DẠY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Ở THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌCSINH

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

Nguyễn Minh Châu

MỤC TIÊU

Qua bài học học sinh cần:

  1. Về kiến thức:

– Cảm nhận được những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật : Mỗi người trên cõi đời, nhất là người nghệ sĩ cần phải nhìn cuộc sống và con người một cách đa diện, nhiều chiều. Nghệ thuật chân chính luôn gắn với cuộc đời và vì cuộc đời.

– Hiểu được đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm : tình huống truyện độc đáo mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống; chọn được điểm nhìn nghệ thuật sắc sảo, đa chiều; ngôn ngữ giản dị, dư ba.

-Nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới

  1. Về kỹ năng:

– Biết cách đọc – hiểu một tác phẩm truyện theo đặc trưng thể loại, theo chủ đề: truyện hiện đại Việt Nam thời kì đổi mới.

– Biết vận dụng những tri thức và kĩ năng đã học vào làm bài văn nghị luận

  1. Về thái độ:
  • Biết biết suy nghĩ, trăn trở về những vấn đề nhân sinh; có cái nhìn đa chiều về cuộc sống, con người
  • Có ý thức tìm tòi về thể loại, từ ngữ, hình ảnh trong văn xuôi hiện đại Việt Nam
    1. Định hướng phát triển năng lực:
      1. Năng lực chung:
  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
  • Năng lực hợp tác để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập
  • Năng lực giải quyết những tình huống học tập
    1. Năng lực chuyên biệt:
  • Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm Văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới theo đặc trưng thể loại
  • Năng lực sử dụng ngôn ngữ (nói, viết) để trình bày suy nghĩ, cảm nhận, quan điểm của cá nhân về các vấn đề đặt ra trong tác phẩm.
  • Năng lực sáng tạo: HS xác định được ý tưởng, chiêm nghiệm của NMC được gửi gắm trong tp; trình bày được suy nghĩ và cảm xúc của mình đối với giá trị nội dung và nghệ thuật của tp.
  • Năng lực hợp tác: Thảo luận nhóm để thể hiện cảm nhận của cá nhân và lắng nghe ý kiến của bạn để tự điều chỉnh cá nhân mình.
  • Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ: HS nhận ra được những giá trị thẩm mỹ trong tác phẩm; hiểu được những giá trị của bản thân qua việc cảm hiểu tác phẩm; hình thành và nâng cao những xúc cảm thẩm mỹ…
  • BẢNG MÔ TẢ CÁC YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

    Nhận biếtThông hiểuVận dụng thấpVận dụng cao
    – Nêu thông tin về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ tác phẩm…Lý giải được mối quan hệ/ ảnh hưởng của hoàn cảnh sáng tác với việc xây dựng cốt truyện và thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩmVận dụng hiểu biết về tác giả, tác phẩm để phân tích lý giải giá trị nội dung nghệ thuật của từng tác phẩmSo sánh các phương diện nội dung, nghệ thuật giữa các tác phẩm cùng đề tài hoặc thể loại, phong cách nhà văn
    Nhận diện được ngôi kể (điểm nhìn trần thuật), trình tự kể (thời gian nghệ thuật), bối cảnh câu chuyện (không gian trần thuật)…Hiểu được ảnh hưởng của giọng kể đối với việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩmKhái quát đặc điểm phong cách của tác giả từ tác phẩmTrình bày những kiến giải riêng, phát hiện sáng tạo về ý nghĩa văn bản tác phẩm
    Nắm được cốt truyện, nhận ra đề tài, cảm hứng chủ đạo của tác phẩmLí giải sự phát triển của các sự kiện và mối quan hệ của các sự kiện trong tác phẩmChỉ ra các biểu hiện và khái quát các đặc điểm của thể loại từ tác phẩmHiểu được nội dung của các tác phẩm cùng thể loại khác không nằm trong chương trình SGK
    Nhận diện hệ thống nhân vật, xác định nhân vật trung tâm, nhân vật chính, nhân vật phụGiải tích, phân tích đặc điểm về ngoại hình, tính cách, số phận nhân vật.

    Khái quát được về nhân vật

    Trình bày cảm nhận về tác phẩmVận dụng tri thức đọc hiểu văn bản để kiến tạo những giá trị sống của cá nhân.

    Trình bày những giải pháp để giải quyết một vấn đề cụ thể đặt ra trong tác phẩm

    Phát hiện và hiểu được tình huống truyệnPhân tích được ý nghĩa của tình huống truyệnThuyết trình về tác phẩmChuyển thể văn bản: vẽ tranh, đóng kịch…
    Phát hiện các chi tiết, biện pháp nghệ thuật đặc sắc của từng tác phẩmLý giải ý nghĩa, tác dụng của từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật trong tác phẩm

    III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRÊN LỚP:

    -Vận dụng các phương pháp dạy học như thuyết trình, vấn đáp, giải quyết vấn đề, Webquest, đóng vai,…

    CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:

    1. Chuẩn bị của giáo viên:

    – Giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị các dụng cụ hỗ trợ cho bài học

    – Máy tính, giáo án điện tử.

    1. Chuẩn bị của học sinh:

    – Thực hiện các nhiệm vụ học tập được GV giao ở nhà.

    – Nội dung sẽ trình bày trên lớp.

    – Đọc tác phẩm và các tài liệu GV định hướng

    TIẾN TRÌNH LÊN LỚP TIẾT 1

    Hoạt động của GV & HSNội dung cần đạtThời gian
    1. Hoạt động khởi động

    1.1. Dùng kĩ thuật chia nhóm để tạo thành 4 nhóm: GV mở 1đoạn nhạc và yêu cầu chia 6 HS/nhóm (5nữ+1nam/nhóm)

    1.2. Ôn lại kiến thức về bài khái quát VHVN 1975 – hết tk XX, tạo sự kết nối kiến thức giữa bài văn học sử với đọc hiểu văn bản, giúp HS hình dung chủ đề Truyện hiện đại VN thời kì đổi mới.

    – Hình thức: sử dụng CNTT trình chiếu câu hỏi.

    Câu hỏi: Từ kiến thức đã nắm được ở bài Khái quát VHVN từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX, em hãy cho biết sự khác nhau cơ bản nhất giữa VHVN sau 1975 so với giai đoạn trước đó là gì?

    a. Sự phát triển thể loại

    b. Sự thay đổi cảm hứng

    c. Sự phát triển, mở rộng về đề tài

    d. Sự thay đổi quan niệm về con người

    (Gợi ý trả lời:

    – Cơ bản: quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định, kéo theo những thay đổi khác

    – Chọn phương án d)

    1.3. Sử dụng kĩ thuật động não (làm việc nhóm đôi)

    GV trình chiếu 2 bức hình sau:

    -Thông điệp anh/chị rút ra được từ 2 bức hình

    -Yêu cầu các nhóm đôi thảo luận 2 phút, GV gọi 2HS trình bày, GV nhận xét, chốt ý

    (A) (B)

    Từ đó, GV giới thiệu văn học thời kỳ đổi mới với sự thay đổi cơ bản là quan niệm về con người đã thể hiện một cái nhìn cuộc sống và con người đa diện, ở nhiều chiều kích khác nhau, tạo nên sức hấp dẫn riêng của văn học thời kỳ này.

    2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

    2.1. Tìm hiểu chung

    GV tổ chức hoạt động “tìm mảnh ghép”

    – GV để khuyết những thông tin về tác giả Nguyễn Minh Châu và tác phẩm CTNX, các nhóm cử đại diện lên tìm mảnh ghép phù hợp

    -GV nhấn mạnh 1 số đặc điểm chính.

    2.2.Đọc, tóm tắt, chia bố cục

    . GV phát phiếu học tập số 1cho HS

    . GV chiếu bản tóm tắt có các sự kiện đã bị đảo lộn trên máy rồi yêu cầu HS sắp xếp lại, qua đó tái hiện nội dung cốt truyện : (1) Theo lời mời của chánh án Đẩu (một người đồng đội cũ của Phùng) người đàn bà hàng chài đã đến tòa án huyện. (2) Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, anh đã kinh ngạc hết mức khi chứng kiến cảnh một gã chồng vũ phu đánh đập người vợ hết sức dã man, đứa con vì muốn bảo vệ mẹ đã đánh trả lại cha mình. (3) Rời vùng biển với khá nhiều ảnh, người nghệ sĩ đã có một tấm được chọn vào bộ lịch về “thuyền và biển” năm ấy. (4) Tại đây, người phụ nữ ấy đã từ chối sự giúp đỡ của Đẩu và Phùng, nhất quyết không bỏ lão chồng vũ phu. (5) Theo yêu cầu của trưởng phòng, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đến một vùng ven biển miền Trung (cũng là nơi anh đã từng chiến đấu) để chụp một tấm ảnh cho cuốn lịch năm sau. (6) Tuy nhiên, mỗi lần đứng trước tấm ảnh, anh đều thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai và nếu nhìn lâu hơn là hình ảnh người đàn bà nghèo khổ, lam lũ bước ra từ bức tranh. (7) Những ngày sau, cảnh tượng đó lại tiếp diễn và lần này người nghệ sĩ đã ra tay can thiệp… (8) Chị đã kể câu chuyện về cuộc đời mình và coi đó như là lý do giải thích cho sự từ chối trên. (9) Sau nhiều ngày “phục kích”, người nghệ sĩ đã phát hiện và chụp được “một cảnh đắt trời cho”, đó là cảnh một chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trong biển sớm mờ sương.

    =>tổ chức trò chơi NHÌN NHANH, XẾP NHANH (trong thời gian 1p30s, các nhóm sẽ sắp xếp đúng trật tự vào bảng nhóm, nhóm nào nhanh và đúng sẽ chiến thắng)

    HS sắp xếp lại theo trật tự : 5 – 9 – 2 – 7 – 1 – 4 – 8 – 3 – 6

    – GV trình chiếu đáp án kèm theo những hình ảnh minh họa cho phần tóm tắt

    2.3. Đọc hiểu VB

    2.3.1. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh:

    – Sử dụng kĩ thuật đóng vai:Yêu cầu 1 HS đóng vai nghệ sĩ Phùng sẽ giới thiệu cho người xem về những bức hình mình chụp.

    – GV phát phiếu học tập số 2cho có hệ thống câu hỏi gợi ý về 2 phát hiện của nghệ sĩ Phùng. Trong lúc các em đc nghe nghệ sĩ Phùng giới thiệu, các em sẽ chuẩn bị trả lời vào phiếu học tập

    ?Nghệ sĩ phát hiện ra điều gì trong buổi sáng tinh sương?

    ?Cảnh được miêu tả thế nào?

    ?Vì sao Phùng gọi đây là một “cảnh đắt trời cho”?

    ?Người nghệ sĩ đã có những cảm nhận gì khi được chiêm ngưỡng bức ảnh nghệ thuật của tạo hoá?

    ?Vì sao trong lúc cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh, Phùng lại nghĩ đến câu nói: “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”?

    ?Người nghệ sĩ đã thấy điều gì khi thuyền cập bến?

    ?Thái độ, hành động của người nghệ sĩ lúc này như thế nào?

    *GV chốt lại 2 phát hiện của nghệ sĩ Phùng, kết hợp hướng dẫn HS nắm dẫn chứng trên SGK

    Câu hỏi nêu vấn đề: Qua hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng, Nguyễn Minh Châu muốn người đọc nhận thức được điều gì về cuộc đời?

    =>Thảo luận nhóm, sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn

    -GV cho các nhóm treo sản phẩm, mời đại diện 1 nhóm trình bày

    GV nêu tình huống giả định: nếu aiđó muốn can thiệp vào tác phẩm bằng cách đảo vị trí của hai phát hiện này, tức là để người nghệ sĩ chứng kiến bi kịch này rồi mới phát hiện vẻ đẹp của cảnh biển. Theo em có được không? Vì sao?

    HS đưa ra nhiều ý kiến và đều thống nhất không thể đảo như thế vì: Đây là dụng ý nhân văn trong việc sắp xếp chi tiết để cái đẹp xuất hiện trước như một vỏ bọc hòng che giấu bản chất bên trong của đời sống.

    *GV chốt lạ

    *Tiểu kết: GV trình chiếu sơ đồ tư duy

    3. Hoạt động luyện tập

    GV phát phiếu học tập số 3

    Bài tập 1: ĐỌC HIỂU

    Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi trác nghiệm bên dưới:

    Trước mặt tôi là một bức tranh mực tầu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào.

    (Trích Chiếc thuyền ngoài xa – NMC)

    1. Tiêu đề nào phù hợp nhất với đoạn văn trên?

    a. Chủ đề của truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.

    b. Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu.

    c. Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật của Nguyễn Minh Châu.

    d. Nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Minh Châu.

    2. Trong đoạn văn trên, tác giả chủ yếu sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

    a. Đối lập

    b. Nhân hóa

    c. Ẩn dụ

    d. So sánh

    3. Giọng điệu chủ đạo của đoạn văn trên đây là:

    a. Châm biếm

    b. Tự trào

    c. Trữ tình

    d. Cảm thương

    BT2: Quan niệm nghệ thuật của nhà văn nào dưới đây khác với quan niệm của Nguyễn Minh Châu trong Chiếc thuyền ngoài xa :

    A. “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ kiếp lầm than” (Nam Cao).

    B.“Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và những người cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết phải là sự thực ở đời” (Vũ Trọng Phụng)

    C. “Nghệ thuật không phải là sự mô tả thực tại có thực mà là sự tìm tòi chân lý, lý tưởng” (G.Xăng)

    D. “Văn học là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát, cũng là nơi đi tới của văn học” (Tố Hữu)

    -HS chọn đáp án và lý giải.

    I. Tìm hiểu chung

    1. Tác giả

    2. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa:

    II. Đọc – hiểu văn bản:

    * Đọc, tóm tắt, chia bố cục:

    -Tóm tắt:

    1. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh:

    a. Phát hiện thứ nhất về khung cảnh thiên nhiên hoàn mĩ:

    b. Phát hiện thứ hai về hiện thực nghiệt ngã của con người:

    c. Ý nghĩa:

    – Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều, không phải bao giờ cũng đẹp mà chứa đựng nhiều nghịch lí, mâu thuẫn giữa cái đẹp – xấu, thiện – ác.

    -Phát hiện 1 chỉ là cái vỏ, hình thức bên ngoài còn phát hiện thứ 2 là hạt nhân, bản chất bên trong, qua đó nhà văn gửi gắm thông điệp: Đừng vội đánh giá con người, sự vật qua dáng vẻ bên ngoài, phải phát hiện ra bản chất thực sau vẻ ngoài đẹp đẽ của hiện tượng đó.

    – Người nghệ sĩ phải tìm hiểu cuộc đời trong mối quan hệ đa chiều.

    =>nghệ thuật phải gắn liền với cuộc sống

    *Tiểu kết bằng SĐTD

    Câu123
    Đáp ánddc

    1. Hoạt động 4: Vận dụng sáng tạo

    Chọn một hình ảnh, cảnh tượng nào đó trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa và tái hiện bằng nghệ thuật hội họa.

    Bài viết gợi ý: