CHUYÊN ĐỀ: THƠ CA KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP

Thời gian 8 tiết

BƯỚC 1: Vấn đề cần giải quyết trong bài học:

Kĩ năng đọc hiểu thơ Việt Nam kháng chiến chống Pháp.

BƯỚC 2: Nội dung, chủ đề bài học:

  • Gồm các văn bản thơ Tây Tiến (Quang Dũng), Việt Bắc (Tố Hữu), Đất Nước (Nguyễn Đình Thi), Dọn về làng (Nông Quốc Chấn)
  • Tích hợp các bài: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ; Một số thể loại văn học: Thơ, truyện; Trình bày một vấn đề.
  • BƯỚC 3: Xác định mục tiêu bài học:

    I/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được

  • Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm thơ Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp. Phần nào nắm được phong cách tác giả.
  • Đặc điểm cơ bản của thơ ca kháng chiến chống Pháp.
  • II/ Kĩ năng:

  • Huy động những tri thức về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm, ngôn ngữ … để đọc hiểu văn bản.
  • Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
  • Đọc diễn cảm, đọc sáng tạo những đoạn thơ hay
  • Khái quát những đặc điểm của thơ Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp qua các bài đã đọc.
  • Vận dụng những kiến thức đã đọc, đã học để đọc những bài thơ thời kháng chiến khác của Việt Nam; nêu những kiến giải, suy nghĩ về các phương diện nội dung, nghệ thuật của các bài thơ được học trong chuyên đề; viết đoạn văn hoặc bài văn nghị luận về những bài thơ đã học trong chủ đề; rút ra những bài học về lí tưởng sống, cách sống từ những bài thơ đã đọc và liên hệ, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống của bản thân.
  • III/ Thái độ: Giáo dục tình yêu quê hương, biết ơn cha ông và có trách nhiệm với đất nước

    IV/ Mục tiêu phát triển năng lực:

    1. Năng lực chung

    – Năng lực tự học

    – Năng lực hợp tác

    – Năng lực giao tiếp

    1. Năng lực chuyên biệt:

    – Năng lực thẩm mĩ.

    V/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

    1/ Chuẩn bị của GV:

    – Phương tiện, thiết bị dạy học: Giáo án, SGK, máy chiếu, phiếu học tập …

    – Dự kiến phương pháp, hình thức tổ chức dạy học:

    + Tổ chức cho hs tiếp cận vấn đề, hình thành kiến thức bằng phương pháp đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, thuyết trình.

    + Tổ chức cho HS tự bộc lộ, tự nhận thức bằng các câu hỏi và bài tập tự luận.

    2/ Chuẩn bị của HS:

    – Chủ động tìm hiểu bài học và các tài liệu liên quan đến bài học.

    – Chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn sgk và hướng dẫn của giáo viên; bảng phụ.

    1. BƯỚC 4: BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CHUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ
    Nhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng cao
    Nêu những nét chính về tác giả

    Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ

    Chỉ ra ngôn ngữ được sử dụng để sáng tác bài thơ

    Xác định thể thơ, nội dung đề tài các tác phẩm và cảm hứng chủ đạo các tác phẩm

    Xác định nhân vật trữ tình

    Xác định hình tượng nghệ thuật được xây dựng trong bài thơ

    Chỉ ra câu/cặp câu thơ thể hiện rõ nhất tư tưởng của nhà thơ.

    Chỉ ra những biểu hiện về con người, tác giả được thể hiện trong từng tác phẩm.

    Phân tích tác động của hoàn cảnh ra đời đến việc thể hiện nội dung tư tưởng của bài thơ

    Cắt nghĩa một số từ ngữ, hình ảnh … trong các câu thơ

    Chỉ ra những đặc điểm về bố cục, vần, nhịp, niêm, đối …của thể thơ trong bài thơ

    So sánh các đề tài

    Nắm được tư tưởng tác giả, điểm đặc sắc về nghệ thuật của mỗi tác phẩm

    Nêu cảm xúc của nhân vật trữ tình trong từng câu/cặp câu thơ.

    Khái quát bức tranh tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

    Phân tích những đặc điểm của hình tượng nghệ thuật thơ.

    Nâu tác dụng của hình tượng nghệ thuật trong việc giúp nhà thơ thể hiện cái nhìn về cuộc sống và con người

    Lí giải tư tưởng của nhà thơ trong câu/cặp câu thơ đó

    Nêu những hiểu biết thêm về tác giả qua việc đọc hiểu bài thơ

    Nêu những việc sẽ làm nếu ở vào hoàn cảnh tương tự của tác giả

    Đánh giá việc sử dụng ngôn ngữ của tác giả trong bài thơ Đánh giá tác dụng của thể thơ trong việc thể hiện nội dung bài thơ.

    Nhận xét về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong câu/ cặp câu/bài thơ

    Nêu cảm nhận/ấn tượng riêng của bản thân về hình tượng nghệ thuật

    Biết phân tích so sánh đoạn thơ, so sánh cảm hứng – tư tưởng

    Có năng lực cảm thụ và phân tích một bài thơ lạ

    Đánh giá cách xây dựng hình tượng nghệ thuật

    Nhận xét về tư tưởng của tác giả được thể hiện trong bài thơ.

    Thực hành phân tích một đoạn thơ, một hình tượng thơ

    1. BƯỚC 5: CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP CỤ THỂ THEO CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU ĐÃ MÔ TẢ
    Nhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng cao
    1. BƯỚC 6: Tiến trình dạy học:

    – Văn bản trọng tâm: “Tây Tiến” (Quang Dũng), “Việt Bắc” (Tố Hữu)

    – Các văn bản dùng để học sinh luyện tập đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại: Đất nước (Nguyễn Đình Thi); Dọn về làng (Nông Quốc Chấn); Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm).

    Hoạt động của gv và học sinhNội dung cần đạt
    A. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động.

    – Hs nghe ngâm bài thơ “Đồng chí” (Chính Hữu), làm việc cá nhân và trả lời các câu hỏi:

    + Tên bài thơ là gì, do ai sáng tác?

    + Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? Kể tên những bài thơ đã học ở THCS ra đời trong hoàn cảnh này?

    – Giới thiệu chuyên đề.

    B. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức.

    – Hs nhắc lại cách đọc hiểu văn bản thơ.

    * Thao tác 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả.

    – GV giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh:

    + Nhóm 1, 2: Dựa vào phần tiểu dẫn, tìm hiểu thêm từ tài liệu, internet hãy nêu khái quát về cuộc đời, phong cách sáng tác và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Quang Dũng ?

    + Nhóm 3: Trình bày hiểu biết về đoàn binh Tây Tiến và oàn cảnh ra đời của bài thơ?

    + Nhóm 4: Suy nghĩ của em về nhan đề ( Nhớ Tây Tiến, Tây Tiến) của bài thơ?

    – HS: N1,2 nộp, treo sản phẩm lên bảng; đại diện 01 nhóm thuyết trình và điều hành thảo luận; các nhóm còn lại theo dõi, đối chiếu, thảo luận, phản biện.

    – GV Theo dõi HS trả lời; kết hợp trình chiếu hình ảnh tác giả, kiến thức về tác giả và chốt kiến thức về tác giả; hướng dẫn ghi chép ngắn gọn theo SGK.

    * Thao tác 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về bài thơ.

    GV sử dụng KT sơ đồ tư duy

    – GV: trình chiếu và nêu câu hỏi: Trình bày hiểu biết về đoàn binh Tây Tiến và Hoàn cảnh ra đời của bài thơ?

    – HS: N2 nộp sản phẩm, trả lời, lớp theo dõi, góp ý thêm: + Đoàn binh Tây Tiến

    + Hoàn cảnh ra đơì của bài thơ

    – GV: thuyết giảng thêm về vị trí, số phận bài thơ.

    – HS: theo dõi định hướng của GV, ghi chép nội dung vào vở

    – GV: Trình chiếu Hcst bài thơ và đặc điểm đoàn quân Tây Tiến.

    * Thao tác 3: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản

    – GV: Gọi HS đọc điễn cảm bài thơ – chú ý âm hưởng, sắc thái tình cảm, cảm xúc từng đoạn.

    + Yêu cầu giọng đọc: hùng tráng và tình cảm, chậm và đan xen với mềm mại, dịu dàng, tuỳ theo từng đoạn, từng câu. Chú ý ngắt nhịp đúng một số câu độc đáo. Ví dụ: Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm; Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống, Sông Mã gầm lên / khúc độc hành…

    + GV và 1, hoặc 2 HS nối nhau đọc toàn văn bản thơ 1 lần. Nhận xét kết quả đọc.

