạo cơ quan phân tích?

- Bao gồm: Cơ quan thụ cảm

- Dây thần kinh ( Dẫn truyền hướng tâm)

- Bộ phận phân tích ở trung ương

Câu 10: Vì sao ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất? Nêu sự tạo ảnh ở màng lưới?

- Ở điểm vàng, mỗi chi tiết của ảnh được 1 tế bào nón tiếp nhận và được truyền về não qua từng tế bào thần kinh riêng rẽ. Trong khi ở vùng ngoại vi nhiều tế bào nón và que hoặc nhiều tế bào que mới được gửi về não các thông tinh nhận được qua 1 vài tế bào thần kinh thị giác

- Ta nhìn được vật là do các tia sáng phản chiếu từ vật tới mắt đi qua thể thủy tinh tới màng lưới sẽ kích thích các tế bào thụ cảm ở đây và truyền về trung ương, cho ta nhận biết về hình dạng, độ lớn, màu sắc của vật.

Câu 11: Các tật mắt, nguyên nhân và cách khắc phục?

Các tật của mắt

Nguyên nhân

Các khắc phục

Cận thị

 

Bẩm sinh: cầu mắt dài

Do không giữ khoảng cách đúng khi đọc sách ( đọc quá gần)

Đeo kinh cận

(Kính mặt lõm)

Viễn thị

 

Bảm sinh: cầu mắt ngắn

Do thủy tinh thể bị lão hóa (già) mất khả năng điều tiết

 

Đeo kính viễn

(Kính mặt lồi)

Câu 12: Bệnh đau mắt hột?

Hiện tượng

Nguyên nhân

Cách lây lan

Cách phòng chống

Mặt trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên, khi hột vỡ ra làm thành sẹo, co kéo lớp trong mi mắt làm cho lông mi quặp vào trong, cọ xát làm đục màng giác dẫn đến mù lòa

Do virus gây nên

Dùng chung khăn, chậu với người bệnh, hoặc tắm rửa trong ao hồ tù hãm

Không được dụi tay bằng tay bẩn, phải rửa bằng nước ấm pha muối loãng và nhỏ thuốc mắt

Câu 13: Nêu cấu tạo của cơ quan phân tích thính giác?

- Tế bào thụ cảm thính giác (nằm trong 1 bộ phận của tai: cơ quan Coocti)

- Dây thần kinh thính giác (dây số VIII)

- Vùng thính giác ở thùy thái dương

Câu 14: Nêu cách thu nhận sóng âm của tai

Sóng âm vào tai làm rung màng nhĩ, truyền qua chuỗi xương tai vào tai trong gây sự chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng và tác động lên các tế bào thụ cảm thính giác của cơ quan coocti nằm trên màng cơ sở ở vùng tương ứng với tần số và cường độ của sóng mâ làm các tế bào này hưng phấn chuyển thành xung thần kinh truyền về vùng thính giác ở thùy thái dương cho ta nhận biết vể âm thanh đã phát ra.

Câu 15: Phân biệt tính chất của phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện?

Tính chất của phản xạ không điều kiện

Tính chất của phản xạ có điều kiện

Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện

Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện

Bẩm sinh

Được hình thành trong đời sống

Bền vững

Dễ mất khi không được củng cố

Có thính chất di truyền, mang tính chất chủng loại

Có tính chất cá thể, không di truyền

Sô lượng hạn chế

Sô lượng không hạn định

Cung phản xạ đơn giản

Hình thành đường liên hệ tạm thời

trung ương nằm ở trụ não, tủy sống

Trung ương thần kình nằm ở vỏ não

Câu 16: Nêu những biện pháp giữ gìn và bảo vệ hệ thần kinh?

+ Tránh những tác động có ảnh hưởng xấu đến hoạt động của hệ thần kinh

+ Đảm bao giấc ngủ hằng ngày

+ Giữ cho tâm hồn thanh thản, tránh những suy nghĩ âu lo

Xây dựng 1 chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí

II. Phần trắc nghiệm

(Check đáp án ở cuối bài)

Câu 1. Dựa vào đâu mà hệ thần kinh người được phân biệt thành hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng ?

A. Cấu tạo

B. Chức năng

C. Tần suất hoạt động

D. Thời gian hoạt động

Câu 2. Đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh là

A. Hạch thần kinh.

B. Dây thần kinh.

C. Cúc xináp.

D. Nơron.

Câu 3. Mỗi nơron có bao nhiêu sợi trục ?

A. 4      B. 3

C. 2      D. 1

Câu 4. Người trưởng thành có khoảng bao nhiêu tế bào não ?

A. 1 tỉ tế bào

B. 100 tỉ tế bào

C. 1000 tỉ tế bào

D. 10 tỉ tế bào

Câu 5. Cúc xináp nằm ở vị trí nào trên nơron ?

A. Giữa các bao miêlin

B. Đầu sợi nhánh

C. Cuối sợi trục

D. Thân nơron

Câu 6. Rễ trước của tủy sống còn có tên gọi khác là gì ?

A. Rễ li tâm

B. Rễ cảm giác

C. Rễ vận động

D. Rễ hướng tâm

Câu 7. Khi tiến hành cắt rễ sau liên quan đến dây thần kinh đi đến chi sau bên trái của ếch rồi kích thích bằng HCl 1%, hiện tượng gì sẽ xảy ra ?

A. Chi sau bên phải co, các chi còn lại thì không

B. Tất cả các chi đều không co

C. Tất cả các chi đều co

Câu 8. Bộ phận nào của não nối liền trực tiếp với tủy sống ?

A. Não trung gian

B. Não giữa

C. Cầu não

D. Hành não

Câu 9. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau : Ở người, nhân xám của ..….... là các trung khu thần kinh, nơi xuất phát của các dây thần kinh não.

A. Tiểu não

B. Não trung gian

C. Trụ não

D. Tiểu não

Câu 10. Mỗi bán cầu đại não ở người được phân chia thành mấy thùy ?

A. 2      B. 4

C. 5      D. 3

Câu 11. Ở người, vùng chức năng nào dưới đây nằm ở thùy trán ?

A. Vùng vị giác

B. Vùng hiểu tiếng nói

C. Vùng vận động ngôn ngữ

D. Vùng thính giác

Câu 12. Khi nói về cấu tạo của đại não, phát biểu nào dưới đây là đúng ?

A. Chất xám bao bọc bên ngoài, chất trắng nằm bên trong

B. Chất xám bao bọc bên ngoài, chất trắng nằm bên trong tạo thành các nhân nền

C. Chất trắng bao bọc bên ngoài, chất xám nằm bên trong

D. Chất trắng bao bọc bên ngoài, chất xám nằm bên trong tạo thành các nhân nền

Câu 13. Ở người, hai chuỗi hạch nằm dọc hai bên cột sống thuộc về

A. Phân hệ đối giao cảm và hệ thần kinh vận động.

B. Hệ thần kinh vận động.

C. Phân hệ đối giao cảm.

D. Phân hệ giao cảm.

Câu 14. Khi nói về phân hệ đối giao cảm, nhận định nào sau đây là chính xác ?

A. Trung ương nằm ở đại não

B. Sợi trục của nơron trước hạch ngắn

C. Nơron sau hạch có bao miêlin.

D. Sợi trục của nơron sau hạch ngắn

Câu 15. Loại tế bào nào dưới đây không phải là tế bào thụ cảm thị giác ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Tế bào nón

C. Tế bào que

D. Tế bào hạch

Câu 16. Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau : Nhờ khả năng điều tiết của .....…... mà ta có thể nhìn rõ vật ở xa cũng như khi tiến lại gần.

A. Thể thủy tinh

B. Thủy dịch

C. Dịch thủy tinh

D. Màng giác

Câu 17. Tai ngoài có vai trò gì đối với khả năng nghe của con người ?

A. Hứng sóng âm và hướng sóng âm

B. Xử lí các kích thích về sóng âm

C. Thu nhận các thông tin về sự chuyển động của cơ thể trong không gian

D. Truyền sóng âm về não bộ

Câu 18. Phản xạ nào dưới đây là phản xạ có điều kiên ?

A. Bỏ chạy khi có báo cháy

B. Nổi gai gốc khi có gió lạnh lùa

C. Vã mồ hôi khi tập luyện quá sức

D. Rụt tay lại khi chạm phải vật nóng

Câu 19. Phản xạ nào dưới đây không phải là phản xạ có điều kiện ?

A. Run lập cập khi giáo viên gọi lên bảng khảo bài

B. Chảy nước miếng khi nhìn thấy quả sấu

C. Vã mồ hôi khi ăn đồ chua

D. Bỏ chạy khi nhìn thấy rắn

Câu 20. Tiếng nói và chữ viết là kết quả của quá trình nào dưới đây ?

A. Cụ thể hóa và khái quát hóa các sự vật

B. Cụ thể hóa và phân tích các sự vật, hiện tượng

C. Khái quát hóa và trừu tượng hóa các sự vật

D. Cụ thể hóa và trừu tượng hóa các sự vật

Câu 21. Ban đêm, để dễ đi vào giấc ngủ, bạn không nên sử dụng đồ uống nào dưới đây ?

A. Cà phê

B. Trà atisô

C. Nước rau má

D. Nước khoáng

Câu 22. Vì sao nói ngủ là nhu cầu sinh lí của cơ thể ?

A. Vì đó là kết quả của quá trình ức chế tự nhiên sau một thời gian làm việc của hệ thần kinh.

B. Vì khi ngủ, khả năng làm việc của hệ thần kinh được phục hồi lại hoàn toàn.

C. Vì thời gian đi vào giấc ngủ đã được cài đặt sẵn trong cấu trúc hệ gen của loài người.

D. Tất cả các phương án còn lại.

 

ĐÁP ÁN: 1B. 2D. 3D. 4C. 5C. 6C. 7A. 8D. 9C. 10B.

11C. 12A. 13D. 14D. 15D. 16A. 17A. 18A. 19C. 20C. 21A. 22A

Còn tiếp!!!

Chúc các bạn học và thi tốt heart

  •  

Bài viết gợi ý: