Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?”
- Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? của ai?
- Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nào?
- Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
- Xác định thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn và nêu hiệu quả nghệ thuật của các thành ngữ đó .
- “Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Bà lão hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự” Đó là cơ sự gì?Giải thích vì sao bà lão lại khóc?
- Dấu ba chấm (…) trong câu văn Còn mình thì… có ý nghĩa gì?
- Qua đoạn văn, em hiểu gì về bà lão?
- Từ văn bản, viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tình mẫu tử.
Đáp án :
- Trích Vợ nhặt – Kim Lân
- Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn: biểu cảm, tự sự.
- Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản diễn tả tâm trạng bà cụ Tứ khi biết con trai (nhân vật Tràng ) dẫn người đàn bà xa lạ về
- Các thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn
+Dựng vợ gả chồng
+Sinh con đẻ cái
+Ăn nên làm nổi.
Các thành ngữ dân gian quen thuộc trong lời ăn tiếng nói nhân dân được sử dụng một cách sáng tạo, qua đó dòng tâm tư của người kể hòa vào với dòng suy nghĩ của nhân vật bà cụ Tứ; suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật trở nên thật gần gũi, được thể hiện rất tự nhiên; nỗi lòng, tâm trạng của người mẹ thương con được diễn tả thật chân thực.
5..Bà lão hiểu rằng :
+Bà phải dựng vợ gả chồng cho con vào lúc trong nhà đang khốn khó, phải đối diện với nạn đói khủng khiếp
+Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không
->>bà khóc vì lo lắng, thương con, tủi phận mình
6. Ý nghĩa : Thể hiện sự đứt đoạn trong lời độc thoại nội tâm của nhân vật bà cụ Tứ khi bà so sánh giữa người ta với mình. Dấu chấm còn có tác dụng :Tách biệt giữa dòng suy nghĩ của bà cụ với câu văn miêu tả Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt
7. Bà cụ là người mẹ thương con , giàu lòng nhân ái. Tấm lòng của bà cụ Tứ thật cao cả và thiêng liêng.
8. Học sinh có thể tham khảo các ý chính sau:
(Tài liệu sưu tầm )
Xem thêm :Tuyển tập bộ đề đọc hiểu ôn thi THPT Quốc gia ngữ văn
Tuyển tập đề thi và những bài văn hay về vợ nhặt