    – Yêu cầu lớp theo dõi câu hỏi 1( SGK), tìm hiểu ý chính từng đoạn và mạch liên kết trong bài thơ?

    – GV: Bài thơ gồm mấy đoạn? Xác định ý chính mỗi đoạn ?

    + HS: Lớp lắng nghe và định hướng trả lời câu hỏi1.

    + GV nhận xét, chốt ý: Bài thơ tự nó đã chia 4 đoạn.

    – GV: Trình chiếu bố cục

    GV sử dụng KT động não, giải quyết tình huống

    – GV: Nêu tình huống phản biện:
    Có ý kiến nói rằng: nhan đề “Nhớ Tây Tiến” cụ thể và ý nghĩa hơn “Tây Tiến” . Hãy tranh luận với ý kiến trên?
    (Suy nghĩ của em về nhan đề ( nhớ Tây Tiến, Tây Tiến) của bài thơ?)

    – HS: Nhóm 4 trả lời, cả lớp bổ sung.

    – GV: Nhận xét, định hướng, chốt

    + Nhan đề: Nhớ Tây Tiến -> Tây Tiến.
    * Thao tác 4: Hướng dẫn HS đọc và cảm nhận đoạn1:

    – HS: Đọc đoạn 1 của bài thơ

    – GVsử dụng kiến thức môn địa lý, kết hợp trình chiếu giới thiệu về dòng sông Mã: Hình ảnh Sông Mã + 2 câu thơ đầu.

    – GV:Khơi nguồn cho mạch cảm xúc của bài thơ là gì? Câu thơ nào thể hiện cảm xúc đó?

    ( Hai câu mở đầu bài thơ đã nhắc tới cảm xúc bao quát toàn bài. Cảm xúc đó là gì? được thể hiện ntn?)

    HS: Học sinh xác định cảm xúc – nỗi nhớ, thể hiện trong hai câu thơ đầu.

    GV: Những biện pháp NT nào được sử dụng ở hai câu đầu? Tác dụng trong việc thể hiện nỗi nhớ, cảm xúc của nhà thơ

    HS: Điệp từ ” nhớ”, điệp vần “ơi” -> Nhấn mạnh, khắc sâu nỗi nhớ của tác giả về đồng đội, thiên nhiên miền Tây…

    GV: Em hiểu thế nào là nỗi “nhớ chơi vơi”? Tâm trạng của tác giả?

    HS trả lời: Nhớ sâu sắc, da diết…

    GV dùng KT khăn trải bàn, hỏi – đáp, thuyết trình

    – GV: Trình chiếu câu hỏi: Bức tranh thiên nhiên và hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện ra như thế nào ở đoạn mở đầu? Biện pháp nghệ thuật?

    Gv phân nhóm hoạt động:

    + Nhóm 1: Bức tranh thiên nhiên miền Tây hiện ra qua những chi tiết, hình ảnh nào ở đoạn mở đầu? Biện pháp nghệ thuật?

    + Nhóm 2: Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến được tái hiện như thế nào? Biện pháp nghệ thuật?

    – HS thảo luận nhóm, ghi kết quả vào phiếu học tập và đại diện nhóm trả lời.

    – Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.

    – GV kết hợp trình chiếu ngữ liệu thơ. Theo dõi HS trả lời, định hướng tiếp cận và khắc sâu kiến thứcua câu hỏi và giảng, bình.

    – Gợi mở cho HS phân tích làm rõ giá trị nghệ thuật đặc sắc của đoạn thơ.

    – Diễn giảng bình thêm giá trị biểu đạt của một vài chi tiết thơ giúp hs cảm thụ sâu.

    – Vận dụng bài học về kĩ năng nghị luận về một bài thơ để khai thác giá trị đoạn thơ

    Nhóm 2: Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến được tái hiện như thế nào? Biện pháp nghệ thuật?

    KT khăn trải bàn

    GV gọi HS trình bày phần thảo luận nhóm.

    – HS trình bày, thảo luận, bổ sung

    ( Tác giả tả thực về sự hi sinh mất mát: Gợi cảm giác cái chết như lẫn vào bức tranh chung của những gian khổ nhọc nhằn. Người chiến sĩ như đột ngột dừng chân trong cuộc hành trình của đơn vị. Câu thơ gợi một kí ức buồn trên những chặng đường hành quân của bộ đội TT)

    – GV: Gợi mở cho HS phân tích làm rõ giá trị nghệ thuật đặc sắc của đoạn thơ; giảng, chốt kiến thức.

    GV: Hai câu kết đã gợi nhắc tới kỉ niệm nào? Tâm trạng của người lính thể hiện ra sao..?

    HS trả lời:

    GV: Liên hệ :

    “Nhà lá đơn sơ nhưng tấm lòng rộng mở.

    Nồi cơm nấu dở bát nước chè xanh.

    Ngồi vui kể chuyện tâm tình bên nhau”.

    (Bao giờ trở lại – Hoàng Trung Thông)

    GV: Hãy khái quát nội dung, nghệ thuật đoạn thơ?

    HS trả lời:

    – Hs thảo luận nhóm, rút ra đặc điểm của thơ ca kháng chiến chống Pháp.

    C. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập.

    Hs tự đọc các bài đọc thêm (Gv hướng dẫn) để luyện tập kĩ năng đọc hiểu thơ kháng chiến chống Pháp.

    D. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng.

    Bài tập 1: Hs vận dụng kiến thức đọc hiểu bài thơ “Bên kia sông Đuống” (Hoàng Cầm) qua một số câu hỏi của giáo viên.

    Bài tập 2: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

    “Xanh xanh bãi mía bờ dâu

    Ngô khoai biêng biếc

    Đứng bên này sông sao nhớ tiếc

    Sao xót xa như rụng bàn tay …”

    E. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng.

    Gv yêu cầu học sinh về nhà sưu tầm những bài viết đánh giá về thơ ca thời kháng chiến chống Pháp, minh họa thêm cho các đặc điểm chính về nội dung và nghệ thuật đã học.

    B. Cách đọc hiểu văn bản thơ:

    – Nắm tác giả, hoàn cảnh ra đời, đề tài, cảm hứng

    – Đọc kĩ, chú ý từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, giọng điệu…

    – Nắm được ý thơ: hiện thực được nói đến và tâm trạng tác giả trước hiện thực hoặc tâm trạng – diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình

    – Phát hiện, khai thác những yếu tố nghệ thuật đặc sắc cái lạ cái mới để khám phá nội dung từng phần

    – Đánh giá khái quát về nội dung nghệ thuật tác phẩm.

    C. Đọc hiểu văn bản “Tây Tiến” (Quang Dũng)

    I. Tìm hiểu chung:

    1. Tác giả:

    – Tên thật : Bùi Đình Diệm (1921 – 1988).

    – Quê hương: Phượng Trì – Đan Phượng – Hà Tây.

    – Cuộc đời :

    + Là người đa tài: Làm thơ, viết văn, vẽ tranh …

    + Được biết nhiều với tư cách là nhà thơ.

    – Phong cách sáng tác: Hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn, tài hoa.

    – Sáng tác chính: Mây đầu ô (1968), Thơ văn Quang Dũng (1988)

    2. Tác phẩm:

    a. Hoàn cảnh sáng tác :

    – Xuất xứ: Rút từ tập “Mây đầu ô”.

    – Viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh (Hà Tây), khi Ông đã chuyển sang đơn vị khác và nhớ về đơn vị cũ là đoàn quân Tây Tiến.

    – Đặc điểm đoàn quân Tây Tiến :

    + Thành lập năm 1947, Quang Dũng là đại đội trưởng.

    + Nhiệm vụ : Phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào.

    + Địa bàn : Đồi núi Tây Bắc Bộ Việt Nam và Thượng Lào.

    + Thành phần : Sinh viên, học sinh, dân lao động thành thị thuộc mọi ngành nghề khác nhau.

    + Điều kiện sống: Gian khổ, thiếu thốn.

    + Tinh thần: Hào hùng, lãng mạn – lạc quan, yêu đời.

    b. Đọc và bố cục :

    – Phần 1 (Đ1): Nỗi nhớ về thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, con người trên chặng đường hành quân gian khổ.

    – Phần 2 (Đ2): Nhớ kỉ niệm ấm áp tình quân dân và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng.

    – Phần 3 (Đ3): Nhớ hình tượng người lính Tây Tiến

    – Phần 4 (Đ4): Khúc vĩ thanh nhớ nhung về miền Tây và Tây Tiến.(Lời thề và lời hẹn ước).

    II. Đọc–hiểu:

    1. Đoạn 1 : Nỗi nhớ về những chặng đường hành quân của bộ đội Tây Tiến và khung cảnh núi rừng miền Tây.

    a. Hai câu thơ mở đầu:

    “ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

    Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.”

    – Câu 1: nhắc tới 2 danh từ – điểm về, nơi đến của nỗi nhớ.

    + Hình ảnh “Sông Mã”: con sông gắn với đời lính -> như gợi thức nỗi nhớ ùa về trong tâm hồn nhà thơ.

    + Tây Tiến: Đoàn binh

    + Ngắt nhịp 4/3

    => C1 với tiếng gọi đầu tiên là tiếng gọi đồng đội.

    – C2 với NT: Điệp từ ” nhớ” (2 lần), từ láy ” chơi vơi”, điệp âm ” ơi” ( 3 lần) -> Hiệu quả đặc biệt: Tạo tính nhạc, hình tượng hoá nỗi nhớ.

    + Nhớ rừng núi: Không gian mênh mông của miền Tây.

    + Nhớ “chơi vơi” ( 2 thanh bằng, nhẹ, lan toả) -> gợi cảm giác nỗi nhớ vô hình, vô lượng, không thể đo đếm, nhớ mơ hồ, đầy ám ảnh, nỗi nhớ luôn lơ lửng, âm ắp khôn nguôi

    => Cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ, bài thơ là nỗi nhớ

    b. Thiên nhiên miền Tây – con đường hành quân .

    *BPNT liệt kê nhác tới một loạt các địa danh ở miền Tây ấn tượng, khó quên trong đời lính:

    – Sương rừng: ở Sài Khao, Mường Lát: tên đất lạ lẫm, gợi 1 vùng xa xôi, hẻo lánh, bản làng, vùng đất người lính đã đi qua.

    + sương lấp đoàn quân mỏi ­­-> Sưong rừng mờ ảo, phủ dày đặc che kín như vùi lấp cả đoàn quân/ Màn sương mờ của kỉ niệm – nỗi nhớ thương

    + Đoàn quân mỏi -> gợi một cuộc hành quân dãi dầu đầy gian khổ của những người lính Tây Tiến

    + Hình ảnh “ hoa về trong đêm hơi” là hoa của thiên nhiên hay con người? Chỉ biết rằng nó gợi một cảm giác nhẹ nhàng, êm ả, đẩy lùi nỗi nhọc nhằn của người lính Tây Tiến trong cuộc hành quân.

    – Dốc núi, vực sâu: ( ba câu thơ tiếp)

    + NT sử dụng nhiều từ láy: ” khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút”; điệp từ “dốc” ->diễn tả sự hiểm trở với những con đường quanh co, gập ghềnh , đứt đoạn của núi rừng Tây Bắc.

    + NT nhân hoá “súng ngửi trời”, phép đảo” hun hút cồn mây” -> Nhấn mạnh cảm giác hoang vắng, trống trải nơi người lính đi qua chưa một dấu chân người. Đây là cách nói tinh nghịch, súng trở nên có hồn.

    + NT tương phản, điệp từ ” ngàn thước”: “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” -> Câu thơ như bẻ gãy làm đôi làm cho người đọc như thấy được rất rõ chiều cao của núi, độ cao chót vót của dốc, sâu hun hút của vực. Con đường gập khúc đột ngột hiểm trở hun hút

    – Mưa rừng:

    “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

    + NT: Tất cả âm tiết là thanh bằng, thanh không, âm mở ( chữ cái tận cùng là nguyên âm); ẩn dụ ” khơi” – biển mưa -> Không gian mênh mông chìm trong biẻn mưa, mưa nguồn suối lũ.

    + “Nhà ai”: vừa phiếm chỉ, vừa nghi vấn -> Người lính dừng chân nghỉ ngơi ở thung lũng mưa, đưa mắt nhìn và thấy ngôi nhà thấp thoáng. Hình ảnh mang cảm giác chạnh lòng nhớ vể gia đình, người thân; ấm áp, yên bình như được an ủi trên đường hành quân của chàng lính xa nhà.

    – Núi rừng qua nét vẽ ấn tượng:

    “Chiều chiều oai linh thác gầm thét

    Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”

    + NT nhân hoá : ” Thác gầm, cọp trêu” -> gợi tả dữ dội, hoang sơ, bí hiểm và đầy đe dạo của núi rừng miền Tây.

    + Thanh: 2 thanh trắc âm vực cao ” thác thét”; 2 thanh nặng âm vực thấp ” hịch cọp” -> sự de doạ nặng nề của thú dữ ở vùng thấp tối

    + Từ láy ” chiều chiều, đêm đêm” -> tuần hoàn, lặp lại, vĩnh hằng của thời gian.

    => TK: Qua bút pháp hiện thực và lãng mạn khắc hoạ TN miền Tây dữ dội, hiểm trở, hùng vĩ, thơ mộng. Đó cũng là con đường hành quân vô cùng gian khổ mà người lính đã đi qua.

    c. Nỗi nhớ về đồng đội trong đoàn quân Tây Tiến:

    *. Hồn nhiên, tinh nghịch: súng ngửi trời, cọp trêu người (chất lính ).

    *. Kí ức về người lính trên đường hành quân: “ Anh bạn dãi dầu không bước nữa

    Gục lên súng mũ bỏ quên đời.”

    + Anh bạn: gọi đồng đội tình cảm thân thiết, gắn bó.

    + Từ láy dãi dầu: vất vả, khó khăn, nhọc nhằn mà người lính phải đối mặt, vượt qua trên đường hành quân.

    + Không bước nữa, bỏ quên đời: Có thể hiểu là nghỉ ngơi buông mình vào giấc ngủ vô tư lự trẻ trung/ có thể hiểu kiệt sức – xót xa/ có tthể hiểu là cái chết nhẹ nhõm quên đời –> Nổi bật chất bi tráng, thể hiện vẻ đẹp ngang tàng, anh dũng, ngạo nghễ, bi mà không luỵ, tinh nghịch bông đùa với cái chết, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng,

    * Hai câu kết đoạn thơ: KN một lần dừng chân ở Mai Châu :

    + Nhớ ôi: sắc thái cảm thán của cảm xúc trào dâng mãnh liệt.

    + Tập hợp cảm nhận bằng thị giác, khứu giác ( khói, nếp xôi)

    + Mùa em: mùa lúa chín; liên tưởng xao xuyến nồng nàn trước nukcười rặng rỡ, ánh mát sóng sánh từ tình người miền tây

    => Gợi không khí đầm ấm tình quân dân, như xua đi bao mệt mỏi của cuộc hành trình,tạo cảm giác êm dịu, ấm áp.

    TK: Bằng bút pháp hiện thực kết hợp cảm hứng lãng mạn; chát hoạ kết hợp với chất nhạc đoạn thơ đã dựng lại con đường hành quân giữa núi rừng Tây Bắc hiểm trở, khắc nghiệt, hùng vĩ, thơ mộng. Ở đó đoàn quân Tây Tiến hào hùng đã trải qua cuộc hành quân đầy gian khổ nhưng cũng ấm áp tình người.

    ( ….)

    D. Đọc hiểu văn bản “Việt Bắc” (Tố Hữu)

    E. Các đặc điểm thơ kháng chiến chống Pháp:

    I. Nội dung:

    – Nội dung hiện thực: phản ánh cuộc kháng chiến và con người kháng chiến.

    – Nội dung trữ tình: thể hiện tình cảm của nhân vật trữ tình trước hiện thực cuộc sống của nhân dân và không khí của cuộc kháng chiến.

    II. Nghệ thuật:

    – Ngôn ngữ thơ:

    + Giản dị, giàu chất hiện thực.

    + Có sự tiếp thu từ văn học dân gian.

    + Giàu cảm xúc, mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng, tràn đầy mơ ước, hướng tới tương lai.

    – Thể thơ truyền thống được tiếp tục khai thác, bên cạnh đó cũng có sự tìm tòi, cách tân.

    G. Luyện tập:

    I. Văn bản “Đất nước” (Nguyễn Đình Thi)

    II. Văn bản “Dọc về làng” (Nông Quốc Chấn)

    Bài viết gợi ý: