Giáo án Tiếng Việt : Phong cách ngôn ngữ báo chí
Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học
Phong cách ngôn ngữ báo chí
Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề bài học
– Bài Phong cách ngôn ngữ báo chí
– Tích hợp các bài: Bản tin, Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
Bước 3: Xác định mục tiêu bài học
Kiến thức:
– Khái niệm ngôn ngữ báo chí, các thể loại chủ yếu của văn bản báo chí
– Đặc điểm của ngôn ngữ báo chí .
– Yêu cầu cơ bản của bản tin, cách viết bản tin.
– Yêu cầu cơ bản và cách thức thực hiện phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
Kĩ năng:
– Kể tên một số thể loại báo chí;
– Nhận biết và phân tích những biểu hiện về đặc trưng của phong cách báo chí;
– Viết một tin ngắn, thực hiện một bài phỏng vấn theo Phong cách ngôn ngữ báo chí
Thái độ:
– Có ý thức học tập và rèn luyện vốn từ, lối diễn đạt trong sáng, rõ ràng, linh hoạt.
– Có ý thức quan tâm đến những vấn đề thời sự trong nước và quốc tế.
Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi, bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng và vận dụng cao |
Kể tên được các thể loại, các dạng của văn bản báo chí. | Chỉ ra những đặc điểm của các thể loại văn bản báo chí: bản tin , phóng sự, tiểu phẩm … | – Phân biệt bản tin và phóng sự – Phân biệt tiểu phẩm với truyện cười, truyện ngắn. |
– Ngôn ngữ báo chí là gì? | – Ngôn ngữ báo chí có đặc điểm gì? | – Phân biệt các thể loại khác nhau của ngôn ngữ báo chí. |
– Nhận diện phương tiện diễn đạt của ngôn ngữ báo chí (từ, câu, biện pháp tu từ …) | – Nêu đặc điểm của ngôn ngữ báo chí (từ, câu, biện pháp tu từ …)? | – Hiểu được sâu sắc những văn bản báo chí trong cuộc sống – Sử dụng chính xác từ, câu, các biện pháp tu từ… |
– Kể tên các đặc trưng của ngôn ngữ báo chí | Chỉ ra đặc điểm của tính thông tin thời sự, tính ngắn gọn, tính sinh động hấp dẫn | – Phân tích những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí trong một văn bản báo chí – Viết một văn bản báo chí (bản tin, phóng sự, …) |
Bước 5: Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng và vận dụng cao |
– Hãy kể tên các thể loại, các dạng của văn bản báo chí ? | – Hãy nêu những đặc điểm của các thể loại văn bản báo chí: bản tin , phóng sự, tiểu phẩm …? | – Hãy phân biệt bản tin và phóng sự qua văn bản cụ thể ngoài SGK? – Hãy phân biệt tiểu phẩm với truyện cười, truyện ngắn trong các ví dụ cụ thể ngoài SGK? |
– Ngôn ngữ báo chí là gì? | – Ngôn ngữ báo chí có đặc điểm gì? | – Chỉ ra sự khác biệt giữa ngôn ngữ báo chí ở dạng báo nói, báo viết, báo hình? – Hãy phân biệt ngôn ngữ báo chí trong các thể loại cụ thể ? |
– Kể tên các phương tiện diễn đạt của ngôn ngữ báo chí ? | – Nêu đặc điểm của ngôn ngữ báo chí (từ, câu, biện pháp tu từ …)? | – Chỉ ra những đặc điểm ngôn ngữ báo chí trong văn bản cụ thể ? |
– Kể tên các đặc trưng của ngôn ngữ báo chí | – Nêu đặc điểm của tính thông tin thời sự, tính ngắn gọn, tính sinh động hấp dẫn? | – Hãy phân tích những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí trong một văn bản cụ thể? – Viết một văn bản báo chí (bản tin, phóng sự, …) |
Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
I. Hoạt động khởi động – Em có hay đọc báo không? Em hay đọc báo gì? Em thích đọc mục nào nhất? | HS trả lời câu hỏi |
II. Hoạt động hình thành kiến thức GV giao nhiệm vụ cho các nhóm – Nhóm 1: xem clip về bản tin rồi trả lời các yêu cầu: + Em thấy clip trên cung cấp thông tin gì, diễn ra ở thời điểm nào, ở đâu? + Theo em bản tin có đặc điểm gì ? – Nhóm 2: Đọc phóng sự và trả lời các yêu cầu: + Em thấy phóng sự trên thường xuất hiện ở đâu, cung cấp thông tin gì, diễn ra ở thời điểm nào, ở đâu? + Theo em phóng sự có đặc điểm gì ? – Nhiệm vụ chung của nhóm 1,2 là : so sánh và chỉ ra điểm giống và khác nhau của bản tin và phóng sự – Nhóm 3: Đọc truyện cười và tiểu phẩm sau rồi trả lời các câu hỏi: + Truyện cười và tiểu phẩm trên nói về vấn đề gì? + Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa truyện cười, tiểu phầm (mục đích, cách kể, dung lượng) HS hoạt động nhóm, trình bày, thảo luận, GV hướng dẫn HS chốt kiến thức (Các thể loại, các dạng, đặc điểm và chức năng của ngôn ngữ báo chí) – Hãy kể tên các tờ báo mà em biết? – HS rút ra kết luận về ngôn ngữ báo chí + Nêu đặc điểm về từ vựng, ngữ pháp và các biện pháp tu từ trong ngôn ngữ báo chí ? + Kể tên các đặc trưng của PCNN báo chí. + Nêu cụ thể từng đặc trưng? | I. Ngôn ngữ báo chí 1. Một số thể loại văn bản báo chí. a. Bản tin: Thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác nhằm cung cấp tin tức cho người đọc. Thường theo một khuôn mẫu: Nguồn tin – thời gian – địa điểm – sự kiện – diễn biến – kết quả. b.Phóng sự: Cung cấp tin tức nhưng mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện, miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có một cái nhìn đầy đủ, sinh động, hấp dẫn. c.Tiểu phẩm: Giọng văn thân mật, dân dã, thường mang sắc thái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa một chính kiến về thời cuộc. d. Chú ý: – Ngoài 3 thể loại trên còn một số thể loại khác như: Phỏng vấn, bình luận, thời sự, trao đổi ý kiến, thư bạn đọc… – Phân loại báo chí theo phương tiện: báo viết, báo nói, báo điện tử. – Phân loại theo định kỳ xuất bản: báo hàng ngày (nhật báo), báo hàng tuần (tuần báo), báo hàng tháng ( nguyệt báo, nguyệt san). – Phân loại theo lĩnh vực hoạt động xã hội: Báo Văn nghệ, báo Khoa học, báo Pháp luật, báo Thương mại, báo Giáo dục Thời đại… – Phân loại theo đối tượng độc giả: báo Nhi đồng, báo Tiền phong, báo Thanh niên, báo Phụ nữ, báo Lao động… 2. Ngôn ngữ báo chí. Ngôn ngữ báo chí có một chức năng chung là cung cấp tin tức thời sự, phản ánh dư luận và ý kiến của quần chúng. Đồng thời nêu lên quan điểm chính kiến của tờ báo, nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội. II. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí. 1. Các phương tiện diễn đạt. a/ Về từ vựng. – Phong phú và đa dạng. Mỗi thể loại báo chí thường có một mảng từ vựng chuyên dùng. + Tin tức: Thường dùng các danh từ chỉ tên riêng, địa danh, thời gian, sự kiện… + Phóng sự: Thường dùng các động từ, tính từ, miêu tả hoạt động, trạng thái, tính chất của sự vật, sự việc… + Bình luận: Thường sử dụng các thuật ngữ chuyên môn, chính trị, kinh tế… + Tiểu phẩm: Thường sử dụng các từ ngữ dân dã, hóm hỉnh, đa nghĩa… Dọn vườn: Thường sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa để so sánh, đối chiếu… b/ Về ngữ pháp. – Câu văn ngắn gọn, súc tích, chặt chẽ, đảm bảo tính chính xác của thông tin. c/ Về các biện pháp tu từ. – Sử dụng các biện pháp tu từ linh hoạt và rất hiệu quả. 2. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí. a/ Tính thông tin thời sự. – Luôn cung cấp thông tin mới nhất hàng ngày trên mọi lĩnh vực hoạt động xã hội. – Các thông tin phải đảm bảo tính chính xác, và độ tin cậy. b/ Tính ngắn gọn. – Đặc trưng hàng đầu của ngôn ngữ báo chí. Ngắn gọn nhưng phải đảm bảo lương thông tin cao và có tính hàm súc. c/ Tính sinh động, hấp dẫn. – Thể hiện ở nội dung thông tin mới mẻ, cách diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu, và khả năng kích thích sự suy nghĩ tìm tòi của bạn đọc. – Thể hiện ở cách đặt tiêu đề cho bài báo. |
III. Hoạt động thực hành GV chọn 1 bản tin cụ thể và yêu cầu HS chỉ ra những đặc trưng của ngôn ngữ báo chí trong văn bản đó. | – Viết một bản tin ngắn – Đọc hiểu 1 văn bản báo chí (qua phiếu học tập) |
IV. Hoạt động vận dụng + Báo chí có vai trò như thế nào? + Em thích dạng báo nào? Vì sao? + Em có thích làm nhà báo không? Theo em làm nhà báo cần có những phẩm chất gì? | HS trao đổi và trả lời |
V. Hoạt động tìm tòi, mở rộng Nếu được viết 1 phóng sự, em sẽ làm như thế nào? | HS trả lời |
PHIẾU HỌC TẬP
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Việt Nam đạt thành tích cao nhất trong 43 lần dự thi Olympic Toán quốc tế
Kỳ thi Olympic Toán quốc tế lần thứ 58 năm 2017 (IMO 2017) có 112 đoàn tham dự với hơn 600 thí sinh, diễn ra từ 12 đến 23/7 tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil. Thí sinh dự thi trong 2 ngày.
Hom nay (22/7), Hội đồng quốc tế (International Jury) đã biểu quyết phê duyệt kết quả chấm thi của IMO 2017 và căn cứ Quy chế IMO, quyết định ngưỡng điểm cho các loại Huy chương như sau: HCV: 25; HCB: 19; HCĐ: 16.
Đây là kết quả cao nhất trong lịch sử 43 lần dự thi Olympic Toán quốc tế của Việt Nam. Năm 1999 và năm 2007, Việt Nam từng xếp hạng 3 thế giới khi đoạt 3 HCV, 3 HCB.
(Baomoi.com, ngày 22/7/2017)
- Văn bản trên thuộc PCNN nào? Vì sao?
- Bản tin trên thông báo thông tin gì? Tin đó có ý nghĩa như thế nào đối với ngành giáo dục nói chung và học sinh Việt Nam nói riêng?
- Vì sao tin trên lại có tính chất thời sự (ở thời điểm công bố)?
- Theo anh chị, yêu cầu cơ bản của 1 bản tin là gì?(Tài liệu sưu tầm )
Xem thêm : Chuyên đề Ngữ văn: Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, Chủ đề Phong cách ngôn ngữ báo chí
Xem thêm : Trọn bộ giáo án ngữ văn theo chủ đề dạy học
Giáo án ngữ văn 10
Giáo án ngữ văn 11
Giáo án ngữ văn 12
Xem thêm : Các phong cách ngôn ngữ văn bản