ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP TỈNH LỚP 12

Thời gian làm bài: 180 phút

(Đề này gồm có 2 câu, 1 trang)

Câu 1(3,0 điểm)

“Thật dễ dàng để chấp nhận và yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương ai đó khác mình thực sự rất khó khăn, và con đã giúp chúng ta làm được điều đó” (Luis Seputveda, “Chuyện con mèo dạy hải âu bay”, Phương Huyên dịch, NXBHNV, 2014, t104)

Anh/ chị suy nghĩ gì về những lời trên? Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 600 từ) nêu quan điểm, ý kiến riêng của mình.

Câu 2 (7,0 điểm)

“Đã gọi là nhà văn lớn, thì văn chương của bà ấy hay ông ấy đương nhiên phải để lại trong kí ức tiếp nhận của tôi một đặc điểm nổi trội nào đó nói lên tài năng và phong cách của họ”

(Lã Nguyên, Nguyễn Tuân – nhà văn của hình dung từ)

Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên? Qua tác phẩm của một tác giả tiêu biểu trong chương trình văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, hãy làm sáng tỏ.

——————————Hết ——————————-

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP TỈNH LỚP 12

MÔN NGỮ VĂN

(Hướng dẫn chấm gồm 4 trang)

Câu 1 (3,0 điểm)

CâuĐáp ánĐiểm
1

(3 điểm)

I. Yêu cầu về kĩ năng

Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.

II. Yêu cầu về kiến thức

Thí sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:

1.Nêu vấn đề cần nghị luận (0,25điểm)
2.Giải thích ( 1 điểm)
-Kẻ nào đó giống mình: người đồng hành, hòa điệu trong cuộc sống , tư tưởng cùng có những sở thích, gu thẩm mĩ, luôn gặp gỡ nhau ở ý tưởng, cách giải quyết vấn đề. Thật dễ dàng khi chấp nhận, yêu thương, đồng cảm, sẻ chia với những người cùng quan điểm sống với mình.

0,25

-Kẻ khác mình: khác về cách sống, tư tưởng, thẩm mĩ, quan điểm. Để chấp nhận, yêu thương những người không cùng chí hướng, mục đích sống với mình thật là khó khăn.

0,25

àKhi vượt qua được mọi rào cản về sự khác biệt để chấp nhận thì cũng là lúc tình yêu thương ùa về tràn ngập lòng người. Câu nói là bài học cho chúng ta về cách chấp nhận, về lòng yêu thương con người đa sắc diện trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ.

0,5

3.Bàn luận mở rộng vấn đề ( 1 điểm)
-Mỗi cá thể trong xã hội có bản sắc, cái tôi riêng, là duy nhất trên cuộc đời, không ai giống ai, nếu chúng ta chỉ chấp nhận và yêu thương những người có cùng tư tưởng, tình cảm với mình thì cuộc sống thật nghèo nàn, nhạt nhẽo.

0,25

-Không ai hoàn hảo nên biết cách chấp nhận những điểm khác biệt với mình sẽ làm cho đời sống tinh thần của chúng ta thêm phong phú. Những điểm khác biệt ở những người khác nếu biết cách dung hòa có thể bổ sung cho những khiếm khuyết của chúng ta.0,25
-Phê phán những đối tượng sống ảo tưởng vào chính mình, co cụm và ích kỉ, không chấp nhận những khác biệt của người khác sẽ chuốc lấy sự cô đơn. (Dẫn chứng)

0,5

4.Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động (0,75 điểm)
-Yêu thương là không khoảng cách, không biên giới, khi biết chấp nhận kẻ không giống mình thì cũng là lúc chúng ta học được bài học đáng tự hào về sự trân trọng, yêu mến, bao dung, độ lượng.

0,25

-Khi ta yêu thương ai đó đừng bắt họ giống ta, sống cuộc đời của ta. Ta phải để họ sống cuộc đời của chính họ, mang phong cách, bản sắc riêng của họ.

0,25

-Với những người lầm đường lạc lối ta càng cần có những hành động cụ thể thể hiện sự yêu thương chân thành, bao dung độ lượng để họ dần dần trở về với lối sống lành mạnh, hòa nhập cộng đồng.

0,25

2

(7 điểm)

I.Yêu cầu về kĩ năng:

– Biết làm bài lí luận văn học: giải thích – bình luận, chứng minh nhận định.

-Bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, cảm nhận sâu sắc. Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

II. Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng cần nêu được các ý cơ bản sau:

1.Giai thích – bình luận (3điểm)

Ý kiến của Lã Nguyên khẳng định tầm vóc của nhà văn lớn ở bình diện tài năng và phong cách.

-Nhà văn được đánh giá là “lớn” khi tác phẩm để lại không chỉ là số lượng mà quan trọng lay thức những suy ngẫm trong lòng người về các vấn đề của thời đại, con người, cuộc đời. Và luôn có bài học ý nghĩa với mọi thế hệ.0,5
-Phong cách thể hiện tâm tính, cá tính riêng biệt của chủ thể sáng tạo trong văn học. Văn chương in đậm dấu ấn cá nhân độc đáo của người nghệ sĩ.0,5
-Ý kiến của Lã Nguyên đúng đắn:

+Viết văn là nhu cầu nội tâm mãnh liệt, là những tâm huyết gan ruột, là sự thể hiện tâm tính cá tính riêng biệt của người nghệ sĩ. “Nghệ thuật là tôi, khoa học là chúng ta”. Nếu không có dấu ấn độc đáo cá nhân trong sáng tạo, nghệ thuật không còn là nghệ thuật.

+Phong cách nghệ thuật là nét riêng, nét độc đáo mang tính thẩm mĩ của nhà văn trong sáng tạo nghệ thuật. Phong cách thể hiện ở: cái nhìn riêng, giọng điệu riêng, nét riêng trong sự lựa chọn, xử lý đề tài, nội dung tác phẩm, nét riêng trong việc sử dụng các phương thức, phương tiện nghệ thuật…Phong cách đánh dấu sự trưởng thành của nhà văn ưu tú.

+Phong cách nghệ thuật có cội nguồn từ cá tính sáng tạo của tác giả

1,5
àkhẳng định nhà văn lớn là người để lại trong sự tiếp nhận của người đọc đặc điểm nổi trội thể hiện tài năng và phong cách chính là đề cao vai trò cá tính sáng tạo trong văn chương.0,25
Bàn luận: Ý kiến là bài học cho người sáng tác cho bạn đọc.0,25
2.Chứng minh (4 điểm)
Học sinh có thể chọn một nhà văn tiêu biểu trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930- 1945 ví dụ như : Nam Cao, Nguyễn Tuân, Thạch Lam…Thông qua việc phân tích, cảm thụ một số tác phẩm tiêu biểu để làm sáng tỏ tầm vóc của nhà văn lớn thông qua phong cách nghệ thuật độc đáo của chính họ.
Lưu ý: Cần xuất phát từ bản thân tác phẩm để chỉ ra nét riêng độc đáo.

Khi phân tích cần gắn liền với lí luận.

Cần so sánh với những tác phẩm cùng đề tài – cùng thời của các tác giả khác để thấy được cái riêng, độc đáo.

—————————Hết———————

Bài viết gợi ý: