Đề đọc hiểu về bài Chuyện trò Cao Huy Thuần
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Đọc, trong nghĩa đó là một trò chơi. Nơi mỗi người đọc có ba nhân vật chồng lên nhau, tác động lên nhau. Một là người đọc bằng xương bằng thịt, hai chân đụng đất, vẫn còn ý thức liên hệ với thế giới bên ngoài. Hai là, người đọc bị lôi cuốn, đang ngao du trong thế giới tưởng tượng của cảm xúc. Đó là người đang chơi. Ba là, người đọc suy tư, đưa vào trò chơi sự chú ý, sự suy nghĩ, sự phán đoán của tri thức. Đó là phút giây của trí tuệ có khả năng đưa người đọc lùi ra khỏi bài văn, mở một khoảng cách để diễn dịch. Người đọc vẫn ý thức rằng mình đang chơi nhưng biết phán đoán. Ba tay chơi là một trong việc đọc, chơi với nhau một trò chơi tinh tế khiến người đọc vừa bị lôi cuốn vừa biết dừng lại, vừa tham dự vừa cách biệt với bài văn. Tư thế của người đọc văn là vậy: tham dự và cách biệt qua lại không đứt quãng.”
(Trích “Chuyện trò” – Cao Huy Thuần, NXB Trẻ, 2013)
1. Xác định thao tác lập luận chính trong đoạn văn? (0.25 điểm)
2. Đoạn văn được viết theo kiểu nào? (0.25 điểm)
3. Nêu nội dung chính của văn bản? (0.5 điểm)
4. Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0.5điểm)
Đáp án
ĐỌC HIỂU (3 điểm)
1. Xác định thao tác lập luận chính trong đoạn văn: Phân tích
– Điểm 0.25: Xác định đúng thao tác lập luận
– Điểm 0: Xác định sai hoặc không trả lời
2. Đoạn văn được viết theo kiểu: Diễn dịch
– Điểm 0.25: Xác định đúng như đáp án
– Điểm 0: Xác định sai hoặc không trả lời
3. Nêu nội dung chính của văn bản: Cách đọc, tư thế của một người đọc văn thật sự.
– Điểm 0.5 điểm: Trả lời đúng đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đồng, hợp lí, thuyết phục
– Điểm 0.25 điểm: Trả lời được một phần đáp án (cách đọc/tư thế người đọc văn) hoặc trả lời chung chung, chép lại ý trong văn bản.
– Điểm 0: Xác định sai hoặc không trả lời
4. Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ: Phong cách ngôn ngữ khoa học.
– Điểm 0.5điểm: Xác định đúng phong cách ngôn ngữ
– Điểm 0: Xác định sai hoặc không trả lời
Xem thêm :Tuyển tập bộ đề đọc hiểu ôn thi THPT Quốc gia ngữ văn

Bài viết gợi ý: