Giáo án Ngữ văn 12 theo định hướng phát triển năng lực : chủ đề lịch sử văn học lớp 12. Trọn bộ giáo án tham khảo dành cho giáo viên

BẢNG MỨC ĐỘ CÂU HỎI/BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC

Môn: Ngữ văn

Chủ đề: Lịch sử văn học (lớp 12)

Chuẩn KT, KNLoại câu hỏi/bài tập
Nhận biếtThông hiểuVận dụng thấpVận dụng cao
– Nhận biết được bối cảnh và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX.
– Hiểu được những thành tựu chính của văn học giai đoạn này và những đóng góp của các tác giả, tác phẩm tiêu biểu đối với nền văn học và với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
– Biết vận dụng những hiểu biết trên để đọc – hiểu các tác phẩm văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX ; để làm bài văn nghị luận văn học.
– Biết một số nét chính về thời đại, thân thế và sự nghiệp sáng tác của một số tác giả được học trong chương trình.
– Biết những nét cơ bản về thời đại, thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh : cuộc đời gắn liền với trang sử oai hùng của dân tộc ; sự nghiệp văn học phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng ; một phong cách đa dạng, phong phú.
– Biết những nét cơ bản về thời đại, thân thế và sự nghiệp của Tố Hữu : con người chính trị và con người thơ ca thống nhất ; niềm say mê lí tưởng cách mạng và tình cảm thuỷ chung, son sắt với đất nước, nhân dân, lãnh tụ ; cây bút trữ tình – chính trị đậm đà bản sắc dân tộc.
– Biết vận dụng kiến thức trên để đọc – hiểu và làm bài nghị luận về tác giả văn học.
Câu hỏi Định tính, Định lượng:

– Trắc nghiệm KQ (về quá trình văn học và tác giả, tác phẩm, đặc điểm thể loại, …)
– Câu tự luận trả lời ngắn (lí giải, phát hiện, nhận xét, đánh giá ,…)
– Bài nghị luận (trình bày cảm nhận, kiến giải riêng của cá nhân,..)
– Phiếu quan sát làm việc nhóm (trao đổi, thảo luận về các giá trị của tác phẩm,..)
– Nêu thông tin bối cảnh lịch sử và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975.
– Liệt kê những chặng đường, những tác giả, tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975.
– Lý giải văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975 có những đặc điểm cơ bản đó.

– Khái quát những thành tựu cơ bản của văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975 theo phương diện thể loại.
– Vận dụng hiểu biết về tác giả, tác phẩm để phân tích, chứng minh biểu hiện của những đặc điểm cơ bản đó.– So sánh sự khác nhau trong cách thể hiện một đặc điểm của văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975, qua những tác phẩm cụ thể.
– So sánh làm nổi bật sự vận động của các thể loại văn họcViệt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975 qua các chặng đường.
– Nêu thông tin về bối cảnh lịch sử; nhớ được những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu của văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX
– Lý giải VHVN giai đoạn này lại có những chuyển biến như vậy.
– Chứng minh những chuyển biến của văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX qua những tác phẩm cụ thể.
So sánh những đặc điểm của văn họcViệt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975 và giai đoạn từ 1975 đến hết thế kỉ XX.
– Nhận biết được một số nét chính về thời đại, thân thế và sự nghiệp sáng tác của một số tác giả được học trong chương trình (Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Tố Hữu).
– Lý giải mối quan hệ/ảnh hưởng của thời đại, thân thế tới sự nghiệp văn học của một số tác giả được học trong chương trình (Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Tố Hữu)
– Phân tích những biểu hiện trong phong cách nghệ thuật của mỗi tác giả thông qua tác phẩm cụ thể.
– Vận dụng tri thức về tác giả để đọc – hiểu một văn bản ngoài chương trình.
Bài tập thực hành
– Hồ sơ (tập hợp các sản phẩm thực hành)
– Bài tập dự án (nghiên cứu so sánh đặc điểm và những thành tựu của văn học Việt Nam qua các giai đoạn/chặng đường)
– Bài trình bày miệng (thuyết trình)

CÁC NĂNG LỰC CÓ THỂ HƯỚNG TỚI

Năng lực chungNăng lực chuyên biệt
Hợp tácĐọc hiểu
Tự họcCảm thụ thẩm mĩ
Thu thập, xử lý thông tinSử dụng ngôn ngữ
Giao tiếpTạo lập văn bản (nói, viết)
Giải quyết vấn đề
Tư duy sáng tạo






PHƯƠNG PHÁP/ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

Phương phápHình thức tổ chức dạy học
PP đọc hiểuTrong lớp họcNgoài lớp học
Nêu và giải quyết vấn đềCá nhânNgoại khóa (câu lạc bộ, hội thi, hội thảo, giao lưu,…)
PP dạy học hợp tácNhómQua mạng
PP dự ánGóc






BẢNG CÂU HỎI/ BÀI TẬP MINH HỌA ĐÁNH GIÁ THEO CÁC MỨC ĐÃ MÔ TẢ
Bài: Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX

Chủ đềNhận biết
5 câu hỏi
Thông hiểu
5 câu hỏi
Vận dụng thấp
3 câu hỏi
Vận dụng cao
2 câu hỏi
Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng thánh Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX– Nêu những nét chính về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa của văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975.
– Trình bày ngắn gọn những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975.

– Văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975 phát triển qua những chặng đường nào? Kể tên. những tác giả, tác phẩm tiêu biểu ở mỗi chặng đường đó.
– Văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX phát triển trong hoàn cảnh lịch sữ, xã hội, văn hóa như thế nào?
– Nêu ngắn gọn một số thành tựu ban đầu của văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX
– Vì sao văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975 có những đặc điểm cơ bản đó?
– Khái quát những thành tựu nổi bật của truyện, kí Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975?
– Khái quát những thành tựu nổi bật của thơ Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975?
– Phân biệt sự khác nhau giữa văn xuôi Việt Nam sau 1975 với văn xuôi Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975?
– Vì sao văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX lại vận động theo khuynh hướng dân chủ hóa mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc?
– Chứng minh những dấu ấn của lịch sử thời đại trong những tác phẩm đã học của văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975.
-Phân tích biểu hiện của cảm hứng sử thi lãng mạn của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975 qua hai tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi.
– Chứng minh những thành tựu ban đầu của văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX.
– Nét riêng trong cách thể hiện cảm hứng sử thi, lãng mạn của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975 qua hai tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi?
– Sự giống nhau và khác nhau trong cách cảm nhận về đất nước qua ‘Đất nước”- Nguyễn Đình Thi và “Đất Nước” ( trích “Mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm).

ĐỀ KIỂM TRA CHO CHỦ ĐỀ: LỊCH SỬ VĂN HỌC (LỚP 12)
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

Mức độ

Chủ đề
Nhận biếtThông hiểuVận dụngCộng
TNTLTNTLthấpcao
Chủ đề 1: Đọc hiểuNhận diện đúng phong cách ngôn ngữ của đoạn văn.-Nhận biết được hoàn cảnh lịch sử xã hội đặc biệt ảnh hưởng tới VHVN 1945-1975.
Hiễu rõ chủ đề đoạn văn (thể hiện khuynh hướng sử thi của VHVN 1945-1975) và những biểu hiện của nó.Vận dụng kiến thức, kĩ năng cơ bản viết một đoạn văn theo phương thức diễn dịch, với chủ đề và số câu quy định
Số câu111114
Số điểm0,750,750,750,750,753,0
%7,5%7,5%7,5%7,5%7,5%30%
Chủ đề 2: Làm vănVận dụng kiến thức, kỹ năng cơ bản đã học vào làm bài văn nghị luận văn học: Nét riềng trong cách thể hiện khuynh hướng sử thi trong hai tác phẩm ‘Rừng xà nu’ và “Những đứa con trong gia đình”
Số câu11
Số điểm7,07,0
%10%70%70%
Tổng
số câu1111116
số điểm0,750,750,750,750,757,010
%7,5%7,5%7,5%7,5%7,5%70%100%

ĐỀ KIỂM TRA

ĐỀ KIỂM TRA: KHÁI QUÁT VHVN TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX

Thời gian làm bài : 120 phút (Không kể thời gian chép/giao đề)

I.PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt kéo dài suốt 30 năm, vấn đề dân tộc nổi lên hàng đầu; văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 không thể là tiếng nói riêng của mỗi cá nhân mà tất yếu phải đề cập tới số phận chung của cả cộng đồng, của toàn dân tộc. Văn học mang đậm chất sử thi, tập trung phản ánh những vấn đề cơ bản nhất, có ý nghĩa sống còn của đất nước: Tổ quốc còn hay mất, độc lập tự do hay nô lệ. Đây là văn học của những vấn đề, những sự kiện có ý nghĩa lịch sử, của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng. Nhân vật chính thường tiêu biểu cho lý tưởng chung của dân tộc, gắn bó số phận mình với số phận đất nước, thể hiện và kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cả cộng đồng. Con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ý thức chính trị, ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn. Cái riêng tư, đời thường nếu được nói đến thì chủ yếu cũng là nhấn mạnh thêm trách nhiệm và tình cảm của cá nhân đối vơi cộng đồng. Lời văn sử thi cũng thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ hào hùng”.
(Ngữ văn 12, tập một – NXBGD 2013- trang 12,13)
Câu 1 (0,5 điểm):
Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

  1. Phong cách ngôn ngữ khoa học
  2. Phong cách ngôn ngữ chính luận
  3. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
  4. Phong cách ngôn ngữ báo chí

Câu 2 (0,5 điểm):
Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 vận động và phát triển trong hoàn cảnh lịch sử, xã hội có gì đặc biệt? Hoàn cảnh lịch sử, xã hội ấy có ảnh hưởng tới văn học Việt Nam giai đoạn này như thế nào?
Câu 3 (0,75 điểm):
Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
Câu 4 (1,25 điểm):
Lấy câu văn “Nhân vật chính của văn học Việt Nam 1945 – 1975 thường tiêu biểu cho lý tưởng chung của dân tộc, gắn bó số phận mình với số phận đất nước, thể hiện và kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cả cộng đồng.” làm câu chủ đề, viết một đoạn văn theo cách diễn dịch (khoảng 5 câu) theo chủ đề ấy.
PHẦN LÀM VĂN (7,O điểm):
Nét riêng trong cách thể hiện cảm hứng sử thi của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975 qua hai tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi?

HƯỚNG DẪN CHẤM

PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):
Câu 1 (0,5 điểm):
Mục đích của câu hỏi: Nhận diện được phong cách ngôn ngữ của đoạn văn.
Mức tối đa:
Mã 1:
Đáp án A
Mức không đạt:
Mã 0: Chọn đáp án khác.
Mã 9: Không trả lời
Câu 2 (0,5 điểm):
Mục đích của câu hỏi: Nhận biết được hoàn cảnh lịch sử xã hội đặc biệt ảnh hưởng tới VHVN 1945-1975.
Mức tối đa:
Mã 2:
+ Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 vận động và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt kéo dài suốt 30 năm.
+ Trong hoàn cảnh ấy, vấn đề dân tộc nổi lên hàng đầu, văn học tất yếu phải đề cập tới số phận chung của cả cộng đồng, của toàn dân tộc.
Mức không tối đa:
Mã 1:
HS chỉ trả lời được một trong hai ý trên; hoặc trả lời không đầy đủ các ý.
Mức không đạt:
Mã 0: Trả lời chung chung, sơ sài, không sát với yêu cầu câu hỏi.
Mã 9: Không trả lời
Câu 3 (0,75 điểm):
Mục đích của câu hỏi: Kiểm tra năng lực kết nối thông tin của HS, hiểu đúng nội dung chính của đoạn văn.
Mức tối đa:
Mã 2:
Nội dung chính đoạn văn: thể hiện khuynh hướng sử thi và một số biểu hiện cụ thể của nó (đề tài, nhân vật, lời văn) trong văn học Việt Nam 1945- 1975
Mức không tối đa:
Mã 1:
HS chỉ trả lời được một trong hai ý trên; hoặc trả lời không đầy đủ các ý.
Mức không đạt:
Mã 0:
Trả lời chung chung sơ lược, không nêu đúng nội dung đoạn văn theo yêu cầu của đề bài.
Mã 9: Không trả lời
Câu 4 (1,25 điểm):
Mục đích của câu hỏi: Kiểm tra năng lực vận dụng kiến thức. kĩ năng tạo lập văn bản theo chủ đề và phương thức diễn đạt được nêu ra ở đề bài.
Mức tối đa:
Mã 2:
+ HS biết viết một đoạn văn theo yêu cầu của đề bài (cả nội dunh/chủ đề và hình thức).
+ Chấp nhận những cách kiến giải khác nhau của HS, miễn là đoạn văn trình bày đúng phương thức diễn dịch, với số câu theo quy định, phát triển các khía cạnh của chủ đề một cách lô gíc, chặt chẽ, không mắc, hoặc mắc rất ít lỗi về diễn đạt.
Mức không tối đa:
Mã 1:
HS không đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu trên, thiếu lô gíc về ý, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
Mức không đạt:
Mã 0: Trả lời chung chung, sơ sài, không sát với yêu cầu của đề bài.
Mã 9: Không trả lời
II, PHẦN LÀM VĂN (7,O điểm):
* Mục đích của câu hỏi: Kiểm tra năng lực vận dụng kiến thức. kĩ năng tạo lập văn bản của học sinh.
* Yêu cầu:
a, Về kĩ năng: Thí sinh biết cách làm bài nghị luận văn học; sử dụng thành thạo các thao tác phân tích, so sánh, bình luận; lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn viết có hình tượng, không mắc, hoặc mắc rất ít lỗi về diễn đạt;
b, Về kiến thức:
Chấp nhận những cách kiến giải khác nhau miễn là đảm bảo tính lô gic chặt chẽ, có sức thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý:
– Giới thiệu khái quát về khuynh hướng sử thi của văn học Việt Nam 1945-1975; khẳng định “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi là hai tác phẩm thể hiện rõ nhất đặc điểm cơ bản này của văn học đương thời
– Tuy nhiên, cách thể hiện khuynh hướng sử thi ở mỗi TP mỗi khác:
+ Cùng phản ánh những vấn đề có ý nghĩa sống còn của đất nước, những sự kiện có tính chất lịch sử của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, nhưng ở “RXN”, NTT tái hiện một cách sinh động phong trào cách mạng của dân làng Xô Man như một bức tranh thu nhỏ của cuộc chiến tranh nhân dân gồm đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi hăng hái tham gia đánh giặc tỏa sáng vẻ đẹp của CNAHCMVN. Còn ở “NĐCTGĐ”, NT lại từ truyền thống yêu nước, căm thù giặc, khát khao đánh giặc trả thù nhà, đền nợ nước của một dòng sông gia đình truyền thống góp phần làm nổi bật gương mặt chung của đất nước, dân tộc, tỏa sáng truyền thống yêu nước có tự ngàn xưa của người Việt.
+ Nhân vật chính trong các TP đều là tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của toàn dân tộc: nồng nàn yêu nước; sục sôi lòng căm thù giặc; hiên ngang bất khuất trước quân thù; sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì quê hương, đất nước, vì những người ruột thịt, thân yêu; lạc quan, tin tưởng vào tương lai, nhưng mỗi nhà văn có cách XD nhân vật riêng. Cụ Mết, Tnú, Mai, Dít (RXN) kết tinh vẻ đẹp của mọi tầng lớp, lứa tuổi người dân làng XM; ba, má, chú Năm và chị em Chiến Việt (NĐCTGĐ) là những con người đại diện cho các thế hệ của dòng sông gia đình truyền thống.
+ Giọng điệu bao trùm trong 2 TP là giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ, hào hùng, nhưng lờiv kể và giọng kể ở mỗi TP mỗi khác: Lời kể và giọng kể của cụ Mết về cuộc đời, kỳ tích của Tnú và cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man trong không khí vừa dân dã, vừa thiêng liêng bên ánh lửa xà nu tại nhà ưng (RXN) rất gần với lối kể “khan Đăm San” của đồng bào Tây Nguyên; cảm nhận của Việt lúc bị thương về âm thanh tiếng súng đồng đội và dòng hồi ức của anh về ngày thanh niên tranh nhau đăng kí tòng quân (NĐCTGĐ) ngợi ca tình đồng chí, đồng đội keo sơn, gắn bó và không khí sục sôi của ngày hội non sông, “cả nước lên đường” ra trận…
– Nguyên nhân của sự khác biệt: Do đối tượng phản ánh và phong cách nghệ thuật của nhà văn quy định (…).
– Mặc dù có những nét khác nhau trong cách thể hiện khuynh hướng sử thi, nhưng cả hai tác phẩm trên đều góp phần làm nổi bật không khí lịch sử một thời đau thương mà anh dũng của dân tộc.
* Cách cho điểm:
– Điểm 6- 7: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có thể còn vài sai sót về diễn đạt
– Điểm 4 – 5: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên: Phân tích được nét riêng trong cách thể hiện cảm hứng sử thi ở hai tác phẩm nhưng chưa đầy đủ ( 2/3 ý), hoặc chưa lí giải rõ nguyên nhân, ý nghĩa của sự khác nhau trong cách thể hiện của mỗi nhà văn. Bố cục rõ ràng, lập luận tương đối chặt chẽ, còn mắc một số lỗi về diễn đạt.
– Điểm 2-3: Chưa làm rõ được nét riêng trong cách thể hiện cảm hứng sử thi ở hai tác phẩm, chưa lí giải được nguyên nhân, ý nghĩa của sự khác nhau trong cách thể hiện của mỗi nhà văn. Bố cục chưa rõ ràng, lập luận chưa chặt chẽ, còn mắc khá nhiều lỗi về diễn đạt.
– Điểm 1: Chưa hiểu đề, sai lạc kiến thức, mắc rất nhiều lỗi về diễn đạt.
– Điểm 0: không làm bài hoặc hoàn toàn lạc đề.

Tài liệu sưu tầm

Xem thêm :

  1. Giáo án Ngữ văn 10
  2. Giáo án Ngữ văn 11
  3. Giáo án Ngữ văn 12

Bài viết gợi ý: