Đề 1:

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

Ngày xưa, có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Hai chị em suýt soát tuổi nhaụ Tấm là con vợ cả. Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã chết từ hồi Tấm còn bé. Sau đó mấy năm thì cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám. Dì ghẻ là người rất cay nghiệt. Hằng ngày, Tấm phải làm lụng luôn canh, hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai,vớt bèo; đêm lại còn xay lúa giã gạo mà không hết việc. Trong khi đó thì Cám được mẹ nuông chiều, được ăn trắng mặc trơn, suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không phải làm việc nặng.

( Trích Tấm Cám, Trang 65, SGK Ngữ văn 10,Tập I, NXBGD 2006)

1/ Nêu ý chính của văn bản trên ?

2/ Các từ ngữ chăn trâu, gánh nước, thái khoai,vớt bèo; xay lúa giã gạo đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào khi kể về nhân vật Tấm?

3/ Xác định thành ngữ dân gian trong văn bản? Nêu ý nghĩa của việc sử dụng thành ngữ đó?

4/ Xác định biện pháp nghệ thuật đối lập trong văn bản? Qua đó, nhân dân tỏ thái độ, tình cảm gì với nhân vật Tấm và Cám?

Trả lời:

1/ Văn bản trên có nội dung giới thiệu về nhân vật Tấm và Cám.

2/ Các từ ngữ chăn trâu, gánh nước, thái khoai, vớt bèo; xay lúa giã gạo đạt hiệu quả nghệ thuật: Thông qua cách liệt kê hàng loạt công việc mà Tấm phải làm, tác giả dân gian thể hiện những vất vả mà Tấm phải gánh chịu khi phải sống trong cảnh mẹ ghẻ-con chồng.

3/ Thành ngữ dân gian trong văn bản là ăn trắng mặc trơn. Ý nghĩa của việc sử dụng thành ngữ đó: gợi cuộc sống sung sướng mà nhàn hạ, không phải làm gì hoặc không phải làm việc vất vả của nhân vật Cám.

4/ Biện pháp nghệ thuật đối lập trong văn bản: Tấm phải làm lụng luôn canh, hết chăn trâu, gánh nước…..mà không hết việc đối lập với Cám được mẹ nuông chiều, được ăn trắng mặc trơn, suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không phải làm việc nặng.

Qua đó, nhân dân tỏ tình cảm thương yêu, ca ngợi đức tính chăm chỉ, siêng năng với nhân vật Tấm và thái độ phê phán, không đồng tình với sự lười biếng của nhân vật Cám.

Đề 2:

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

Một hôm người dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng bắt con tôm cái tép. Mụ ta hứa hẹn: “Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ”.

Ra đồng, Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa cá vừa tép. Còn Cám thì đủng đỉnh dạo hết ruộng nọ sang ruộng kia, mãi đến chiều vẫn không được gì.

Thấy Tấm bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị :

– Chị Tấm ơi, chị Tấm ! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về dì mắng.

Tin là thật, Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Cám thừa dịp, trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình, rồi ba chân bốn cẳng về trước. Lúc Tấm bước lên chỉ còn giỏ không, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc hu hu.

( Trích Tấm Cám, Trang 66, SGK Ngữ văn 10,Tập I, NXBGD 2006)

1/ Văn bản trên kể về sự việc gì?

2/ Chi tiết cái yếm đỏ có ý nghĩa gì ?

3/ Xác định thành ngữ dân gian trong văn bản? Nêu ý nghĩa của việc sử dụng thành ngữ đó?

4/ Viết bài văn ngắn (khoảng 400 từ ) bày tỏ suy nghĩ về đức tính chăm chỉ .

Trả lời:

1/ Văn bản trên kể về sự việc:

  • Mụ dì ghẻ treo giải thưởng cái yếm đỏ nếu Tấm hoặc Cám bắt nhiều tôm tép hơn.
  • Tấm bắt nhiều tép nhưng bị Cám lừa nên mất giỏ tép đành ngồi khóc.
  • 2/ Chi tiết cái yếm đỏ : đối với các cô gái trẻ ở làng quê xưa, cái yếm đỏ là vật mơ ước của tuổi thanh xuân. Ở đây, nó có ý nghĩa như cái mồi mà mụ dì ghẻ đưa ra để nhử Tấm, nhằm bóc lột sức lao động của đứa con chồng, để đứa con riêng của mụ lừa tấm lấy hết giỏ tép. Từ đây, mâu thuẫn bắt đầu xuất hiện.

    3/ Thành ngữ dân gian trong văn bản là mò cua bắt ốc: chỉ cuộc sống vất vả của Tấm ; ba chân bốn cẳng gợi hành động đi rất vội, rất nhanh của Cám sau khi đã lừa dối và lấy hết giỏ tép của Tấm .

    4/ Bài văn ngắn (khoảng 400 từ ) bày tỏ suy nghĩ về đức tính chăm chỉ.

    I/ Mở bài: Nêu ý có liên quan ( nhân vật Tấm chăm chỉ, siêng năng qua văn bản) để dẫn vào vấn đề (đức tính chăm chỉ) và nhận định đức tính chăm chỉ có nhiều tác dụng.
    II/ Thân bài :
    1/ Giải thích :

    -“Đức tính chăm chỉ” là cần cù, siêng năng học tập, lao động, không bê trễ trong công việc, luôn hoàn thành công việc.

    – Ví dụ : học sinh thuộc bài, làm đầy đủ bài tập..

    2/ Bàn luận :

    a/Phân tích tác dụng của đức tính chăm chỉ :

    – Trong cuộc sống, con người phải làm việc. Mỗi người đều có công việc. Việc gì cũng phải bỏ công sức.

    – Với học sinh, chăm chỉ sẽ có kết quả học tập tốt, được lên lớp, đáp lại công lao của cha mẹ, thầy cô.

    – Với mọi người, chăm chỉ sẽ hoàn thành được công việc, thành công trong cuộc sống, có người trở nên nổi tiếng.

    – Chăm chỉ là đức tính tốt. Người chăm chỉ được quý trọng, được giúp đỡ..

    b/ Phê phán :

    Kẻ lười biếng, dựa dẫm, có khi trở thành gian dối, trộm cắp…không thể thành công.

    3/ Bài học nhận thức và hành động :

    – Nhận thức chăm chỉ là đức tính tốt, cầm phải chăm chỉ trong bất kì công việc gì

    – Mọi người phải rèn luyện tính chăm chỉ, có kế hoạch làm việc và hoàn thành kế hoạch.

    – Học sinh phải chăm chỉ học tập

    III. Kết bài : Đức tính chăm chỉ có nhiều tác dụng. Học sinh THPT cần chăm chỉ học tập và rèn luyện.

    Bài viết gợi ý: