CỤM CHUYÊN MÔN IV ĐỀ LUYỆN TẬP THI THPT QUỐC GIA.

TRƯỜNG THPT BÌNH PHÚ MÔN: NGỮ VĂN.

* * * Thời gian làm bài: 120 phút

(Không kể thời gian phát đề)

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

(Đề thi có 02 trang)

ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Khoan dung là một thái độ chủ đạo để con người có thể sống tích cực, rộng lượng, dễ bỏ, dễ xả. Mà có xả, có bỏ thì mới dung chứa được nhiều hơn những gì đã cho. Khoan dung còn là kết quả của sự vị tha và nhờ đó mà có sự phát triển bền vững cho chính mình và cho xã hội xung quanh. Khoan dung thường được hiểu một cách chung chung, như một tính tốt. Nhưng thật ra, khoan dung lại có tính quyết định đến mức độ phát triển kinh tế cũng như tính cách nhân văn, là nền tảng cho một sự phát triển bền vững và hài hòa trong toàn xã hội.

Những nước như Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan có truyền thống văn hóa khoan dung rất cao. Tuy là những nước nhỏ nhưng lại dẫn đầu thế giới trong các chỉ tiêu kinh tế cũng như phát triển xã hội. Tại đó, xã hội nhìn người phạm tội như là một khiếm khuyết và trách nhiệm chung của mình: do xã hội không chu toàn trong việc giáo dục con người cho nên mới nảy sinh tội phạm. Vì vậy, giải pháp không phải là những bản án tử hình hay tù tội như một hình phạt, mà là biện pháp giáo huấn để người tội phạm có cơ hội hội nhập trở lại vào cộng đồng với tư cách một công dân tốt. Các nước vừa nói cũng chủ trương đảm bảo công bằng xã hội để không có ai bị tổn thương đến mức gay gắt hận thù với cộng đồng mình đang sống.

Hoa Kì được như ngày hôm nay là nhờ người dân Mĩ từ thời lập quốc đã có truyền thống về văn hóa khoan dung. Cũng như nhiều quốc gia khác, nước Mĩ đã không tránh khỏi một cuộc nội chiến tàn khốc. Nhưng ngay sau khi phe miền Nam thất trận đầu hàng phe miền Bắc, cả hai bên đã sẵn sàng bỏ qua quá khứ cùng bắt tay nhau xây dựng đất nước.

Chính vì vậy, những xã hội phát triển tốt thường được xây dựng trên nền tảng của sự khoan dung, luôn cho mọi người một cơ hội thứ hai để làm lại cuộc đời. Nhờ vậy, tận dụng được tối đa nguồn lực con người cho lợi ích chung.

(Theo Trần Sĩ Chương, Khoan dung: Giá trị cốt lõi của sức mạnh mềm, Chungta.com)

Câu 1. Đoạn 1 của văn bản sử dụng thao tác lập luận chủ yếu nào? (0,5 điểm)

Câu 2. Văn bản đề cập đến vấn đề gì? (1,0 điểm)

Câu 3. Theo tác giả, vì sao những nước nhỏ như Na Uy, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Phần Lan nhưng lại dẫn đầu thế giới trong các chỉ tiêu kinh tế cũng như phát triển xã hội?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Những xã hội phát triển tốt thường được xây dựng trên nền tảng của sự khoan dung” không? Vì sao?

LÀM VĂN: (7,0 điểm)

Câu 1.(2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, Anh/Chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày những suy nghĩ của mình về ý nghĩa của lòng khoan dung.

Câu 2. (5,0 điểm)

Cảm nhận của Anh/Chị về đoạn thơ được xem là bức tranh “Tứ bình” trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017). Từ đó liên hệ khổ thơ cuối của bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu (Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) để nhận xét về cái tôi trữ tình của nhà thơ.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Bản hướng dẫn chấm thi gồm 02 trang)

Hướng dẫn chung:

– Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách đếm ý cho điểm.

– Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.

– Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải bảo đảm không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và phải được thống nhất trong Ban giám khảo.

Đáp án và thang điểm:

Đáp ánĐiểm
Phần I: Đọc hiểu. (3,0đ)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Đoạn 1 của văn bản sử dụng thao tác lập luận chủ yếu nào?
Đoạn 1 của văn bản sử dụng thao tác lập luận chủ yếu: Giải thích.0,5
Câu 2. Văn bản đề cập đến vấn đề gì?
Văn bản đề cập đến lòng khoan dung giúp cho phát triển nền kinh tế của một đất nước và là nền tảng để phát triển xã hội.1,0
Câu 3. Theo tác giả, vì sao những nước nhỏ như Na Uy, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Phần Lan nhưng lại dẫn đầu thế giới trong các chỉ tiêu kinh tế cũng như phát triển xã hội?
– Theo tác giả, vì sao những nước nhỏ như Na Uy, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Phần Lan nhưng lại dẫn đầu thế giới trong các chỉ tiêu kinh tế cũng như phát triển xã hội vì những nước nàycó truyền thống văn hóa khoan dung rất cao. Tại đó, xã hội nhìn người phạm tội như là một khiếm khuyết và trách nhiệm chung của mình: do xã hội không chu toàn trong việc giáo dục con người cho nên mới nảy sinh tội phạm. Vì vậy, giải pháp không phải là những bản án tử hình hay tù tội như một hình phạt, mà là biện pháp giáo huấn để người tội phạm có cơ hội hội nhập trở lại vào cộng đồng với tư cách một công dân tốt.

1,0

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Những xã hội phát triển tốt thường được xây dựng trên nền tảng của sự khoan dung” không? Vì sao?
Học sinh có thể đồng tình hoặc không đồng tình với quan điểm: “Những xã hội phát triển tốt thường được xây dựng trên nền tảng của sự khoan dung”nhưng phải giải thích được lí do hợp lí và thuyết phục.0,5
Lưu ý: Thí sinh phải chọn ý: có/không, sau đó giải thích, diễn đạt rõ ràng, hợp lí thì mới được điểm tối đa.
Phần II: Làm văn.

Câu 1: (2,0đ)

Từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu, Anh/Chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày những suy nghĩ của mình về ý nghĩa của tính tự lập.
a) Yêu cầu về kĩ năng:

– Thí sinh biết cách xây dựng một đoạn văn nghị luận xã hội: đúng về dung lượng, đúng về hình thức, có sự liên kết giữa các câu trong đoạn.

– Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp và sự thẩm mĩ của đoạn văn. (Không gạch xóa nhiều trong bài làm).

0,25
b. Yêu cầu về kiến thức:

Thí sinh có thể tự do trình bày suy nghĩ của mình nhưng cũng phải có những suy nghĩ tích cực, không vi phạm đạo đức, pháp luật, lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; cần làm rõ được các ý chính sau:

– Khoan dung là một trong những phẩm chất có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống của con người.

– Nhờ có lòng khoan dung, con người hiểu nhau hơn, xích mích cũng được giải tỏa.

– Lòng khoan dung sẽ cảm hoá được những người mắc lỗi lầm, là động lực thúc đẩy, khuyến khích họ nhận ra sai lầm và sửa chữa.

– Người có lòng khoan dung nhất định biết cách đối nhân xử thế, biết kính trên nhường dưới, biết dạy con lẽ phải.

– Việc khoan dung đem lại hiệu quả vượt trội hẳn so với việc áp dụng bất kì hình phạt nào. Thậm chí, khoan dung với người cũng chính là khoan dung với mình, giải thoát mình khỏi những sự giận dữ, căm tức, hận thù, tranh chấp… Nhờ đó mà cân bằng được cuộc sống của mình.

– Người khoan dung là người dễ dàng dẹp đi những chướng ngại vật trong tâm hồn và trước mắt mình, để tìm đến một cuộc sống nội tâm êm đềm, thanh thản.

– Người khoan dung được mọi người yêu mến, kính trọng.

– Khoan dung góp phần giúp cho phát triển nền kinh tế của một đất nước và là nền tảng để phát triển xã hội.

– Nếu không có lòng khoan dung con người luôn thù hận, đất nước và xã hội không phát triển…

1,75

Lưu ý: – Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được tất cả các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.

– Nếu thí sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận.

– Yêu cầu không được xuống dòng.

Câu 2: (5,0đ)

Cảm nhận của Anh/Chị về đoạn thơ được xem là bức tranh “Tứ bình” trong của Tố Hữu (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017). Từ đó liên hệ khổ thơ cuối của bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu (Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) để nhận xét về cái tôi trữ tình của nhà thơ.
a) Yêu cầu về kĩ năng:

Biết cách kết hợp kĩ năng, kiến thức để tạo lập văn bản nghị luận văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b) Yêu cầu về kiến thức:

Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Tố Hữu, bài thơ “Việt Bắc” và bài thơ “Từ ấy”, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:

1) Nêu được vấn đề cần nghị luận.0,25
2) Về đoạn thơ “Tứ bình” trong bài “Việt Bắc”:

– Nội dung: Bài thơ thể hiện tình cảm nhớ nhung, thuỷ chung, son sắt của người cách mạng với người dân Việt Bắc trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Đoạn thơ là lời của người cách mạng ra đi bộc lộ tình cảm gắn bó, thuỷ chung, sâu nặng, tình nghĩa đối với thiên nhiên và con người Việt Bắc:

+ Hai câu thơ đầu: Cảm xúc chung về nỗi nhớ của người cách mạng đối với thiên nhiên và con người Việt Bắc hoà quyện vào nhau.

+ Tám câu thơ còn lại: Cảm xúc cụ thể qua việc tác giả miêu tả bức tranh với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.

Ÿ Mùa đông: Thiên nhiên đẹp tràn đầy sức sống; Con người cần cù, yêu lao động, làm chủ thiên nhiên.

Ÿ Mùa xuân: Thiên nhiên đẹp tinh khôi; Con người siêng năng, chăm chỉ, khéo léo, tỉ mỉ, tài hoa.

Ÿ Mùa hè: Thiên nhiên đẹp sống động: Con người đảm đang, làm chủ thiên nhiên, đất nước.

Ÿ Mùa thu: Thiên nhiên đẹp thơ mộng, thanh bình: Con người lạc quan, ân tình thuỷ chung.

– Nghệ thuật: Sử dụng thể thơ lục bát, kết cấu đối đáp quen thuộc trong ca dao, ngôn ngữ đậm sắc thai dân gian, giọng thơ tâm tình ngọt ngào, bút pháp miêu tả đặc sắc…

3,0

3) Về đoạn thơ trong bài “Từ ấy”:

– Nội dung: Bài thơ là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cộng sản. Đoạn thơ cuối là sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của Tố Hữu.

+ Nhà thơ tự nguyện làm một thành viên trong đại gia đình của quần chúng lao khổ: vạn nhà, vạn kiếp phôi pha, vạn em nhỏ cù bất cù bơ…

+ Nhà thơ tự nguyện gắn bó, yêu thương, cảm thông, chia sẻ, có trách nhiệm đối với họ, đoàn kết họ cùng đấu tranh.

– Nghệ thuật: Sử dụng nhiều biện pháp tu từ đặc sắc, ngôn ngữ giàu nhạc điệu… góp phần bộc lộ tâm trạng của nhà thơ.

1,0
4) Nhận xét về cái tôi trữ tình ở hai đoạn thơ:

– Giống nhau:

+ Cả hai đoạn thơ đều bộc lộ cái tôi trữ tình của nhà thơ.

+ Cả hai đoạn thơ đều bộc lộ tình cảm gắn bó, sâu nặng, thiết tha của nhà thơ với đất nước, nhân dân.

– Khác nhau:

+ Cái tôi trong đoạn thơ bài “Từ ấy”: Cái tôi hạnh phúc, say mê mãnh liệt khi bắt gặp lí tưởng cách mạng; cái tôi khát khao cống hiến cho lí tưởng cộng sản; cái tôi chan hoà, gắn bó, có trách nhiệm với giai cấp cần lao; cái tôi trữ tình và cái tôi cá nhân đồng nhất ngân vang, trẻ trung, sôi nổi, chân thành…

+ Cái tôi trong đoạn thơ bài “Việt Bắc”: Cái tôi trở thành cái ta quần chúng cách mạng; cái tôi nhân danh kháng chiến, cách mạng, dân tộc; cái tôi thể hiện sự gắn bó giữa nhân dân với cách mạng, mang tầm vóc lớn lao, cao đẹp; cái tôi hài hoà gắn bó với thiên nhiên và con người…Tất cả đều thể hiện lòng biết ơn, thuỷ chung son sắt, nhớ nhung của người cách mạng đối với Việt Bắc.

– Sự khác nhau trong hai đoạn thơ là có sự chuyển biến trong tư tưởng, nhận thức, tình cảm của nhà thơ trí thức tiểu tư sản từ buổi đầu giác ngộ lí tưởng cộng sản chuyển sang tư tưởng cách mạng vì đất nước, nhân dân.

0,75
Lưu ý: – Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định chi tiết cho từng ý nhỏ.

– Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.

– Khuyến khích những bài viết sáng tạo. Nếu thí sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận.

—HẾT—

Bài viết gợi ý: