Đề 1:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

TỤNG GIÁ HOÀN KINH SƯ ( Trần Quang Khải)

Phiên âm

Đoạt sóc Chương Dương độ

Cầm Hồ Hàm Tử quan

Thái bình tu trí lực

Vạn cổ thử giang san

Dịch thơ

Chương Dương cướp giáo giặc

Hàm Tử bắt quân thù

Thái bình nên gắng sức

Non nước ấy nghìn thu

( Phò giá về kinh- Bản dịch của Trần Trọng Kim)

1/ Nêu thể thơ của văn bản ?

2/ Chữ Đoạt, Cầm trong bản phiên âm thuộc từ loại gì ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của các từ loại đó trong văn bản ?

3/ Câu thơ Thái bình nên gắng sức/Non nước ấy nghìn thu, tác giả đưa ra lời khuyên gì ?

4/ Qua văn bản, viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về bài học không được ngủ yên trong chiến thắng.

Trả lời:

1/ Thể thơ của văn bản: Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật

2/ Chữ Đoạt, Cầm trong bản phiên âm thuộc từ loại động từ.

Hiệu quả nghệ thuật của các từ loại đó trong văn bản: Ca ngợi sức mạnh của quân đội nhà Trần với những chiến công vang dội trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên

3/Câu thơ Thái bình nên gắng sức/Non nước ấy nghìn thu, tác giả đưa ra lời khuyên : Việc giữ gìn thái bình không phải là của riêng ai mà của tất cả mọi người dân Đại Việt. Nền thái bình chỉ có thể trường tồn trên nền tảng đoàn kết dân tộc. Cả dân tộc hết sức mình để bảo vệ thành quả của công cuộc kháng chiến thắng lợi. Như thế, đất nước sẽ tồn tại, phát triển lâu bền.

4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :

-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;

-Nội dung: từ bài học lịch sử rút ra qua 2 câu thơ cuối, thí sinh suy nghĩ về bài học không được ngủ yên trong chiến thắng. Giải thích ngủ yên trong chiến thắng là gì ? Hậu quả ? Nguyên nhân ? Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.

Bài viết gợi ý: