Ngày soạn: 14/9/2017
Ngày giảng: 18, 20, 21/9/2017
Tiết 9, 10, 11
CHỦ ĐỀ LIÊN MÔN: CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU
Môn GDCD: Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình
Tiết 1: Tình yêu
Môn Ngữ văn: Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ
Mục tiêu bài học
- Kiến thức
– Hiểu được khái niệm tình yêu, thế nào là tình yêu chân chính, nắm được những điều cần tránh trong tình yêu.
– Nắm được thông điệp mà tác giả VHDG gửi gắm trong văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ.
+ Bị kịch nước mất nhà tan và bi kịch tình yêu tan vỡ
+ Bài học lịch sử về cách xử lí đúng đắn mỗi quan hệ giữa riêng và chung, nhà nước với cá nhân…
– Nắm được đặc sắc nghệ thuật văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ: hài hoà giữa cốt lõi lịch sử và tưởng tượng hư cấu.
- Kĩ năng
– Biết vận dụng khái niệm đã học về tình yêu khi phân tích, đánh giá hiện tượng trong cuộc sống, tránh được những quan niệm sai lầm trong tình yêu.
– Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Thái độ
– Dám lên tiếng đấu tranh với quan niệm, cách ứng xử chưa đúng trong tình yêu.
– Biết hướng tới tình yêu đẹp, chân chính, phù hợp thuần phong mĩ tục của dân tộc.
– Rút ra được bài học trong cuộc sống và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc như cảnh giác với kẻ thù, suy nghĩ của bản thân về mối quan hệ giữa hạnh phúc cá nhân riêng tư với quyền lợi của dân tộc, đất nước.
- Định hướng phẩm chất, năng lực cần hình thành
– Phẩm chất: sống yêu thương, sống có trách nhiệm.
– Năng lực: tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, cảm thụ văn học…
Phương pháp dạy học: phát vấn, thuyết trình, thảo luận nhóm, đọc sáng tạo…
Tiến trình bài học
Hoạt động 1: Khởi động (4 phút)
- Ổn định tổ chức (1′)
- Kiểm tra bài cũ (4’/tiết)
– Tiết 1: Phân tích và nêu ý nghĩa cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng?
– Tiết 2: Thế nào là tình yêu, tình yêu chân chính? Trong tình yêu cần phải tránh những điều gì?
– Tiết 3: Phân tích bi kịch tình yêu của Mị Châu – Trọng Thuỷ?
- Bài mới:
Trong đời sống tình cảm cá nhân, tình yêu giữ vị trí đặc biệt. Hãy đọc bài thơ sau và cho biết bài thơ đề cập đến những tình cảm nào?
Nhớ
Ngôi sao nhớ ai mà ngôi sao lấp lánh
Soi sáng đường chiến sĩ giữa đèo may
Ngọn lửa nhớ ai mà hồng đêm lạnh
Sưởi ấm lòng chiến sĩ giữa ngàn mây
Anh yêu em như tình yêu đất nước
Vất vả đau thương sớm tối nhọc nhằn
Anh nhớ em mỗi nẻo đường anh bước
Mỗi tối anh nằm mỗi bữa anh ăn
Ngôi sao trong đêm không bao giờ tắt
Ngọn lửa trong rừng đỏ rực đêm thâu
Chúng ta yêu nhau kiêu hãnh làm người.
(Nhớ – Nguyễn Đình Thi)
HS: Tình yêu đất nước, tình cảm đồng chí, tình yêu đôi lứa.
GV dẫn vào bài: Tình yêu là khái niệm rộng song khuôn khổ bài học ngày hôm nay, cô trò chúng ta chỉ cùng nhau tìm hiểu về tình yêu đôi lứa.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
Hoạt động 2.1. Công dân với tình yêu (33’) GV: Hãy nhận xét quan niệm sau về tình yêu đôi lứa. Từ đó hãy rút ra quan niệm của em về tình yêu? GV treo bảng phụ nêu một số quan niệm về tình yêu. + Tình yêu là chết trong lòng một tí + Tình yêu là tình cảm, rung cảm giữa hai người. +Tình yêu là con dao hai lưỡi có thể hạnh phúc có thể đau khổ. HS: Trả lời GV: Vậy em hiểu thế nào là tình yêu? GV cho HS đọc khái niệm và gạch chân ý chính trong SGK.
* Có nhiều người cho rằng, tình yêu là chuyện riêng của mỗi cá nhân, không liên quan đến xã hội. Em có nhận xét gì về ý kiến đó? HS: Nhận xét và khẳng định đó là quan niệm không đúng. GV: NX, khái quát, chốt kiến thức. GV: Tình yêu là tình cảm sâu sắc, đáng được trân trọng của cá nhân, tuy nhiên đó không chỉ là việc riêng tư của mỗi người. Tình yêu mang tính xã hội và bị chi phối bởi những quan niệm, kinh nghiệm sống của những người yêu nhau. Mặt khác, tình yêu luôn đặt ra những vấn đề mà xã hội quan tâm như hôn nhân, gia đình, dân số, giáo dục, việc làm, nhà ở… Vì thế, xã hội không can thiệp đến tình yêu cá nhân nhưng có trách nhiệm hướng dẫn mọi người có quan niệm đúng đắn về tình yêu, đặc biệt là ở những người bắt đầu bước sang tuổi thanh niên.
GV: Hãy so sánh tình yêu trong xã hội phong kiến và xã hội ngày nay? HS: + Xã hội phong kiến: nam nữ thụ thụ bất tương thân, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử… + Xã hội hiện nay: tự do trong tình yêu, hôn nhân, đẹp đẽ, cao thượng nhưng không phủ nhận vai trò của gia đình. GV: Theo em thế nào là một tình yêu chân chính? HS: Trả lời. GV: NX, BS, Chốt * Biểu hiện của một tình yêu chân chính là gì? HS: Trả lời. GV: NX, BS, Chốt
* GV yêu cầu HS đọc ngữ liệu trong SGK và rút ra những điều cần tránh trong tình yêu đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh THPT? Thảo luận nhóm 4 (4 phút), báo cáo, chia sẻ. Phần 3 đã thể hiện rõ trong SGK, HS tự học và thảo luận với nhau, GV tổng kết lại những kết luận mà HS đã tự rút ra và bổ sung cho hoàn thiện. Tiết 2 Hoạt động 2.2. Hướng dẫn đọc hiểu văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ (38 phút/tiết) Hoạt động 2.2.1. HD tìm hiểu chung (10′) * GV yêu cầu nhắc lại khái niệm truyền thuyết đã được học ở bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam. HS: Trả lời. GV: khái quát, chốt.
* Hãy nêu những đặc trưng của thể loại truyền thuyết? HS: trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung, chốt KT.
* Hãy nêu giá trị của thể loại truyền thuyết đối với văn học? HS: trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung, chốt KT.
* Hãy nêu xuất xứ của văn bản? HS: trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung, chốt KT.
* Trình bày bối cảnh ra đời của tác phẩm? GV gợi ý: chú ý không gian sinh tồn của tác phẩm. HS: trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung, chốt KT. * Nội dung chủ yếu của truyền thuyết Cổ Loa? HS: trả lời GV hướng dẫn HS gạch chân ý chính trong SGK. Hoạt động 2.2.2. HD Đọc văn bản (10′) GV hướng dẫn giọng đọc, đọc mẫu và gọi lần lượt 2-3 HS đọc tiếp đến hết, nhận xét giọng đọc. GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ cốt truyện rồi tóm tắt truyện theo sơ đồ. – Gọi HS đọc phần chú thích và giải thích nghĩa cho HS (nếu cần thiết). * Tìm bố cục của văn bản? Nhận xét về kết cấu? Tóm tắt nội dung từng đoạn. HS: trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung, chốt KT. * Hãy phát biểu chủ đề của văn bản? HS: trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung, chốt KT. Hoạt động 2.2.3. HD đọc hiểu văn bản (18′)
* Mối tình của Mị Châu – Trọng Thuỷ được đặt trong hoàn cảnh nào? HS: trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung, chốt KT. GV đặt chi tiết vào tập tục của người Việt để đánh giá việc TT ở rể.
* Em đánh giá như thế nào về việc Mị Châu cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần? (Câu hỏi 2/SGK) HS: trả lời GV: Nhận xét, bổ sung, chốt KT.
* Sự cả tin của Mị Châu đã dẫn đến kết cục gì?
* Tìm những chi tiết thể hiện kết cục của Mị Châu và nêu ý nghĩa của những chi tiết đó? Thảo luận nhóm lớn (5′), báo cáo, chia sẻ. GV: Nhận xét, bổ sung, chốt kt.
* Trọng Thuỷ đã nhận kết cục như thế nào? HS: trả lời GV khái quát: Trọng Thuỷ trong lúc nguy cấp đã cắt bỏ tình riêng để vì lợi ích quốc gia, mặc dù trong lòng đau xót vô ngần. Chàng vì nước mà phải phụ Mị Châu, chàng đã phải đặt lợi ích dân tộc lên trên. Và khi đã hoàn thành nhiệm vụ thì gấp gáp quay lại tìm người vợ yêu quý của mình. Có gì đau hơn khi Trọng Thuỷ biết trước được sự việc và đã đưa cho Mị Châu chiếc áo lông… * Theo em, tình yêu của Mị Châu – Trọng Thuỷ có phải tình yêu chân chính không? Vì sao? Sử dụng kĩ thuật phát biểu một phút. GV khái quát. * Hình ảnh máu Mị Châu hoá thành ngọc trai, xác thành ngọc thạch thể hiện thái độ của nhân dân như thế nào? HS: Trả lời GV: Trong VHDG, sự hoá thân của các nhân vật đã trở thành mô tuýp quen thuộc, ví dụ như Lí Thông, nàng Tô Thị, nàng Tấm… Mị Châu sau khi chết cũng hoá thân thành ngọc trai, thành ngọc thạch. => Đây là một chút an ủi cho MC, người con gái ngây thơ, trong sáng, vô tình mà đắc tội với non sông chứ nàng không phải là kẻ cố ý hại vua cha, nàng thực sự là người bị lừa dối. GV: Suy nghĩ của em về bài thơ sau: Am Mị Châu thờ bức tượng không đầu Cảnh báo một trái tim khờ dại Thử hỏi nửa thế giới này đang tồn tại Đã yêu rồi ai không giống Mị Châu? (Hạnh Mai)
Tiết 3 * Trọng Thuỷ gây nên sự sụp đổ cơ đồ Âu Lạc và cái chết của Mị Châu. Vậy em hiểu ntn về hình ảnh ngọc trai – giếng nước? Chi tiết đó có phải là khẳng định tình yêu chung thuỷ của TT hay không? Thảo luận nhóm lớn (5′), báo cáo, chia sẻ. GV: Nx, bs, chốt kt.
* Em có nhận xét gì về những hình ảnh đó? HS: trả lời GV: Nx, bs, chốt kt.
* Đâu là cốt lõi lịch sử của truyện? Cốt lõi đó được dân gian thần kì hoá như thế nào? HS: trả lời GV khái quát: “Cốt lõi lịch sử” của truyện là việc An Dương Vương xây thành Cổ Loa và sự thực về sự thất bại của Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà. Cái cốt lõi ấy đã được dân gian làm cho sinh động bằng việc thêm vào nhiều sự việc chi tiết thần kì như chuyện xây thành, chế nỏ; chuyện về cái chết của An Dương Vương và của Mị Châu; chi tiết về ” Ngọc trai – giếng nước”…. Chính việc thêm vào truyện các chi tiết thần kì này đã giúp cho câu chuyện thêm hấp dẫn và sinh động. Nó cũng thể hiện một cái nhìn bao dung của nhân dân ta với các nhân vật lịch sử và với tất cả những gì đã xảy ra.
GV yêu cầu HS rút ra ý nghĩa câu chuyện và rút ra bài học cho bản thân? | A. Công dân với tình yêu 1. Tình yêu là gì?
* Khái niệm: Tình yêu là tình cảm đặc biệt xuất hiện ở nam và nữ khi con người đến độ tuổi trưởng thành. – Sự rung cảm, quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới. – Họ có sự phù hợp về nhiều mặt, làm cho họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó với nhau, tự nguyện sống với nhau và sẵn sàng dâng hiến cho nhau cuộc sống của mình. * Tình yêu mang tính xã hội: xã hội không can thiệp đến tình yêu cá nhân nhưng có trách nhiệm hướng dẫn mọi người có quan niệm đúng đắn về tình yêu, đặc biệt là ở những người bắt đầu bước sang tuổi thanh niên.
2. Thế nào là tình yêu chân chính?
– Là tình yêu trong sáng, lành mạnh, phù hợp với quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội.
– Biểu hiện: + Tình cảm chân thực, quyến luyến, gắn bó. + Quan tâm đến nhau không vụ lợi + Chân thành, tôn trọng lẫn nhau + Sự cảm thông, lòng vị tha 3. Những điều cần tránh trong tình yêu – Yêu đương quá sớm, nhầm lẫn giữa tình bạn và tình yêu. – Yêu một lúc nhiều người, vụ lợi trong tình yêu. – Có quan hệ tình dục trước hôn nhân.
B. Văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ
I. Tìm hiểu chung 1. Thể loại truyền thuyết – Định nghĩa: là tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử phần lớn theo xu hướng lí tưởng hoá, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng; hoặc vừa đề cao vừa phê phán nhân vật lịch sử. – Đặc trưng: + Đề tài: lấy từ lịch sử, thường là những vấn đề có tình chất trọng đại. + Sử dụng nhiều yếu tổ tưởng tượng, hư cấu. + Nhân vật được xây dựng hết sức đơn giản. + Cốt truyện đơn giản, ít tình tiết, được tổ chức theo hướng thắt nút, mở nút. + Gắn với lễ hội dân gian – Giá trị: Phản ánh và lí giải các nhân vật, sự kiện lịch sử, có ảnh hưởng to lớn đến đời sống cộng đồng, gắn với truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc. 2. Văn bản a) Xuất xứ: Trích từ Truyền rùa vàng trong Lĩnh nam trích quái, bộ sưu tập truyện dân gian ra đời cuối TK XV. b) Bối cảnh ra đời: Khu di tích lịch sử Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) -> truyền thuyết có liên hệ chặt chẽ với lịch sử có thể kiểm chứng qua chứng tích vật chất. c) Nội dung: Kể về quá trình xây thành, chế nỏ của ADV dưới sự giúp đỡ của rùa vàng, nguyên nhân mất nước Âu Lạc.
II. Đọc văn bản 1. Đọc – kể, tóm tắt
2. Giải nghĩa từ khó (SGK) 3. Chủ đề: Ca ngợi và khẳng định công lao của ADV trong sự nghiệp giữ nước đồng thời nêu lên bài học cảnh giác và trách nhiệm công dân với đất nước.
III. Đọc hiểu văn bản 1. Câu chuyện tình yêu giữa Mị Châu và Trọng Thuỷ a) Hoàn cảnh – Mị Châu là công chúa nước Âu Lạc. – Triệu Đà xâm chiếm Âu Lạc nhiều lần nhưng thất bại, xin hoà. – ADV đồng ý gả Mị Châu cho Trọng Thuỷ, chấp nhận để Trọng Thuỷ ở rể. – Mị Châu yêu Trọng Thuỷ thật lòng, Trọng Thuỷ lợi dụng làm gián điệp cho cha. => Tình yêu giữa MC và TT đặt trong hoàn cảnh bất thường bởi lịch sử, bởi sự sắp đặt khác với tập tục người Việt, báo hiệu điều chẳng lành. b) Bi kịch tình yêu – Mị Châu chủ quan, tin chồng để TT lấy cắp nỏ thần. – Khi chia tay TT: MC cả tin, đem rắc lông ngỗng làm dấu. – Kết cục: Đất nước rơi vào tay Triệu Đà; cha con trốn chạy. + Kết cục của Mị Châu: ++ Bị rùa vàng kết tội là giặc và bị vua cha chém đầu. => Nhân dân muốn phê phán Mị Châu bằng bản án tử hình vì những lỗi lầm gây tổn hại cho đất nước. Điều này xuất phát từ truyền thống yêu nước thiết tha đối với độc lập, tự do của nhân dân ta. ++ Trước khi chết, Mị Châu thốt lên lời nguyền “Nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha… nhục thù” => mắc tội không do chủ ý mà do vô tình ngây thơ, nhẹ dạ cả tin. ++ Sau khi chết, máu nàng thành ngọc trai, xác thành ngọc thạch. Sự hoá thân không trọn vẹn (phân thân) cho thấy lời nguyền của nàng được linh ứng => Sự bao dung, cảm thông của nhân dân với sự trong trắng, thơ ngây của MC khi phạm tội một cách vô tình. => Lời nhắn nhủ cho thế hệ sau: cần giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tình nhà và nợ nước, giữa cái riêng và cái chung. + Kết cục của Trọng Thuỷ: khi MC chết, đi tìm xác nàng, đau khổ thương tiếc, chết dưới giếng.
2. Hình ảnh ngọc trai, giếng nước – Hình ảnh ngọc trai: lời khẩn của Mị Châu trước khi chết, sự hoá thân kì diệu thể hiện tấm lòng trong sáng của nàng. – Hình ảnh giếng nước: sự hối hận, mong muốn được hoá giải tội lỗi của TT. =>Ngọc rửa dưới giếng nước càng sáng càng đẹp: TT đã tìm được lời hoá giải của MC ở thế giới bên kia. * Ý nghĩa: là chi tiết tiêu biểu, là sự kết thúc duy nhất hợp lí cho số phận của MC và TT. Hình ảnh có giá trị thẩm mĩ cao thể hiện cách ứng xử thấu tình đạt lí của nhân dân: + Nghiêm khắc: TT phải đền tội bằng mạng sống của mình. + Vị tha: để linh hồn TT siêu thoát, cảm thông mối tình éo le của hài người, tha thứ phần nào cho hành động của TT – bề tôi phải trung với vua, con phải nghe lời cha nhưng TT cũng giữ nghĩa vợ chồng. 3. Đặc sắc nghệ thuật – Kết hợp nhuần nhuyễn giữa cốt lõi lịch sử và nghệ thuật hư cấu. – Kết cấu chặt chẽ, xây dựng những tình huống, chi tiết kì ảo có giá trị nghệ thuật cao. – Xây dựng nhân vật truyền thuyết tiêu biểu.
4. Ý nghĩa câu chuyện – Câu chuyện nêu lên bài học lịch sử về giữ nước, về tình thần cảnh giác với kẻ thù cùng cách cư xử đúng đắn mối quan hệ riêng chung với nhà nước và cá nhân. |
Hoạt động 3. Luyện tập, vận dụng (8′)
GV yêu cầu HS báo cáo nội dung đã chuẩn bị trước. HS trình bày, các nhóm chia sẻ. GV chiếu một số câu thơ, ca dao hay viết về tình yêu.
Tích hợp giáo dục KNS: * Theo em nên hay không nên yêu ở lứa tuổi học trò? HS: chia sẻ cá nhân. GV khái quát. | C. Luyện tập, vận dụng 1. Sưu tầm câu thơ, ca dao hay về tình yêu nam nữ. * Yêu, là chết ở trong lòng một ít Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu Cho rât nhiều song nhận chẳng bao nhiêu Người ta phụ hoặc thờ ơ, chẳng biết… * Yêu nhau mấy núi cũng leo Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua Yêu nhau chẳng ngại đường xa Một ngày không tới thì ba bốn ngày 2. Theo em nên hay không nên yêu ở lứa tuổi học trò? |
Hoạt động 4. Mở rộng (4′)
GV giao bài tập về nhà cho HS: Trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ, bi kịch mất nước Âu Lạc không phải chỉ bởi Mị Châu mà An Dương Vương cũng có phần trách nhiệm. Theo em quan điểm trên đúng không? Vì sao?
Hoạt động 5. Củng cố, hướng dẫn học bài (2p/tiết)
* Củng cố:
– Tiết 1:
+ Thế nào là tình yêu?
+ Vì sao tình yêu mang tính xã hội?
+ Thế nào là tình yêu chân chính?
+ Những điều cần tránh trong tình yêu?
– Tiết 2:
+ Khái niệm và đặc trưng thể loại truyền thuyết?
+ Câu chuyện tình yêu giữa Mị Châu và Trọng Thuỷ?
– Tiết 3:
+ Ý nghĩa hình ảnh ngọc trai – giếng nước?
+ Đặc sắc nghệ thuật, ý nghĩa câu chuyện?
– Hướng dẫn học bài:
+ Nắm được nội dung bài học.
+ Soạn: Uy-lít-xơ trở về:
Trả lời câu hỏi 1,2 trong SGK