Bộ đề đọc hiểu luyện thi THPT Quốc gia , dành cho học sinh lớp 11- 12

Đọc đoạn văn bản và trả lời câu hỏi:
LỚP IX
Những người trên thêm một lũ quân
Ngô Hạch: – Chúng bay đi đâu
Lũ quân: – Bẩm tướng quân! Kinh thành phát hỏa!
Ngô Hạch: – Ai ra lệnh ấy?
Một tên quân: – Chính An Hòa Hầu!
Vũ Như Tô: – Chính An Hòa Hầu! Thế Cửu Trùng đài?
Lũ quân: – Cửu Trùng đài ư? Dã tràng xe cát! Cửu Trùng đài sắp là một đống tro tàn!
Vũ Như Tô: – Vô lí! Vô lí!
Ngô Hạch: – Rõ quân ngu muội! Đến đầu mày chả chắc, nói chi đến Cửu Trùng đài mà còn tin tưởng.
Vũ Như Tô: – Đời ta không quý bằng Cửu Trùng đài
Quân sĩ: – Giống vật không biết nhục.
Ngô Hạch: – Dẫn nó đi. (Chợt có ánh lửa sáng rực, cả tàn than, bụi khói bay vào).
Vũ Như Tô (nhìn ra, rú lên)- Đốt thực rồi! Đốt thực rồi! Ôi đảng ác! Ôi muôn phần căm giận! Trời ơi! Phú cho ta cái tài làm gì? Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng đài! (Có tiếng hô vui vẻ: “Cửu Trùng đài đã cháy!”)
Quân sĩ: – Thực đáng ăn mừng.
Vũ Như Tô (chua chát) – Thôi thế là hết. Dẫn ta đến pháp trường!
(Trích hồi 5, Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng)
Câu 1. Lớp kịch trên nói lên mâu thuẫn gì?
Câu 2. Phân tích đặc điểm ngôn ngữ kịch trong lời thoại số 4 của Vũ Như Tô:
Vũ Như Tô (nhìn ra, rú lên)- Đốt thực rồi! Đốt thực rồi! Ôi đảng ác! Ôi muôn phần căm giận! Trời ơi! Phú cho ta cái tài làm gì? Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng đài! (Có tiếng hô vui vẻ: “Cửu Trùng đài đã cháy!”)
Câu 3. Lớp kịch trên giúp người đọc hiểu gì về bi kịch gì của Vũ Như Tô?
Câu 4. Theo em, vấn đề về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống mà Nguyễn Huy Tưởng đặt ra trong đoạn trích có ý nghĩa gì với cuộc sống ngày hôm nay. (trình bày trong khoảng 5-7 dòng)
ĐÁP ÁN
Câu 1: Xung đột được thể hiện thông qua 2 tuyến nhân vật: Vũ Như Tô >< quân nổi dậy mà đứng đầu là Ngô Hạch, An Hòa Hầu-> đó là mâu thuẫn giữa khát vọng nghệ thuât thuần túy của Vũ Như Tô>< đời sống của nhân dân -> mâu thuẫn muôn đời giữa nghệ thuật >< đời sống.
Câu 2:
– Ngôn ngữ chú thích của tác giả: chỉ dẫn hành động của nhân vật ((nhìn ra, rú lên); chỉ dẫn thái độ của nhân vật (Vũ Như Tô (chua chát)), chỉ dẫn sân khấu (Có tiếng hô vui vẻ: “Cửu Trùng đài đã cháy!”) -> đã tạo nên môt sân khấu kịch hoành tráng dữ dội đầy kịch tính, tâm trạng đau đớn đầy thất vọng của Vũ Như Tô
– Lời thoại nhân vật:
+ Ngô Hạch và quân lính: hống hách, mỉa mai, đôi khi xỉ nhục, xúc phạm người nghệ sĩ Vũ Như Tô: Rõ quân ngu muội!, Giống vật không biết nhục, Thực đáng ăn mừng.
+ Vũ Như Tô: đau đớn đến tuyệt vọng: lặp lại nhiều lần than từ ôi/ lặp lại 2 lần câu: đốt thực rồi + câu hỏi tu từ: trời phú cho ta cái tài để làm gì?+ lời than liên tiếp: Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng đài -> cảm xúc dữ dội khi khát vọng nghệ thuật tàn tành, công trình nghệ thuật thành mây khói, tình tri kỉ lìa xa, dang dở -> Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ đắm say với nghệ thuật nay tuyệt vọng đau đớn.
Câu 3: Bi kịch của Vũ Như Tô: người nghệ sĩ say mê sáng tạo nhưng ảo tưởng và lầm lạc, đến khi ra pháp trường ông vẫn mơ hồ không hiểu mình tội gì.
Câu 4: Gợi ý trả lời :Vấn đề Nguyễn Huy Tưởng đặt ra trong tác phẩm có ý nghĩa muôn đời: không thể tồn tại thứ nghệ thuật cao siêu, thuần túy; nghệ thuật phải vì cuộc đời mà có, phục vụ cuộc sống.
Xem thêm : Đề đọc hiểu văn bản ngữ văn 12 có đáp án, Hồn Trương Ba da hàng thịt, Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Bài viết gợi ý: