Tuyển tập đề đọc hiểu ngữ văn lớp 10-11-12.
Đề đọc hiểu chuẩn cấu trúc.
Đề bài : Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu :

Gần một tháng trôi qua kể từ ngày con chào đời, bố vẫn nhớ như in cảm giác ngày hôm đó, ngày cả gia đình lo lắng đến trào nước mắt vì mẹ vỡ ối khi con mới 32 tuần tuổi. Lần đầu tiên trong đời bố hiểu thế nào là tột cùng nỗi lo.

Bố muốn kể cho con nghe tất cả, để con biết hành trình đến với cuộc đời của con là biết bao công sức, nỗ lực, tình yêu của mẹ và cả gia đình mình. Bố kể để sau này con biết con đã mạnh mẽ thế nào, đã vượt qua cuộc chiến đầu tiên trong đời đáng nhớ ra sao. Cả nhà yêu con vô cùng, chàng chiến binh dũng cảm của bố.

Con ạ, ngày hôm đó, nhận được điện thoại của bà ngoại, bố phi như bay vào bệnh viện, trong lòng nóng như lửa đốt. Nhìn thấy mẹ con đau đớn, tay bám chặt ông nội, thều thào nói: “Bố ơi, con đau quá”, tim bố như thắt lại. Bố chỉ biết chạy đến bên mẹ, cầm tay mẹ, động viên mẹ vài câu trước khi mẹ được đẩy vào phòng chờ sinh.

Bác sĩ nói phải mổ bắt con … sức khỏe mẹ yếu, sợ trường hợp xấu xảy ra. Nghe bác sĩ nói mà bà nội, bà ngoại, đều rơi nước mắt … lo lắng… Mọi người cứ nghĩ phải 2 tháng nữa con mới chào đời. Hôm đó còn là ngày dạm ngõ bác con, mẹ con còn định mặc quần áo thật đẹp…

Bố cố gắng kìm nước mắt lại nhưng trong đầu trống rỗng, quay cuồng. Lúc ấy bố chỉ ước mình được đau thay mẹ, bố tự trách bản thân sao không thể làm được điều gì đó cho hai mẹ con. Bố còn tự hứa sẽ đánh đổi mọi thứ chỉ để hai mẹ con được bình an.

Lúc đó mẹ con đã trải qua một ca phẫu thuật đứng giữa ranh giới của sự sống cái chết, mẹ con vẫn chọn con, luôn luôn nói hãy cứu con. Mẹ vào phòng mổ 20 phút thì cô y tá gọi cho bà ngoại, bà sợ đến nỗi không dám bật điện để nghe, bà bật to lên cho cả nhà đang trông ngóng: Em bé ra đời rồi, con trai, 2,2 kg.

Bố oà khóc. Cả nhà chạy mấy tầng vòng vèo để đến khoa sinh non thiếu tháng gặp con, thân hình bé nhỏ đôi mắt đen láy, phổi thì dô, thở khó khăn phải bế trên tay để hít oxi. Nhưng đó là hình ảnh thiên thần có thật trên đời của bố, mà bố từng nhìn thấy.

( Hải Nam, từ Internet)

Câu 1: Chỉ ra đặc điểm của phương thức tự sự có trong đoạn trích trên.
Câu 2: Chi ra phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên. Những biểu hiện nào khiến anh (chị) nhận ra phong cách ngôn ngữ đó.
Câu 3: Các câu văn: Bác sĩ nói phải mổ bắt con … sức khỏe mẹ yếu, sợ trường hợp xấu xảy ra. Nghe bác sĩ nói màbà nội, bà ngoại, đêu rơi nước mắt …lo lắng còn thiểu quan hệ từ. Hãy điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống và chỉ ra quan hệ từ đó tạo nên quan Ịhệ gì giữa các câu trong đoạn. Câu 4: Từ đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn ngắn về ý nghĩa của tình phụ tử.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI CHI TIẾT
Câu 1: Để làm được đề bài này, học sinh cần hiểu bản chất của các phương thức biểu đạt trong văn bản.
Đoạn trích là lời kể của người bố về việc người con được ra đời như thế nào, có những sự việc cụ thể nào xảy ra, thể hiện những tâm sự thầm kín trong lòng của người bố.
Học sinh kể lại những sự việc xảy ra theo trình tự xuất hiện trong đoạn trích, thao tác này chính là việc chỉ ra đặc điểm của phương thức tự sự.
Câu 2: phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên là phong cách sinh hoạt vì đoạn trích là lời kể lại một cách sinh động, linh hoạt về những sự việc cũng như những cảm xúc xảy ra. Những biểu hiện của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện trước hết ở những lời văn mà tác giả sử dụng đều là những từ ngữ của đời sống hằng ngày, như một cách ghi lại nhật kí những việc và cảm xúc đã diễn ra.
Học sinh tự chỉ ra những biểu hiện cụ thể của những đặc điểm này trong đoạn trích để làm sáng tỏ ý kiến của mình. Giáo viên linh hoạt cho điểm.
Câu 3: Học sinh điền vào các quan hệ từ như sau: Bác sĩ nói phải mổ bắt con vì sức khỏe mẹ yếu, sợ trường hợp xấu xảy ra. Nghe bác sĩ nói mà bà nội, bà ngoại, đều rơi nước mắt vì lo lắng. Mối quan hệ mà các quan hệ tạo nên: nguyên nhân – kết quả.
Câu 4: Học sinh trả lòi theo cách hiếu và quan điểm của bản thân mình. Dưới đây là một gợi ý :
Tình phụ tử là thứ tình cảm thiêng liêng của mỗi con người. Tình cảm đó theo suốt mỗi con người, nâng đỡ con ngưòi khỏi những lầm đường lạc lối. Bố là người sẵn sàng hi sinh tất cả, chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ những đứa con yêu thương của mình với một mong muốn duy nhất : là thấy con nên người và trở thành người hữu dụng. Người bố dù có gặp khó khăn đền đâu thì vẫn luôn luôn bên con, theo mỗi bước con đi từ khi chập chững cho đến khi chúng ta sức tàn lực kiệt trở về cát bụi mênh mông. Đó là thứ tình cảm trân quý, mỗi người cần nhận thức từ những điều nhỏ nhất.
Nguyễn Thế Hưng
Xem thêm: Bộ đề đọc hiểu môn văn

Bài viết gợi ý: