SỞ GD VÀ ĐT TP HỒ CHÍ MINH ĐỀ ĐỀ NGHỊ KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH NĂM HỌC 2017-2018

MÔN NGỮ VĂN 12

Thời gian làm bài : 120 phút

(không kể thời gian giao đề)

I/ Đọc – hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Một ước mơ phù hợp là yếu tố quan trọng góp phần làm nên một việc có ý nghĩa. Ước mơ là hình ảnh của những điều nằm trong tâm trí ta, và nếu bạn là người có quyết tâm thì bạn sẽ tìm cách đạt được nó. Những người làm nên nghiệp lớn trên thế giới đều là những người biết mơ ước.

Ước mơ không bao giờ hình thành ở những người thờ ơ, lười biếng hay thiếu tham vọng. Bạn hãy đặt ra những ước mơ nằm trong khả năng của mình và lên kế hoạch cụ thể để từng bước hiện thực hóa chúng. Trong khi vạch ra kế hoạch cụ thể để đạt được thành công, cả trong sự nghiệp lẫn cuộc sống thường ngày, bạn đừng bị lung lay hay nhụt chí bởi những người xem bạn như là kẻ mơ mộng. Để đạt được thành công như mong muốn trong một thế giới đang có nhiều thay đổi này, bạn phải học hỏi tinh thần của các bậc tiền bối – những người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự phát triển của văn minh nhân loại. Tinh thần ấy là dòng huyết mạch của sự phát triển và là cơ hội để bạn giải phóng hết năng lực tiềm ẩn của mình. Hãy biết quên những ước mơ không thành của ngày hôm qua. Thay vào đó, cần biến ước mơ của ngày mai thành những công việc cụ thể, để một ngày không xa trong tương lai, chúng sẽ trở thành hiện thực.

Ước mơ không phải là cái sẵn có, cũng chẳng phải là cái không thể có. Ước mơ chính là con đường chưa được định hình, là hình ảnh của những điều nằm trong tâm trí bạn mà nếu có đủ quyết tâm, bạn hoàn toàn có thể hiện thực hóa chúng.

Nếu bạn tin tưởng vào những ước mơ của mình thì hãy cố gắng thực hiện bằng tất cả.”

(Trích “Không gì là không thể”, George Matthew Adams)

Câu 1) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn bản trên.

Câu 2) Theo tác giả, để đạt được thành công như mong muốn chúng ta cần phải làm gì?

Câu 3) Tác giả cho rằng: “Một ước mơ phù hợp là yếu tố quan trọng góp phần làm nên một việc có ý nghĩa”. Anh/chị hiểu như thế nào là ước mơ phù hợp ?

Câu 4) Thông điệp nào trong đoạn văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Lí giải vì sao?

II/ Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ đoạn trích trong phần Đọc – hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh /chị về vai trò của ước mơ trong sự thành công của mỗi người.

Câu 2 (5,0 điểm)

Phân tích những suy tư, trăn trở và khao khát về tình yêu được Xuân Quỳnh bộc lộ qua đoạn thơ sau:

“ Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ”

(Trích “Sóng” – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập một,

NXB Giáo dục, 2008, tr.155)

Liên hệ với những suy tư, trăn trở, khao khát của Hàn Mặc Tử trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”, anh / chị có nhận xét gì về vẻ đẹp tâm hồn của tác giả Xuân Quỳnh, Hàn Mặc Tử được thể hiện trong hai bài thơ?

………HẾT…….

Họ và tên học sinh:. ………………………………………………………………….

Số báo danh:……………………………………………………………………………….

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. HCM ĐỀ ĐỀ NGHỊ KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH NĂM HỌC 2017 – 2018

NGỮ VĂN – KHỐI 12

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐÁP ÁNĐIỂM
Phần IĐọc –hiểu 3,0
Câu 1/ Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2/ Theo tác giả, để đạt được thành công như mong muốn chúng ta cần phải:

– Học hỏi tinh thần của các bậc tiền bối.

– Biết quên những ước mơ không thành của ngày hôm qua, biến ước mơ của ngày mai thành những công việc cụ thể…

Câu 3/ HS có thể trả lời :

– Ước mơ phù hợp là những ước mơ nằm trong khả năng, điều kiện, năng lực của bản thân;

– Ước mơ phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

Câu 4/HS trình bày ý kiến cá nhân về sự lựa chọn thông điệp của mình và có cách lí giải hợp lý.

(HS có thể nêu : Mỗi người cần phải có ước mơ và tin tưởng vào ước mơ của mình; Cần có ước mơ phù hợp, không nên có những ước mơ viển vông, xa vời, vượt ngoài khả năng, điều kiện của bản thân; Cần có ý chí, quyết tâm để biến ước mơ thành hiện thực…)

0,5

0,5

1,0

1,0

Phần IILàm văn
Câu 1Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của ước mơ trong sự thành công của mỗi người.2,0
a. Yêu cầu về kĩ năng:

– Biết cách viết một đoạn văn nghị luận bàn về một vấn đề xã hội

– Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận.

– Diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý chính sau:

* Giải thích: Ước mơ là điều tốt đẹp ở phía trước mà con người tha thiết, khao khát, ước mong hướng tới, đạt được.

* Phân tích, bàn luận về vai trò của ước mơ trong sự thành công của mỗi người

– Ước mơ đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của mỗi con người, nó là động lực để con người phấn đấu, nỗ lực, vượt qua những khó khăn, thử thách để đi đến thành công, làm nên “nghiệp lớn” của con người.

– Ước mơ giúp con người ta sống vui vẻ, có ý nghĩa, mục đích, hướng đến những điều tốt đẹp. Khi thực hiện được ước mơ, con người mới cảm nhận được thành quả của quá trình nỗ lực, phấn đấu, mới thừa nhận khả năng của bản thân, giúp con người tự tin, yêu đời.

– Nêu không có ước mơ con người không có phương hướng, không xác định được mục tiêu sống của mình. Như vậy con người sẽ không có niềm tin, không có hy vọng, cuộc sống trở nên vô nghĩa, hoài phí.

* HS rút ra bài học nhận thức và hành động đúng đắn, phù hợp cho bản thân.

Câu 2Phân tích đoạn thơ trong bài “Sóng” của Xuân Quỳnh 5,0
a) Yêu cầu về kĩ năng:

– HS nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học

– Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Đặc biệt, phải nắm vững thao tác phân tích một đoạn thơ .

– Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu …

b) Yêu cầu về kiến thức: HS cần đảm bảo được các ý sau:

I. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh và tác phẩm “Sóng”

– Giới thiệu yêu cầu đề: những suy tư, trăn trở, khao khát trong tình yêu của Xuân Quỳnh

– Dẫn thơ

0,5

II. Thân bài:

1) Giới thiệu khái quát về tác phẩm “Sóng”: Đề tài tình yêu, bố cục….

2) Phân tíchnhững suy tư, trăn trở, khao khát trong tình yêu của Xuân Quỳnh

HS cần phân tích được các ý sau:

– Khổ 1: những trăn trở về cung bậc trạng thái của trái tim yêu đương:

Hai câu đầu:

+ Biện pháp đối lập : Dữ dội – dịu êm; ồn ào – lặng lẽ , cùng với liên từ “và” miêu tả những trạng thái đối lập, nhưng đa dạng, phong phú của những con sóngàsóng có tính chất luôn biến đổi không ngừng.

+ Những trạng thái của sóng gợi liên tưởng đến trạng thái khác thường của trái tim đang cồn cào khao khát tình yêu. Đó là tâm trạng vừa phong phú, vừa phức tạp của người phụ nữ khi yêu: vừa dữ dội mãnh liệt, vừa dịu dàng sâu lắng, vừa đắm say, thuỷ chung ….

Hai câu sau :

+ Biện pháp nhân hoá vì “Sông không hiểu nổi mình” nên “Sóng tìm ra bể”, sóng không bằng lòng với khuôn khổ nhỏ hẹp của “sông” mà khao khát vươn ra biển rộng “tìm ra tận bể” để thể hiện mình.

+Tâm hồn của người phụ nữ đang yêu cũng như sóng, luôn khát khao nhận thức, khát khao sự đồng cảm, đồng điệu trong tình yêu. Trái tim người con gái đang yêu không chịu chấp nhận sự tầm thường, nhỏ hẹp, luôn khát khao một tình yêu lớn lao để có thể đồng cảm, đồng điệu với mình à Quan niệm tình yêu mới mẻ, bạo dạn của Xuân Quỳnh: người con gái khát khao yêu đương nhưng không còn nhẫn nhục, cam chịu nữa.

Khổ 2: Khao khát tình yêu

Ôi con sóng ngày xưa

……………

Bồi hồi trong ngực trẻ”.

+ Lời thơ khẳng định: con sóng ngày xưa – ngày sau – vẫn thếà khẳng sự trường tồn của sóng trước thời gian, muôn đời không đổi.

+ Tình yêu cũng như sóng, nó là quy luật của muôn đời, là khát vọng lớn lao, vĩnh hằng của nhân loại, mà mãnh liệt nhất là tuổi trẻ. Từ ngàn xưa con người đã từng đến với tình yêu và mãi mãi cứ đến với tình yêu.

+ Giọng thơ chân thực, tự nhiên đầy suy tưởng, XQ mượn quy luật của sóng để khẳng định quy luật của trái tim, biểu đạt một quan niệm mới mẻ và khát vọng mãnh liệt trong tình yêu.

*Tóm lại:Với thể thơ năm chữ, âm điệu sâu lắng dạt dào, nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa, đối lập, đoạn thơ đãthể hiện những cảm nhận sâu sắc của nhà thơ XQ về tình yêu qua hình tượng sóng. Qua đó nhà thơ thể hiện sự khao khát tình yêu lớn lao, mãnh liệt trong trái tim của người phụ nữ đang rạo rực yêu đương.

3. Liên hệ “Đây thôn Vĩ Dạ”:

– Bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử (ra đời trước Cách mạng tháng Tám) thể hiện những trạng thái cảm xúc của một mối tình đơn phương: day dứt tủi buồn, khát khao đồng cảm sẻ chia…

– Cả hai bài thơ, dù ra đời trong những hoàn cảnh khác nhau, vẫn gắp nhau ở những điểm chung: đều thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người viết. Những suy tư, trăn trở khao khát được thể hiện trong hai bài thơ đều xuất phát từ những tấm lòng chân thật, từ tình yêu sâu sắc và giàu tính nhân văn…

4,0

III. Kết bài :

– Khẳng định yêu cầu đề.

– Cảm nghĩ của bản thân

0,5
LƯU Ý: HS có thể có kiến giải khác hoặc triển khai luận điểm theo nhiều cách khác nhau. GV đánh giá mức điểm dựa trên kĩ năng làm bài và nội dung toàn bài của HS.

Bài viết gợi ý: