SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TPHCM KÌ LUYỆN TẬP THI THPT QUỐC GIA.

CỤM CHUYÊN MÔN IV Khoá ngày: 8/06/2018.

ĐỀ THI THAM KHẢO

* * * MÔN: NGỮ VĂN.

Thời gian làm bài:120 phút, không kể thời gian phát đề

ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Regina Brett là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của tờ “ New York Times”. Những bài học về cuộc sống sau đây được bà viết ra sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư ở tuổi 45. Hơn một thập kỉ qua, những bài học này đã lan nhanh trên mạng vì nó được cho là phù hợp với mọi lứa tuổi.

Cuộc sống không công bằng nhưng nó vẫn tốt.

Khi nghi ngờ hãy thực hiện từng bước nhỏ kế tiếp.

……

Đừng so sánh cuộc đời bạn với những người khác.Bạn không hiểu hết về những gì

mà cuộc hành trình họ trải qua.

…….

Hãy tin vào những điều kì diệu.

Điều gì không hạ guc bạn, nó sẽ làm cho bạn mạnh mẽ hơn lên.

……..

Hãy đi ra ngoài mỗi ngày. Các phép lạ đang chờ đón bạn khắp nơi.

Sự đố kị chỉ làm mất thời gian. Bạn thật sự đã có những gì bạn cần.

Nếu bạn không hỏi, bạn sẽ không nhận được gì cả.

( Theo Giáo dục và Thời đại, số 292 tháng 12- 2014)

Câu 1. Những bài học trên đây được tác giả Regina Brett viết khi nào ? (0,5 điểm)

Câu 2. Theo anh/ chị, từ phép lạ trong câu : Hãy đi ra ngoài mỗi ngày. Các phép lạ đang chờ đón bạn khắp nơi nghĩa là gì ? (0,5 điểm)

Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về câu nói: Điều gì không hạ guc bạn, nó sẽ làm cho bạn mạnh mẽ hơn lên ? (1,0 điểm)

Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến: Đừng so sánh cuộc đời bạn với những người khác. Bạn không hiểu hết về những gì mà cuộc hành trình họ trải qua ? (Trả lời ngắn gọn trong 5-7 dòng).

(1,0 điểm)

LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề được đề cập trong văn bản Đọc hiểu:” Nếu bạn không hỏi, bạn sẽ không nhận được gì cả”.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật Mị trong hoàn cảnh A Phủ bị trói (Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Từ đó liên hệ với kết thúc tác phẩm Chí Phèo – Nam Cao Ngữ văn 11, Tập1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016 ( Từ sau khi bị Thị Nở từ chối đến hết tác phẩm) để nhận xét về nét khác biệt trong tư tưởng nhân đạo của hai tác phẩm.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TPHCM KÌ LUYỆN TẬP THI THPT QUỐC GIA.

CỤM CHUYÊN MÔN IV Khoá ngày: 8 /06/2018.

ĐỀ THI THAM KHẢO

* * * MÔN: NGỮ VĂN.

Thời gian làm bài:120 phút, không kể thời gian phát đề

HƯỚNG DẪN CHẤM THI

(Bản hướng dẫn chấm thi gồm 04 trang)

I. Hướng dẫn chung:

– Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách đếm ý cho điểm.

– Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.

– Việc chi tiết hoá điểm số của các ý (nếu có) phải bảo đảm không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và phải được thống nhất trong Ban giám khảo.

II. Đáp án và thang điểm

PhầnCâuNội dungĐiểm
I ĐỌC HIỂU3.0
1– Những bài học về cuộc sống được bà viết ra sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư ở tuổi 45.0.5
2– Từ phép lạ trong câu : Hãy đi ra ngoài mỗi ngày. Các phép lạ đang chờ đón bạn khắp nơi nghĩa là: niềm vui, những điều mới mẻ, những trải nghiệm, những người bạn mới…0.5
3– Điều gì không hạ guc bạn, nó sẽ làm cho bạn mạnh mẽ hơn lên : trước những khó khăn trở ngại, thách thức trong cuộc sống mà con người không khuất phục, buông xuôi, tuyệt vọng….kiên cường vượt qua nó thì con người sẽ mạnh mẽ hơn vững vàng hơn, …. trong cuộc sống……1.0
4– Hs có thể đồng tình hoặc không

– Lí giải (nếu đồng tình): Chúng ta không thể so sánh với người khác vì

+ Mỗi người có hoàn cảnh, nhận thức, sở thích, năng lực, tính cách riêng…. không giống nhau.

+ Chúng ta không thể hiểu hết hành trình những khó khăn, hạnh phúc …mà họ đã trải qua vì thế mọi phán xét đều không khách quan, toàn diện

1.0
II LÀM VĂN7.0
1Đề :Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề được đề cập trong văn bản Đọc hiểu:” Nếu bạn không hỏi, bạn sẽ không nhận được gì cả”. 2.0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn:

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích, song hành.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận : đề cao sự chủ động, tích cực của mỗi người trong hoạt đông khám phá, giải quyết những vấn đề của cuộc sống…

0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận:

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ ý nghĩa của sự chủ động, tích cực đối với cá nhân và xã hội. Có thể theo hướng sau:

§ Giải thích: Hỏi là nhu cầu muốn tìm hiểu, khám phá, trao đổi… với mọi người, cuộc sống xung quanh… nhờ đó con người mở rộng hiểu biết, các mối quan hệ trong giao tiếp,…Câu nói đề cao sự chủ động, tích cực của mỗi người trong hoạt đông khám phá, giải quyết những vấn đề của cuộc sống…

§ Phân tích chứng minh:

– Cuộc sống hiện đại đòi hỏi con người phải chủ động tích cực, chủ động trong công việc, học tập, cuộc sống….để giải quyết những nhu cầu của bản thân và yêu cầu của cuộc sống….

– Chủ động tích cực để nắm bắt cơ hội, để không bị tụt hậu, để hội nhập…

§ Bình luận:

– Là lời khuyên về có ý nghĩa về lối sống tích cực, phù hợp với thời đại

– Phê phán lối sống thụ động , dựa dẫm, ỷ lại….

1.0
d. Chính tả, dung từ, đặt câu:

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt

0.25
e. Sáng tạo

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận

0.25
2Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật Mị trong hoàn cảnh A phủ bị trói (Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Từ đó liên hệ với kết thúc tác phẩm Chí Phèo – Nam Cao (Ngữ văn 11, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016 ; Từ sau khi bị thị Nở từ chối đến hết tác phẩm) để nhận xét về nét khác biệt trong tư tưởng nhân đạo của hai tác phẩm.5.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận :Hình tương nhân vật Mị trong hoàn cảnh A Phủ bị trói, liện hệ với kết thúc tác phẩm Chí Phèo để nhận xét về nét khác biệt trong tư tưởng nhân đạo của hai tác phẩm.0.5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm;

Vận dụng tốt các thao tác lập luận

§ Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, đoạn trích0.5
§ Phân tích nhân vật Mị:

Học sinh có thể phân tích theo nhiều cách nhưng cần đạt các yêu cầu sau:

Nội dung:

· Cách giới thiệu nhân vật: gây sự chú ý, hé mở số phận của nhân vật.

· Hoàn cảnh: gia đình nghèo, có món nợ truyền kiếp.

· Phẩm chất: có nhiều phẩm chất tốt đẹp

· Số phận : bất hạnh.

· Tính cách: Mị có sức sống tiềm tàng, sức phản kháng mãnh liệt, đặc biệt là trong hoàn cảnh A Phủ bị trói

v Lúc đầu: thản nhiên , lạnh lùng.

v Khi thấy dòng nước mắt của A Phủ:

– Mị đồng cảm với A Phủ, nhận thức được tội ác của cha con thống lí, thấy cái chết của A Phủ là vô lí…

– Mị nghĩ về cuộc đời mình, tưởng tương A Phủ có thể trốn được, mình sẽ chết thay, lòng thương người, sự căm ghét bất công khiến Mị không thấy sợ.

– Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ, hoảng hốt khi A Phủ sắp được giải thoát

– Mị đứng lặng trong bóng tối khi A Phủ đã lao chạy xuống dốc núi

– Mị chạy theo A Phủ vì ở đây thì chết mất….

ð Hành động phản kháng mạnh mẽ chống lại các thế lực áp bức để tự giải thoát

Nghệ thuật:

– Lối kể chuyên sinh động hấp dẫn, ngôn ngữ chọn lọc, miêu tả tâm lí tinh tế, dựng cảnh, miêu tả phong tục mang đặc trưng riêng….

2.0
§ Liên hệ với kết thúc tác phẩm chí Phèo:

– Chí Phèo là người nông dân hiền lành, lương thiện , bị xã hội Thực dân, phong kiến tha hóa….

– Tình yêu thương của Thị Nở đã đánh thức bản chất lương thiện trong anh. Chí Phèo mong trở về cuộc sống lương thiện

– Bị xã hội từ chối, Chí đau khổ, tìm gặp Bá Kiến để đòi quyền làm người lương thiện nhưng không thể

– Chí đậm chết Bá Kiến rồi tự kết liễu cuộc đời của mình.

– Hay tin Chí Phèo chết, thi Nở nhìn nhanh xuống bụng, rồi nhìn ra xa :” đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không,xa nhà cửa và vắng người qua lại…”

§ Nét khác biệt trong việcthể hiện giá trị nhân đạo:

– Cả hai tác phẩm đều thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc : xót thương đồng cảm với số phận của người nông dân, tố cáo tội ác của chế độ Thực dân phong kiến.

– Do hoàn cảnh sáng tác, phong cách sáng tác… khác nhau nên nhà văn Nam Cao chưa nhìn thấy hướng giải thoát cho người nông dân. Nhà văn Tô Hoài tin tưởng vảo khả năng tự giải phóng và khả năng làm cách mạng sẽ giúp người nông dân thay đổi số phận

1.0
d. Sáng tạo :

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ trong cách kể chuyện và nghị luận.

0.25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu :

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0.5

Bài viết gợi ý: