Đề đọc hiểu văn bản : Một người Hà Nội- Nguyễn Khải, SKG Ngữ văn 12. Bộ đề đọc hiểu có đáp án. Tổng hợp tài liệu ôn thi ngữ văn lớp 12.

Mục Lục

  • 1 1, Đề bài :
  • 2 2. Câu hỏi
  • 1, Đề bài :

    Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

    MỘT NGƯỜI HÀ NỘI (Trích)

    “…Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn luôn là thời vàng son. Mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho mỗi lứa tuổi. Cô nói với tôi thế, đã biết nói thế đâu phải đã già. Mấy ngày sau, cô kể tiếp, thành phố cho máy cẩu tới đặt bên kia bờ quàng dây tời vào thân cây si rồi kéo dần lên, mỗi ngày một tí. Sau một tháng, cây lại sống, lại trổ ra lá non, vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi, mà lại sống. Cô nói thêm: “Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được”. Cô muốn mở rộng sự tính toán vốn dĩ đã rất khôn ngoan của mình lên thêm một tầng nữa chăng, cái tầng vô hình, không thể biết, nhưng phải biết trên đời này còn có nhiều lí sự không thể biết để khỏi bị bó vào những cái có thể biết. Bà già vẫn giỏi quá, bà hiêm tốn và rộng lượng quá. Một người như cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi chìm sâu vào lớp đất cổ. Những bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng…”

    (Nguyễn Khải, SGK Ngữ văn 12, tập 2, Nxb GD 2008)

    2. Câu hỏi

    Câu hỏi 1: Nhân vật “Tôi” trong đoạn trích là ai?

    1. Tác giả Nguyễn Khải
    2. Đám đông những người Hà Nội
    3. Cô Hiền
    4. Nhân vật người kể chuyện xưng “tôi”

    HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU 1
    Mục đích của câu hỏi nhằm đánh giá khả năng khái quát thông tin chính của văn bản.
    Mức đầy đủ
    Mã 2: Phương án D
    Mức không tính điểm
    Mã 0: Các phương án khác
    Mã 9: Không trả lời
    Câu hỏi 2: Dòng nào dưới đây nêu được sự thành công của tác giả trong việc xây dựng nhân vật bà Hiền?

    1. Thể hiện được những tình cảm cao đẹp của người Hà Nội
    2. Thể hiện được những truyền thống tốt đẹp trong cách đối nhân xử thế của người Hà Nội.
    3. Thể hiện được rõ và sinh động cá tính của người Hà Nội.
    4. Thể hiện được cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp và chiều sâu văn hóa của người Hà Nội.

    HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU 2
    Mục đích của câu hỏi nhằm đánh giá khả năng khái quát thông tin của văn bản.
    Mức đầy đủ
    Mã 2: Phương án D
    Mức không tính điểm
    Mã 0: Các phương án khác
    Mã 9: Không trả lời
    Câu hỏi 3: Câu nói của nhân vật Hiền: “Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được…” có ý nghĩa gì?
    HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU 3
    Mục đích của câu hỏi nhằm đánh giá khả năng đọc hiểu ý nghĩa của văn bản.
    Mức đầy đủ
    Mã 2: HS nêu được ý nghĩa khái quát của câu nói: đó là những suy nghĩ về lẽ đời, về quy luật của sự sống….
    Mức không đầy đủ
    Mã 1: Có thể nêu được ý: quy luật của sự sống hoặc nêu các ý sơ sài….
    Mức không tính điểm
    Mã 0: Có câu trả lời khác
    Mã 9: Không trả lời
    Câu hỏi 4: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lời bình luận của người kể chuyện: “Một người như cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi chìm sâu vào lớp đất cổ. Những bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng…”
    HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU 4
    Mục đích của câu hỏi nhằm đánh giá khả năng thể hiện cách hiểu và cảm nhận của HS về lời bình luận của người kể chuyện: đó là một biểu tượng “đắt” thể hiện được niềm trân trọng, lòng yêu quý thiết tha của tác giả đối với một “người Hà Nội” cũng như mọi người Hà Nội; gợi sự suy ngẫm về sức sống của truyền thống “người Hà Nội” trong cộng đồng người Việt Nam…
    Mức đầy đủ
    Mã 3: Bài làm của HS đạt được những yêu cầu sau:

  • Tạo lập được đoạn văn, đảm bảo logic về ý.
  • Diễn đạt sáng rõ, đúng chính tả
  • Thể hiện được cảm nhận sâu sắc của cá nhân về lời bình luận của người kể chuyện: đó là một biểu tượng “đắt” thể hiện được niềm trân trọng, lòng yêu quý thiết tha của tác giả đối với một “người Hà Nội” cũng như mọi người Hà Nội; gợi sự suy ngẫm về sức sống của truyền thống “người Hà Nội” trong cộng đồng người Việt Nam…
  • Mức không đầy đủ
    Mã 2: Viết được đoạn văn, trình bày được một số ý, nhưng chưa thật đầy đủ, sâu sắc.
    Mã 1: Chỉ viết được 1 vài câu, ý sơ sài
    Mức không tính điểm
    Mã 0: Viết sai lạc nội dung.
    Mã 9: Không trả lời
    Xem thêm : Bộ đề đọc hiểu có đáp án

    Bài viết gợi ý: