ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2017 – 2018

Môn: Ngữ văn – Lớp 10 (CTC)

(Thời gian làm bài: 90 phút)

I – MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA

Đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức – kĩ năng của học sinh khối 10 THPT đối với môn Ngữ Văn 10

– Bài kiểm tra học kỳ II được biên soạn nhằm kiểm tra, đánh giá năng lực của học sinh trong chương trình Ngữ văn lớp 10 học kỳ II, cụ thể như sau:

+ Năng lực đọc hiểu các văn bản.

+ Năng lực tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

– Qua đó, điều chỉnh cách học của học sinh và cách dạy của GV cho phù hợp với thực tế.

II – HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA

Tự luận

Thời gian: 90 phút

III – THIẾT LẬP MA TRẬN

Mức độ

Chủ đề

Nhận biếtThông hiểuVận dụng Vận dung caoTổng
TLTLTLTL
I. Đọc – hiểu

– Ngữ liệu: Văn bản nghệ thuật ngoài chương trình SGK

– Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu:

+ một đoạn trích hoặc 01 văn bản hoàn chỉnh

+ Độ dài khoảng 150-200 chữ

Nhận diện phương thức biểu đạt/ phong cách ngôn ngữ của văn bản.

– Nêu nội dung chính của văn bản.

– Phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ trong văn bản.

– Nhận xét, đánh giá về một vấn đề, thể hiện quan điểm đặt ra trong văn bản.

– Rút ra bài học về tư tưởng/nhận thức

Số câu1 2 1 4
Điểm0.5 (5%) 1.5 (15%) 1.0 (10%) 3.0 (30%)
II. Tạo lập văn bản

Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học trung đại Việt Nam đã học trong học kì II, lớp 10.

Viết bài văn nghị luận văn học
Số câu 11
Điểm 7.0 (70%)7.0 (70%)
Tổng cộng1

(0.5 – 5%)

2

(1,5 – 15%)

1

(1.0 – 10%)

1

(7.0 –70%)

5câu=10điểm (100%)

V – BIÊN SOẠN ĐỀ THI:

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2017 – 2018

Môn: Ngữ văn – Lớp 10 (CTC)

(Thời gian làm bài: 90 phút)

I – ĐỌC – HIỂU (3 điểm):

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

NƠI DỰA

Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia ?

Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào.

Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.

Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.

Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.

Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?

Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.

Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh bước từng bước run rẩy.

Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.

Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.

(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983, tr.126)

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2(0.75 điểm): Nêu nội dung chính của văn bản.

Câu 3(0.75 điểm): Phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép lặp cú pháp được sử dụng trong bài thơ trên.

Câu 4 (1.0 điểm): Từ bài thơ, anh/chị trình bày suy nghĩ của mình về nơi dựa của mỗi người trong cuộc sống

II – LÀM VĂN (7 điểm):

“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước

Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen

Ngoài rèm thước chẳng mách tin

Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?

Đèn có biết dường bằng chẳng biết

Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi

Buồn rầu chẳng nói nên lời

Hoa đèn kia với bóng người khá thương

Gà eo óc gáy sương năm trống

Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên

Khắc giờ đằng đẵng như niên

Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa

Hương gượng đốt hồn đà mê mải

Gương gượng soi lệ lại châu chan

Sắt cầm gượng gảy ngón đàn

Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng…”

(Trích Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn)

Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trên. Từ đó anh/chị suy nghĩ gì về thân phận người phụ nữ trong thời kì chiến tranh phong kiến.

…………………………..HẾT………………………

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2017 – 2018

Môn: Ngữ văn – Lớp: 10 (CTC)

(Thời gian làm bài: 90 phút)

A – HƯỚNG DẪN CHUNG

  1. Giám khảo cần chấm kĩ để đánh giá đầy đủ, chính xác kiến thức và kỹ năng trong bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm; vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết sáng tạo, giàu cảm xúc.
  2. Yêu cầu chung:

– Phần đọc hiểu: Trả lời ngắn gọn, đúng vấn đề.

– Phần làm văn:

+ Biết viết một đoạn văn nghị luận xã hội theo chủ đề cho sẵn và một bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học.

+ Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, thuyết phục.

+ Hành văn trôi chảy, không mắc các lỗi về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp…

  1. Lưu ý:

– Bài làm của học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, miễn là đảm bảo những ý cơ bản.

– Bài viết mắc quá nhiều lỗi về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp, hành văn…thì dù có ý cũng không cho quá nửa số điểm của mỗi câu tương ứng.

B – HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

CâuYêu cầu cần đạtĐiểm

I – ĐỌC – HIỂU3.0
Câu 1 (0.5 điểm):

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

0.5
Câu 2(0.75 điểm)

Nội dung chính của bài thơ: Nơi dựa của mỗi người trong cuộc đời chính là nơi dựa tinh thần, nơi con người tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc và ý nghĩa của cuộc sống.

0.75
Câu 3(0.75 điểm): Phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép lặp cú pháp được sử dụng trong bài thơ trên.

– Phép lặp cú pháp: câu mở đầu và câu kết của 2 đoạn thơ có cấu trúc giống nhau.

– Hiệu quả nghệ thuật:

+ Tạo nên sự cân xứng, hài hòa, nhịp nhàng giữa 2 đoạn thơ.

+ Góp phần khẳng định, nhấn mạnh nội dung của bài thơ.

0.75
Câu 4 (1.0 điểm): Từ bài thơ, anh/chị trình bày suy nghĩ của mình về nơi dựa của mỗi người trong cuộc sống

HS trình bày ngắn gọn suy nghĩ cá nhân theo nhiều cách, có thể tham khảo các ý sau:

– Nơi dựa có thể là về vật chất cũng có thể về tinh thần.

– Nơi dựa có thể chỉ là những con người yếu đuối, già nua nhưng lại trở thành điểm tựa sức mạnh tinh thần to lớn đối với những người khác đi qua giông bão cuộc đời

1.0

II – LÀM VĂN7.0
Diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ7.0
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm đoạn trích; Thân bài triển khai được các luận điểm thể hiện cảm nhận về đoạn trích; kết bài khái quát được nội dung, nghệ thuật nghị luận về đoạn trích. Đảm baỏ chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.0.5
b. Triển khai các luận điểm nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng:5.5

Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách khác nhau nhưng về cơ bản cần đảm bảo các yêu cầu sau:

1. Giới thiệu tác giả, dịch giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích.

0.5

2. Nỗi cô đơn, lẻ bóng của người chinh phụ (8 câu đầu)

– Động tác, cử chỉ lặp đi lặp lại:

+ Nàng bước đi từng bước nặng nề mỏi mệt giữa hiên nhà thanh vắng (Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước).

+ Rủ rèm rồi lại cuốn rèm như để chờ đợi một tin tốt lành báo người chồng sắp về mà không có một tin tức nào.

=> Diễn tả cô đơn, lẻ loi, sự tù túng, bế tắc của người chinh phụ.

– Thể hiện qua sự đối bóng giữa người chinh phụ với ngọn đèn khuya. Hình ảnh một mình nàng với ngọn đèn trong phòng đã cực tả tình cảnh lẻ loi, cô đơn của người chinh phụ

– Câu hỏi tu từ (đèn biết chăng) đã diễn tả nỗi cô đơn, khắc khoải, day dứt không yên trong tâm hồn người chinh phụ. Với câu hỏi này, tâm trạng của nhân vật trữ tình đã chuyển giọng tự nhiên từ lời kể bên ngoài thành lời độc thoại nội tâm da diết, ngậm ngùi.

2.0
3. Nỗi sầu muộn triền miên của người chinh phụ (8 câu tiếp theo)

– Tả ngoại cảnh để bộc lộ tâm trạng:

+ Tiếng gà gáy eo óc báo hiệu canh năm càng làm tăng thêm ấn tượng về sự vắng vẻ, tịch mịch, chứng tỏ rằng người vợ trẻ xa chồng cô đơn, sầu muộn, đã thao thức suốt đêm.

+ Bóng cây hoè trong đêm gợi cảm giác hoang vắng, cô đơn đáng sợ.

– Nỗi sầu muộn còn được thể hiện qua cảm nhận về thời gian tâm lý: người chinh phụ như đếm từng bước thời gian nặng nề trôi mà cảm nhận một khắc giờ cũng đằng đẳng như niên.

– Hình ảnh so sánh (như niên, tựa miền biển xa) và các từ láy (đằng đẳng, dằng dặc) đã cụ thể hoá mối sầu triền miên, vô tận theo ngày tháng và mênh mông, vời vợi trong lòng người chinh phụ.

– Tả những hành động diễn ra trong phòng:

+ Gượng đốt hương để tìm sự thanh thản song tâm hồn lại chìm đắm trong miên man, mơ màng.

+ Gượng soi gương để trang điểm song nước mắt cứ đầm đìa.

+ Gượng gảy đàn cầm đàn sắt – những nhạc cụ gợi đến sự gắn bó lứa đôi – thì dây đàn bị chùng hoặc đứt báo hiệu điểm gở, sự không hay trong tình vợ chồng.

=> Như vậy, để giải toả nỗi sầu, nàng cố tìm đến những thú vui như: soi gương, đốt hương, gảy đàn nhưng làm việc gì cũng miễn cưỡng, gượng gạo. Sầu chẳng những không vơi mà còn nặng nề hơn. Ba từ gượng trở đi trở lại ba lần nhấn mạnh những cố gắng tuyệt vọng của người chinh phụ.

2.0
4. Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong chiến tranh thời kì phong kiến: HS tự do bày tỏ suy nghĩ cá nhân, có thể thể hiện các ý sau:

– Đồng cảm, xót thương với thân phận người phụ nữ

– Bày tỏ thái độ phản đối chiến tranh phi nghĩa

1.0
c. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ kiến giải mới mẻ về nội dung hoặc nghệ thuật đoạn trích0.5
Tổng điểm10.0

Ghi chú: Hướng dẫn chấm gồm có 02trang.

Bài viết gợi ý: