TUẦN 28
TIẾT KHDH: Ngày soạn:
Ngày giảng:
SỐ PHẬN CON NGƯỜI
(Sô-lô-khốp)
Mục tiêu:
1.Kiến thức
– Chiến tranh, số phận con người và nghị lực vượt qua số phận.
– Chủ nghĩa nhân đạo cao cả thể hiện ở cách nhìn chiến tranh một cách toàn diện, chân thật.
– Đắc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và phân tích tâm trạng nhân vật.
2.Kĩ năng
Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại ( văn bản tự sự, truyện dịch )
3.Thái độ: Biết nhận thức được ý nghĩa và giá trị văn hóa mà truyệnnước ngoài đem lại. Có ý thức tìm tòi về thể loại, từ ngữ, hình ảnh trong truyện ngắn nước ngoài. Cảm phục và yêu mến những con người biết vượt lên số phận.
- Xác định nội dung trọng tâm của bài
– Hiểu được sự thật khốc liệt của chiến tranh và bản lĩnh vượt lên trên số phận của người lính Xô viết thời hậu chiến ;
– Nắm được nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và xây dựng hình tượng nhân vật của truyện ngắn Sô – lô – khốp.
- Định hướng phát triển năng lực:
a/Năng lực chung:
-Năng lực làm chủ và phát triển bản thân:
+ Năng lực tự học: tìm đọc toàn bộ tác phẩm; tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Sô-lô-khốp; có kế hoạch tìm hiểu bài học, tra cứu tài liệu; nhận ra và điều chỉnh sai sót trong quá trình học.
+ Năng lực giải quyết vấn đề: Phát hiện và phân tích được tình huống có vấn đề chiến tranh và thân phận con người, ý chí nghị lực để con người vượt lên trong cuộc sống. Xác định và tìm hiểu các chi tiết liên quan đến vấn đề, khái quát ý nghĩa các chi tiết đó.
+ Năng lực sáng tạo: Hình thành ý tưởng mới, đề xuất các giải pháp thực hiện ý tưởng chú ý sáng tạo trong việc tóm tắt toàn bộ nội dung tác phẩm và đoạn trích bằng sơ đồ tư duy.
+ Năng lực tự quản bản thân: Làm chủ được cảm xúc của bản thân, biết học tập độc lập và có kế hoạch, thường xuyên tự đánh giá, điều chỉnh bản thân nhất là rèn luyện kĩ năng trong quá trình thuyết trình bài học.
-Năng lực xã hội:
+ Năng lực giao tiếp:Qua cuộc gặp gỡ giữa An-đrây và bé Va-ri-a chú ý đến ngôn ngữ giao tiếp, thái độ, mục đích. Từ đó, có thể rút ra vẻ đẹp chính của các nhân vật, thân phận và ý chí nghị lực con người có thể vượt lên cuộc sống.
+ Năng lực hợp tác: Chủ động gương mẫu hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp ý điều chỉnh, thúc đẩy hoạt động chung; chia sẻ, khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
-Năng lực công cụ:
+ Năng lực tính toán:Biết sử dụng một số yếu tố của logic hình thức để lập luận và diễn đạt ý tưởng.
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Nghe và hiểu được nội dung tác phẩm, nói hay trình bày vấn đề lưu loát, đúng ngữ điệu, hình thành kĩ năng viết bài.
+ Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin: Sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ trong quá trình học tập đạt hiệu quả cao
b/Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực thẩm mỹ: biết rung động trước những vẻ đẹp phẩm chất, tính cách của Xô-cô-lốp và bé Va-ri-a trong tác phẩm qua ngôn ngữ nghệ thuật; Nhận ra những giá trị thẩm mĩ được thể hiện qua hai nhân vật trongSố phận con người. Từ đó, cảm nhận được những giá trị tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật của Sô-lô-khốpthể hiện qua tác phẩm; Hình thành, nâng cao cảm xúc, thế giới quan thẩm mĩ cho bản thân qua việc tiếp nhận tác phẩm.
- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN (GV) VÀ HỌC SINH (HS)
2.1. Chuẩn bị của GV:
– Phương pháp và và kĩ thuật dạy học: đọc sáng tạo, nghiên cứu tái hiện, kết hợp phương pháp gợi tìm và biện pháp đặt câu hỏi.
– Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, nhóm, lớp.
– Phương tiện thiết bị dạy học : Sách giáo khoa, SGV, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
2.2. Chuẩn bị của HS:
– Soạn bài và chuẩn bị các nội dung trao đổi thảo luận, câu hỏi.
– Sách giáo khoa, bảng phụ…
– HS đọc hết toàn tác phẩm, chuẩn bị bài theo câu hỏi.
*Các nhóm chuẩn bị bài:
+ Nhóm 1, 2:
+ Nhóm 3,4:
+ Nhóm 5,6:
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ:
- Bài mới:
- KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
Hoạt động của Thầy và trò | Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt, năng lực cần phát triển |
– GV giao nhiệm vụ: +Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh (CNTT) +Chuẩn bị bảng lắp ghép hoặc trò chơi. * HS: + Nhìn hình đoán tác giả Sô-lô-khôp + Lắp ghép tác phẩm với tác giả + Chiếu một đoạn trong phim Số phận con người; – HS thực hiện nhiệm vụ: – HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Từ đó, giáo viên giới thiệu bài học. | – Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
– Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ. – Có thái độ tích cực, hứng thú. |
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC( 30 phút)
Nội dung cần đạt | Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Năng lực cần hình thành |
Hoạt động 1: Tìm- hiểu chung | |||
I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả. – Mi-khai-in Sô-lô-khốp (1905 – 1984), nhà văn Nga Xô viết, Giải Nô-ben văn học năm 1965; được coi là một trong những nhà văn lớn nhất của thế kỉ XX.
b) Sự nghiệp – Tác phẩm tiêu biểu: (SGK) – Nội dung: Thể hiện cách nhìn chân thật về cuộc sống và chiến tranh, trăn trở về số phận đất nước, dân tộc cũng như về số phận cá nhân con người. – Nghệ thuật: Viết đúng sự thật, chất bi và chất hùng, chất sử thi và tâm lý kết hợp nhuần nhuyễn -> Là nhà văn Nga lỗi lạc làm rạng rỡ nền văn học Nga Xô Viết, đứng vào hàng ngũ những nhà văn lớn nhất thế kỉ XX.
2. Tác phẩm “Số phận con người” a) Hoàn cảnh sáng tác – Bối cảnh : Bầu không khí xã hội tràn đầy tinh thần dân chủ; văn học Nga và văn học thế giới rộ lên xu hướng tìm hiểu số phận con người. b. Xuất xứ: – Số phận con người được đăng trên hai số báo sự thật ngày 31.12.1956 và 1.1.1957 tại Matxcova. – Về sau, truyện in trong tập Truyện sông Đông.
c. Tóm tắt. – Nhân vật trung tâm: Xô-cô-lốp và Va-ni-a 3. Đoạn trích: – Vị trí: chương 3 và phần kết truyện (Thuộc phần cuối truyện kể về quãng đời sau chiến tranh của sô-cô-lốp). – Nội dung: kể về số phận con người sau chiến tranh và sự vượt lên số phận – Chia đoạn: 3 đoạn + Đầu …nghịch cát đấy: Cuộc sống của Xô-cô-lốp trước chiến tranh và sau khi giải ngũ + Thường cứ chạy xe xong…đẫm nước mắt: Cuộc sống Xô-cô-lốp sau khi nhận làm con nuôi + Còn lại: Cuộc chia tay giữa nhà văn và Xô-cô-lốp , suy nghĩ của nhà văn II. Đọc – hiểu văn bản.
1/ Chiến tranh và thân phận con người:
a/ Người lính Xô-cô-lốp với những đau đớn về thể xác và tinh thần dường như không thể nào vượt qua nổi: – Đi lính, bị thương, bị đọa đày trong trại tập trung; – Vợ và hai con gái chết vì bom phát xít, con trai cũng đi lính và hi sinh đúng ngày chiến thắng; – Sau chiến tranh, Xô-cô-lốp không biết đi đâu, về đâu. b/ Chú bé Va-ni-a -lang thang, rách rưới, hằng ngày nhặt nhạnh kiếm ăn nơi hàng quán, ban đệm bạ đâu ngủ đó; – cha chết trận, mẹ chết bom, không biết quê hương, không người thân thích. 2/ Nghị lực vượt qua số phận: a) An-đrây gặp bé Va-ri-a – Xô-cô-lốp chấp nhận cuộc sống sau chiến tranh, tự nhận mình là bố Va-ni-a, sung sướng trong tình cảm cha con, chăm lo cho Va-ni-a từng cái ăn, cái mặc, giấc ngủ. – Va-ni-a vô tư và hồn nhiên đón nhận cuộc sống mới trong sự chăm sóc và tình yêu thương của người mà chú bé luôn nghĩ là cha đẻ. b) Tinh thần trách nhiệm cao cả và nghị lực phi thường của Xô-cô-lốp – Khó khăn của Xô-cô-lốp khi nhận bé Va-ri-a làm con trong cuộc sống thường nhật: việc nuôi dưỡng, chăm sóc…, những rủi ro bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra, đặc biệt là việc không thể làm “tổn thương trái tim bé bỏng của Va-ri-a”. Bên cạnh đó là nỗi khổ tâm, dằn vặt của anh về những kí ức… vết thương tâm hồn vẫn đau đớn. – Tác phẩm đề cao chủ nghĩa nhân đạo cao cả, nghị lực phi thường của người lính và nhân dân Xô viết thời hậu chiến: lòng nhân hậu, vị tha, sự gắn kết giữa những cảnh đời bất hạnh, niềm hi vọng vào tương lai. 2. Thái độ của người kể chuyện: – Truyện được xây dựng theo lối truyện lồng trong truyện, có hai người kể là Xô – cô – lốp và tác giả. à Người kể chuyện phải tuân theo cách nói năng, tâm tính, giọng điệu của nhân vật Xô – lô – cốp và trực tiếp bộc lộ tâm trạng. – Người kể chuyện còn trực tiếp miêu tả bối cảnh và thời gian gặp gỡ nhân vật chính, khung cảnh thiên nhiên, chân dung các nhân vật, những ấn tượng và đánh giá về các nhân vật đó. à Tác giả không che giấu tình cảm, sự xúc động trước số phận con người. – Thái độ của người kể còn bộc lộ ở đoạn trữ tình ngoại đề cuối truyện: + Trữ tình ngoại đề: là sự giãi bày cảm xúc, ấ tượng của nhà văn về những gì đã mô tả, phơi bày trước bạn đọc. + “Hai con người … kêu gọi” à Tác giả bày tỏ lòng khâm phục và tin tưởng ở tính cách Nga kiên cường. à Đồng thời cũng xa lạ với lối kết thúc có hậu, tô hồng hiện thực mà báo trước những khó khăn trở ngại mà con người phải vượt qua trên con đường vươn tới tương lai, hạnh phúc. => Trước số phận bi thảm, trớ trêu của con người, tác giả bộc lộ sự đồng cả và lòng nhân hậu của mình. 3. Suy nghĩ về thân phận con người: – Tác giả thể hiện nghị lực kiên cường của Xô – lô – cốp trong cuộc đời thường đầy khó khăn sau chiến tranh. – Hoàn cảnh đau khổ ghê gớm về tinh thần càng làm nổi bật tấm lòng nhân đạo của anh. Trái tim anh rực sáng trong thế giới còn đầy hận thù và đau khổ. à Truyện khám phá và ca ngợi tính cách Nga “con người có ý chí kiên cường” và lòng nhân ái. – Tác giả còn miêu tả con người bình thường với phẩm chất yêu nước tiềm tàng, thầm lặng. – Khi chia tay với hai cha con Xô – lô- lốp, tác giả nghĩ ngay tới “hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng cuả bão tố chiến tranh thổi bạt tới những mền xa lạ” à Sô – lô – khốp nhắc nhở và kêu gọi sự quan tâm của xã hội đối với nhân cách con người và góp tiếng nói lên án chiến tranh phi nghĩa. => Tác giả dũng cảm nói lên sự thật, không sợ màu sẫm và gai góc. Sơ kết: – Bút pháp hiện thực, lời kể cảm động, chi tiết chân thực – Tác giả muốn tố cáo chiến tranh do phát xít gây ra, tạo nên ”một thời đại kinh hoàng cho nhân loại” – Bộc lộ thái độ thương cảm sâu sắc đối với số phận con người- nạn nhân chiến tranh Đó là cách nhìn mới mẻ về chiến tranh. III/ Tổng kết 1) Nghệ thuật: – Miêu tả sâu sắc, tinh tế nội tâm và diễn biến tâm trạng nhân vật. – Lời kể chuyện giản dị, sinh động, giàu sức hấp dẫn và lôi cuốn. – Nhiều đoạn trữ tình ngoại đề gây xúc động mạnh cho người đọc. 2) Ý nghĩa văn bản: Con người bằng ý chí và nghị lực, lòng nhân ái và niềm tin vào tương lai, cần và có thể vượt qua những mất mát do chiến tranh và bi kịch của số phận. | Thao tác 1: Tìm hiểu tác giả-tác phẩm – GV hướng dẫn HS đọc Tiểu dẫn (SGK), tài liệu tham khảo về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Sô-lô-khốp ở nhà. – GV theo dõi hoạt động của các nhóm – Nhận xét, mở rộng kiến thức -GV chốt ý chính. – Là nhà văn Xô Viết lỗi lạc của Nga, vinh dự nhận giải thưởng nobel văn học năm 1965và nhiều giải thưởng khác. – Sinh ra và lớn lên ở vùng thảo nguyên sông Đông của nước Nga. Cuộc sống của ông gắn bó máu thịt với cảnh vật và con người quê hương trong những bước chuyển mình đau đớn và phức tạp của lịch sử->Tác phẩm thấm đẫm hơi thở và linh hồn của cuộc sống vùng sông Đông. Tiêu biểu như bộ tiuểu thuyết “Sông Đông êm đềm”. – Ông trực tiếp tham gia cuộc chiến tranh vệ quốc nên có điều kiện hiểu biết về cuộc sống của những con người trong và sau chiến tranhcùng với những phẩm chất kiên cường, nhân hậu của họ -> chất liệu, tư liệu sống khiến tác phẩm sinh động, hấp dẫn. Tác phẩm “Số phận con người” đã tạo một bước ngoặt mới trong sáng tác của ông. – Sau chiến tranh: Tham gia nhiều hoạt động xã hội được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lao động Liên Xô
–GV chốt lại ý chính về tác giả.
Thao tác 2: Tìm hiểu về tác phẩm Số phận con người -Nêu hoàn cảnh sáng tác?
-Xuất xứ tác phẩm? -Giá trị tác phẩm? GV: Tác phẩm là cột mốc quan trọng mở ra chân trời mới cho văn học Xô Viết. Truyện có một dung lượng tư tưởng lớn khiến cho có người liệt nó vào loại tiểu anh hùng ca. -HS tóm tắt bằng sơ đồ?
-Nêu vị trí đoạn trích?
-Nội dung chính của đoạn trích? -Bố cục đoạn trích?
Hoạt động 2:Đọc- hiểu văn bản – GV tích hợp kiến thức lịch sử.
–Nhóm 3: trình bày về Phân tích hoàn cảnh và tâm trạng An-đrây trước, trong và sau chiến tranh -GV chốt lại ý chính và bình.
–Nhóm 4:An-đrây đã nhận bé Va-ri-a làm con như thế nào? Điều gì đã khiến anh có quyết định nhanh chóng như vậy? -GV theo dõi hoạt động các nhóm và chốt ý.
-GV giáo dục HS ý thức, tinh thần trách nhiệm và kĩ năng sống.
|
– HS lên bảng trình bày những nét chính về cuộc đời tác giả Sô-lô-khốp. – Các nhóm khác nhận xét, đưa ra câu hỏi phản biện.
– HS lên bảng trình bày những nét chính về sự nghiệp, nội dung và nghệ thuật của tác giả Sô-lô-khốp. – Các nhóm khác nhận xét, đưa ra câu hỏi phản biện.
-HS trả lời
-HS trả lời
-HS trình bày trên bảng phụ đã chuẩn bị trước -HS trả lời
-HS trả lời
– HS lên bảng trình bày những nét chính về cuộc đời tác giả Sô-lô-khốp. – Các nhóm khác nhận xét, đưa ra câu hỏi phản biện
– HS lên bảng trình bày những nét chính về cuộc đời tác giả Sô-lô-khốp. – Các nhóm khác nhận xét, đưa ra câu hỏi phản biện
–
|
-Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra.
-Năng lực giao tiếp tiếng Việt
-Năng lực thẩm mĩ, cảm thụ văn học
-Năng lực làm chủ và phát triển bản thân
-Năng lực hợp tác, làm việc nhóm.
-Năng lực thẩm mĩ, cảm thụ văn học
-Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra
-Năng lực hợp tác, làm việc nhóm.
-Năng lực làm chủ và phát triển bản thân
-Năng lực giải quyết vấn đề |
c.LUYỆN TẬP (Ở nhà)
Hoạt động của GV – HS | Kiến thức cần đạt | Năng lực cần hình thành |
GV giao nhiệm vụ: Phân tích hoàn cảnh đáng thương của con người sau chiến tranh trong đoạn trích Số phận con người
– HS thực hiện nhiệm vụ: – HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
Bài tập 2: Đọc nhiều lần đoạn cuối: “ Hai con người côi cút….trên má anh” để thấy được ý chí và nghị lực , niềm tin ở tương lai của người dân Xô viết sau chiến tranh cũng như bút pháp trữ tình đằm thắm của Sô lô khôp. | Trả lời: – Người lính Xô-cô-lốp: + Niềm vui sướng và niềm hi vọng cuối cùng đã chôn trên đất Đức. + Bước ra khỏi cuộc chiến không biết đi về đâu, đành về tá túc nhờ nhà người bạn và làm nghề lái xe cho nông trường. + Hay uống rượu để dịu bớt nỗi đau. Nhân vật chịu đựng sự đau đớn, mất mát quá lớn, nỗi bất hạnh tột cùng của một kiếp người. Xô-cô-lốp phải sống chung với nỗi cô độc trống vắng hụt hẫng. Biết rượu là món nguy hại mà vẫn cứ uống chứng tỏ nhân vật rơi vào tình cảnh đau buồn bế tắc. Tuy vậy nhân vật vẫn tràn đầy nghị lực. – Bé Va-ni-a. + Cha mẹ không còn + Lang thang vất vưởng, đói rách, ăn xin. + Đôi măt như ngôi sao sáng ngời sau trận mưa đêm. Thân phận mồ côi bơ vơ, lạc loài thật đáng thương nhưng chú bé thật hồn nhiên, trong sáng. Sơ kết: Hai số phận đau thương nghiệt ngã đặt cạnh nhau, bổ sung cho nhau làm rõ những mất mát không gì bù đắp nổi do chiến tranh gây ra. Ý nghĩa tố cáo chiến tranh toát ra từ đây. -HS làm bài | Năng lực giải quyết vấn đề |
- CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS
4.1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức
Nội dung | Nhận biết MĐ1 | Thông hiểu MĐ2 | Vận dụng MĐ3 | Vận dụng cao MĐ4 |
1.Tìm hiểu chung | ||||
2. Đọc-hiểu văn bản |
4.2. Câu hỏi và bài tập củng cố, dặn dò
- a) Nhóm câu hỏi nhận biết
- b) Nhóm câu hỏi thông hiểu
- c) Nhóm câu hỏi vận dụng thấp
- d) Nhóm câu hỏi vận dụng cao
- HƯỚNG DẪN HỌC BÀI VÀ CHUẨN BỊ BÀI MỚI
– Nắm được kiến thức cơ bản của bài học
-Soạn bài: